Các bậc cổ đức từng dạy: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài” (Hoằng pháp là việc mình, lợi sinh là hoài bão).

(Tưởng niệm HT.Thích Đỗng Minh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu PHVN, viên tịch ngày 11-5, năm Bính Tuất, 2005, nhân dịp lễ giỗ lần thứ nhất 2008)

Ấn Hoại Văn Thành (Khuôn in hoại rồi, nét đẹp hiển lộ)

Đó là nghĩa vụ của người xuất gia. Nhưng muốn hoàn thành nghĩa vụ trọng yếu này thì phải quan tâm đến sứ mệnh đào tạo Tăng tài. Ý thức rõ mục đích ấy, cho nên Ôn Già Lam (HT.Thích Trí Thủ) đã đứng ra gánh vác trách nhiệm Giám viện Phật học viện Nha Trang để lo việc bồi dưỡng Tăng tài; để chu toàn trách nhiệm ấy tất nhiên phải có người trợ giúp. Trong số những người trợ giúp đắc lực cho Ôn, có lẽ thầy Trừng San (HT.Thích Hải Tuệ) và thầy Đỗng Minh là tiêu biểu hơn hết. Thầy Trừng San lo việc đối nội; chăm sóc vấn đề ẩm thực và sinh hoạt cho đại chúng, còn thầy Đỗng Minh lo về kinh tế và giữ gìn giềng mối, kỷ cương của chúng Tăng. Nhờ vậy mà Phật học viện Nha Trang một thời (1957-1975) đã trở thành trung tâm đào tạo Tăng tài có tầm cỡ nhất cả nước.

thubut2.gif

Thủ bút HT Thích Đổng Minh

Thành quả rõ ràng nhất của chư Tăng xuất thân từ Phật học viện Nha Trang là tham gia công cuộc bảo vệ Đạo pháp, giải trừ Pháp nạn năm 1963. Và ngày nay lực lượng này vẫn còn tiếp tục cống hiến hữu hiệu cho việc quang hưng Đạo pháp từ trong nước cho đến hải ngoại.
Nhân dịp giỗ lần thứ nhất của HT.Thích Đỗng Minh, tôi muốn ghi lại đôi nét tiêu biểu về cuộc đời của Thầy để tự nhắc nhở mình, đồng thời cũng nhằm nêu một tấm gương sáng cho Tăng Ni hậu bối chiêm nghiệm.

Nhiệt thành phục vụ Tăng chúng
Với bản tính cần mẫn, thận trọng nên Thầy được Ôn Già Lam tin cậy giao trách nhiệm quản lý hãng Vị trai để làm cơ sở kinh tế tự túc cho chư Tăng Phật học viện yên tâm tu học. Trách nhiệm ấy do Thầy tự nguyện đảm nhận hay được Phật Tổ bổ xứ thì không rõ, nhưng có lần tôi về thăm, Thầy đã tâm sự: “Tôi làm kinh tế giúp Tăng chúng tu học, tôi không dám hy vọng tất cả đều tu hành thành tựu. Nhưng trong số 100 người miễn sao được chừng 2, 3 người tu học đến nơi đến chốn, là tôi cũng đã có phước và mãn nguyện lắm rồi”. Thiết nghĩ, ngày nay chúng ta có thể vui mừng báo tin với Thầy rằng, công lao của Thầy đã có kết quả, và kết quả ấy vượt quá mong ước của Thầy.

Sống một nếp sống điều độ
Nếp sinh hoạt của Tăng chúng nơi thiền môn thường thường có thời khóa tu học tương đối chặt chẽ. Thế nhưng, được mấy ai tuân thủ nghiêm túc suốt cả cuộc đời, nhất là những lúc sống độc cư. Vậy mà Thầy thì khác, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng và lúc có Phật sự phải đi xa, hình như lúc nào Thầy cũng sinh hoạt theo một thời khóa được quy định chặt chẽ. Điều đó thể hiện sức mạnh nội tâm và đức tính tự chủ hiếm có của Thầy. Ta biết rằng quỹ thời gian của đời người thì ai cũng như ai. Thế mà có người thì làm được biết bao công việc lợi ích, còn có người thì sống một đời nhàn rỗi, thảnh thơi. Hình như hễ ai làm chủ được chính mình thì có thể làm chủ được thời gian. Mà thời gian thì quý báu biết bao, như người xưa đã bảo:
Nhất thốn quang âm, nhất thốn kim,
Thốn kim nan mãi thốn quang âm.
Thốn kim thất khước, hữu tầm xứ,
Thất khước quang âm vô xứ tầm.”

