Đạo Phật có đóng góp gì cho lý thuyết và thực hành sự bình đẳng, một trong những ước vọng lớn nhất của con người
An tâm với bình đẳng

? “Chánh kiến” của đạo Phật về vấn đề này là thế nào? Có sự bình đẳng nào để cho con người yên tâm mà sống và tự hoàn thiện mình?
Bình đẳng là mơ ước của loài người. Trải qua lịch sử của mình, con người đã tạo ra hiến pháp, pháp luật, những loại xã hội có tổ chức, những quy định về kinh tế, chính trị, xã hội… để đem lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người, Nhưng sự bình đẳng do con người tổ chức ấy vẫn là tương đối, vì khi mới sinh ra đã có những khác biệt không thể lấp đầy: có người thông minh hơn, may mắn hơn, giàu có hơn, sống thọ hơn, ít bệnh tật hơn… Có vẻ sự bất bình đẳng đã gắn liền với số phận con người. Và điều này tạo ra sự không yên tâm, oán thântrách phận suốt cả một đời người.

Thế thì đạo Phật có đóng góp gì cho lý thuyết và thực hành sự bình đẳng, một trong những ước vọng lớn nhất của con người? “Chánh kiến” của đạo Phật về vấn đề này là thế nào? Có sự bình đẳng nào để cho con người yên tâm mà sống và tự hoàn thiệnmình?

Bình đẳng về phương diện vật chất

Ngày nay, khoa học đã cho chúng ta biết là bộ óc, cấu trúc của nó, sự phát triển những trung tâm và sự nối kết giữa chúng đã hoàn thành từ lúc 2 tuổi. Sau đó, sự học chỉ là đưa thông tin và dữ liệu vào và phát triển cái căn bản đã có. Nghĩa là từ lúc 2 tuổi, bộ óc đã được cấu trúc để xác định sẽ trở thành nhạc sĩ, nhà khoa học, nhà toán học, nhà văn… điều chúng ta gọi là năng khiếu. Năng khiếu ấy không bình đẳng giữa người này và người khác; bộ môn này người này giỏi hơn, ngành kia người kia giỏi hơn.

Sở dĩ như thế vì có sự khác biệt ở đời trước. Đời trước người học nhiều về toán, đời này người ấy giỏi về toán. Người kia đã làm nhiều về điêu khắc trong đời trước, đời này tự nhiên có năng khiếu điêu khắc. Hiện nay, có tác giả chia trí thông minh làm bảy loại (Bảy loại hình thông minh - Thomas Armstrong), tất cả là do công phu học tập rèn luyện từ những đời trước. Không phải do gene của cha mẹ, không phải do hoàn cảnh, những cái này chỉ là những yếu tố phụ, mà yếu tố chính là công sức người ấy từ những kiếp trước. Thế thì sự bất bình đẳng thấy được ở đời này thật ra là sự bình đẳng của nhân quả: trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, trồng lúa được lúa, trồng sầu riêng được sầu riêng.

Khi hiểu được sự vận hành của luật nhân quả, sự công bằng của nó, người ta yên tâm, vì chẳng có quả nào mà không có nhân, và muốn được quả gì thì hãy gieo nhân đó. Cái gì xảy ra với mình đều là sự chọn lựa, dù tốt dù xấu, của mình trong quá khứ. Sự bình đẳng, công bình của luật nhân quả làm người ta yên tâm. Cuộc đời chúng ta hiện tại và mai sau là do chúng ta tạo nên theo định luật nhân quả. Định luật nhân quả là cơ sở cho sự vận hành của đời sống trước mắt như chúng ta đang thấy. Chúng ta hành động (hành động là karma, nghiệp) như thế nào thì chúng ta sẽ có kết quả của hành động (nghiệp quả) như thế ấy. Tốt hay xấu, thông minh hay kém trí, may mắn hay xui rủi, giàu hay nghèo, thọ hay yểu… đều là kết quả của những nhân đã tạo và tương lai như thế nào là do những nhân chúng ta đang tạo.

Với định luật nhân quả, chúng ta tự tạo ra đời mình. Không phải oán trách một ông Trời đã sanh ra tôi thế này, không oán trách gia đình, người khác làm cho tôi như thế này, không oán trách hoàn cảnh khiến cho tôi thành thế này. Không oán giận, không trả thù, không đố kỵ, không kiêu căng… là những thứ phiền não cứ làm khổ đời người. Người tin và sống theo định luật nhân quả thì yên tâm và tích cựclàm việc tốt cho mình và cho người. Nhờ luật nhân quả mà người ta tìm thấy ý nghĩa đời sống, để tiến bộ, để thăng hoa.

Định luật nhân quả là sự bình đẳng tuyệt đối và chính nó cũng là cái điều hòa, quản lý cuộc đời của mỗi cá nhân và đời sống xã hội. Định luật nhân quả là sự bình đẳng, công bình trong đời sống vật chất, hay thế giới của chân lý tương đối (thế đế hay tục đế).