(Một tấc thời gian, một tấc vàng,
Tấc vàng khó đổi tấc thời gian.
Tấc vàng lỡ mất còn tìm được,
Để mất thời gian, hết chỗ tìm
).
Như vậy, sống nếp sống điều độ chính là biết quý trọng thời gian. Mà ai biết quý trọng thời gian, thì có thể biến thời gian thành công đức.

Khắc kỷ, giản dị, bao dung  
Vì nhận trách nhiệm chăm sóc kỷ cương giới luật cho Tăng chúng của Phật học viện, nên trước hết Thầy phải giữ gìn giới luật nghiêm túc để cho lời nói của mình có tác dụng, và đại chúng nể nang kính phục. Bậc cổ đức từng dạy: “Kỳ thân chính bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính tuy lệnh bất tùng” (Bản thân mình chân chính thì không cần ra lệnh, người khác cũng tuân hành, bản thân mình không chân chính thì dù ra lệnh, người khác cũng chẳng phục tùng). Không biết do bản tính tự nhiên hay do bệnh nghề nghiệp (làm Giám đốc hãng Vị trai), mà hình như lúc nào thấy Thầy cũng toát ra cái vẻ nghiêm nghị, khô khan, khó mà thân cận. Nhưng đó là hình thức bên ngoài, còn khi có cơ hội tiếp xúc trò chuyện với Thầy thì chúng ta sẽ thấy một hình ảnh trái ngược; một con người sôi nổi, nồng nàn, đầy lòng nhân ái. Phải chăng đó là hình ảnh “Ngoại hiện Thanh văn tướng, nội tàng Bồ tát tâm” (Ngoài hiện tướng Thanh văn, trong chứa tâm Bồ tát)? Tâm Bồ tát ấy sẽ hiển lộ khi gặp những sự kiện đột biến bất thường. Chẳng hạn, các anh em làm việc bên hãng Vị trai, do hoàn cảnh thường tiếp xúc với trần duyên, mà có người đã phải trở lại cuộc sống đời thường. Trong trường hợp ấy, không những Thầy không trách cứ, mà còn tìm cách giúp đỡ âm thầm, tế nhị, để anh em bớt cảnh hụt hẫng, và không rơi vào tâm trạng mặc cảm. Tôi nghĩ đó là đức nhân từ vô cùng tế nhị của Thầy: Đối xử với mình thì mực thước, nghiêm khắc, mà cư xử với người thì độ lượng bao dung. Thiết nghĩ vấn đề này chắc chắn có nhiều anh em dễ dàng lấy mình ra để chứng minh. Chính vì cách cư xử có nhân tình như vậy mà nhiều anh em dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng cố gắng phụng sự Tam bảo, để mong đáp lại ít nhiều ân tình sâu nặng mà mình đã lãnh thọ. Đó là một bài học sinh động về cách ứng xử của một bậc chân tăng mà ai đã chứng kiến cũng phải cảm động và khâm phục.