Bình đẳng về phương diện tâm linh

Kinh Đại Bát-niết-bàn nói: “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh”. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối về mặt tâm linh.

Kinh Viên Giác nói: “Nhân địa bản khởi tu hành của tất cả chư Như Lai là y vào tánh Giác thanh tịnh tròn đầy soi khắp này mà vĩnh viễn đoạn dứt vô minh và thành Phật đạo. Bồ-tát y vào tánh Giác đó mà phát tâm thanh tịnh, chúng sanh đời sau y vào tánh Giác đó mà tu hành thì chẳng sa vào tà kiến”.

Tánh Giác và tánh Không ấy là bình đẳng, không có nhiều hơn ở chỗ này người này, ít hơn ở chỗ kia người kia. Như Bát-nhã Tâm kinh nói: “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm”.

Phật tánh, hay tánh Giác, hay tánh Không là bình đẳng tuyệt đối trong tất cả chúng sanh, trong mọi không gian, mọi thời gian. Tất cả chúng sanh chúng ta đều bình đẳng trong cái Phật tánh không tùy thuộc không gian và thời gian, nghĩa là cái Phật tánh tại đây và bây giờ.

Vậy tại sao có sự bất bình đẳng giữa thánh và phàm, người ngộ và người mê? Chúng ta không bình đẳng mặc dầu vẫn ở trong Phật tánh bình đẳng bởi vì chúng ta bị che đậy bởi phiền não chướng và sở tri chướng. Hai che chướng này chẳng phải các bậc giác ngộ làm ra, chẳng phải ma quỷ nào có thể làm ra: chúng có là do chúng ta tự che chướng lấy, do quá trình tích tập sự che chướng trong nhiều kiếp,

Chúng ta cùng một nền tảng Phật tánh với chư Phật và với mọi loài. Nhưng cũng chính trong cùng một nền tảng Phật tánh ấy chúng ta đã tạo ra nghiệp xấu để che lấp chính mình (nghiệp chướng, sự che chướng bởi nghiệp). Cho nên để thấy và sống Phật tánh chung ấy, chúng ta phải lột bỏ những che chướng do chính mình tạo ra. Thực hành Phật giáo không phải là tạo thêm, làm ra cái gì cao siêu, siêu việt, mà là bớt đi những che chướng tự tạo.

Bởi vì xưa nay chúng ta vẫn sống trong Phật tánh bình đẳng, như Huệ Trung Thượng sĩ nói: Lông mày ngang, lỗ mũi dọc Phật với chúng sanh cùng một mặt. (Phàm Thánh bất dị)

Chúng ta không phải sửa sang hay tạo thêm để có sự bình đẳng; sự bình đẳng xưa nay đã có sẵn. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối về mặt tâm linh, về mặt bản tánh. Thế nên đạo Phật không phải là một lời hứa hẹn ở tương lai xa xôi, một thưởng phạt của ông Trời sẽ xuất hiện. Đạo Phật là sự có mặt ở tại đây và bây giờ, nền tảng Phật tánh có mặt ở đây và bây giờ, mà sự cảm nhận, tiếp xúc, thấy biết, kinh nghiệmtrọn vẹn tùy thuộc vào mỗi chúng ta.

Sự bình đẳng về mặt nhân quả (thế đế) và bình đẳng về mặt bản tánh (chân đế) khiến người ta có niềm tin, có tự tin để sống. Sự tự tin ấy là điểm khởi đầu của một đời sống hạnh phúc; hạnh phúc tương đốicũng như hạnh phúc tuyệt đối.

Bài viết: "An tâm với bình đẳng"
Nguyễn Thế Đăng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

an tâm với bình đẳng an tam voi binh dang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phap tot tính Thiền cách sống để cuộc đời bạn tràn Phật giáo vua a xà thế và học thuyết tây phương 欲移動 Ẩm Ngoài ấy lạnh vuot bon dieu chang the tranh nỗi nhớ khắc khoải của người tha du walk with me wat su an xấu Niệm ï¾ï½½ Sám hối hòa thượng thích bửu lai 1901 walk Giảm cân hiệu quả bằng thực phẩm Mùa hoa hiếu thảo dia cac khai niem ve linh hon xin hay like va share co tam Dự báo sức khỏe tim mạch qua xét xuan thien xuan xa xu yêu y nghia úng sao y nghia cua cau nguyen Trò thương thầy nhiều lắm y nghia that cua su khong dinh mac va tam giai y nghia that su cua le vu lan bao hieu yến y Thói tấm ban va su cham dut luan hoi cung ram thang 7 the nao cho dung voi dao phat hoa giáo トO 修妬路 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả bên 13 cách nói để dạy con vâng lời bố Vì sao thai phụ nên hấp thu ç Š lời thật thì không hay Nhìn mua thu ha noi ngũ căn ôi Kinh bat nha Nhớ món sắn xào chay ta phong tục độc đáo ngày lễ vu lan ở tay phuong yeu quyet vãµ lời Thiền rửa chén chờ thần chết