Giới hạnh tinh nghiêm, thanh tịnh
Ai cũng biết Giới luật là nền tảng của Phật pháp, là nhân tố đưa đến giải thoát, nhưng nghiêm trì giới luật tinh chuyên, suốt đời không tỳ vết, thì quả thật không phải là dễ. Vậy mà cuộc đời của Thầy hình như trôi đi suôn sẻ, tĩnh lặng như mặt nước hồ thu. Phát xuất từ trách nhiệm giảng dạy cho chúng Tăng mà Thầy phải thôi xao từ liệu, ra sức truyền đạt, và chuyên tâm phiên dịch. Rồi những nội dung Luật học như khai già trì phạm, danh chủng tánh tướng, ngũ thiên thất tụ, bát kính thập lợi, tam thiên oai nghi, bát vạn tế hạnh v.v… dần dần được huân tập, biến thành huyết quản của Thầy lúc nào không biết. Có lẽ chính những tinh hoa của giới luật là dưỡng chất đã nuôi lớn pháp thân tuệ mạng của Thầy. Cho nên càng phiên dịch Luật tạng, Thầy càng hưởng được nhiều pháp lạc; càng hưởng được nhiều pháp lạc, Thầy càng làm việc cần mẫn, đến nỗi thân bệnh phát sinh lúc nào Thầy cũng không hay. Cặm cụi phiên dịch từ Tỳ kheo Giới Bản Sớ Nghĩa, Trùng Trị Tỳ-ni, cho đến Ngũ Phần Luật, Tứ Phần Luật, Căn Bản Luật v.v…, trước sau hàng chục bộ, gồm mấy trăm quyển để lại cho đời. Vì vậy mà thành phố Nha Trang đã có lúc trở thành trung tâm truyền bá Luật học cho cả nước, ai có nghi ngờ điểm nào trong Giới luật đều có thể về đây tham vấn. Qua những công trình phiên dịch của mình, chắc chắn Thầy sẽ có một vị trí nhất định trong lịch sử phiên dịch Luật tạng Việt Nam.
Chính nhờ thâm nhập Giới luật, nắm vững cốt lõi của Chánh pháp, ứng dụng trung đạo, vượt qua những cực đoan, dung hòa các bất đồng, hóa giải những trục trặc do tình thế gây nên, mà Thầy đã chinh phục được tình cảm của nhiều pháp hữu trong nước cũng như hải ngoại, khiến họ nhiệt thành chung sức phụng sự Chánh pháp. Thiết nghĩ, cái “nội lực vô công dụng đạo” ấy ai có suy tư sẽ trực giác được, chứ khó mà diễn tả thành lời. Có thể nói đây là điều tôi rất tâm đắc và có ấn tượng sâu sắc nhất về cuộc đời dung dị của Thầy.
Viết đến đây, lời tuy đã cạn mà tình vẫn miên man, chắc chắn Pháp thân Thầy vẫn luôn hiện hữu, và đang dõi theo từng bước chúng ta đi. 

Tỳ kheo Thích Phước Sơn cẩn niệm

Thiền viện Vạn Hạnh, mùa Phật đản PL.2552 - DL.2008


Về Menu

Ấn Hoại Văn Thành (Khuôn in hoại rồi, nét đẹp hiển lộ)

tam phap the gian thangka hoa pham dac dung cua phat giao kim cang Hà Nội Lễ tưởng niệm 18 năm Đệ Tôi đi chùa Ý nghĩalạy Hồng danh sám hối chua linh phuoc linh cảm ứng quán thế âm nói xấu người khác những hậu quả và Tổ Pháp Hóa Tổ khai sơn tổ Món chay thanh tịnh Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra nhiều yeu va chet chùa dâu cảnh đẹp hạ long gieo nhan nao gat qua do nhá lắng nghe con mình tôi ông gút gÓ cơn tam biet ap luc hoa thuong thich hoang duc 1888 luật phật giáo anh huong cua duc dalai lama doi voi nhung nhan Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn Thà tho mac giang tu bai so 1311 den so 1320 hạnh Mùa hoa loa kèn chùa xuân lũng với những tuyệt tác Ăn võ sỹ muay thái màu Môn phái Chúc Thánh giỗ Tổ Minh Hải Cao khổ qua đậu bắp trị tiểu biet va khong biet 2 huệ năng và sơ tổ trúc lâm tứ thập nhị chương nhất à Šphat a di da phat Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp sống lâu bố thí ngoi cúc hãy quán chiếu để học cách buông xả Hạt quinoa Thực phẩm người ăn chay nên hàn quốc cuoc doi dau co phu van 15 tien trinh chet khong Bún gạo xào chay nghìn năm một thuở Hạt điều giúp chống suy nhược tinh Niệm chua xuan lan học cách tích đức từ cuộc sống