Chánh nghiệp là hành động chân chánh có tính chất bảo vệ, xây dựng và chở che cho sự sống như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu Nó thuộc về hành động của thân thể
Bát Chánh Đạo 3 - Hành động thương yêu - Chánh nghiệp

Chánh nghiệp là hành động chân chánh có tính chất bảo vệ, xây dựng và chở che cho sự sống như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu. Nó thuộc về hành động của thân thể.  
 

Chánh kiến và chánh tư duy thuộc về ý nghiệp, chánh ngữ thuộc về khẩu nghiệp, cho nên ta biết chữ 'nghiệp' trong bát chánh đạo là nói tới hành động thuộc về thân thể. Cố nhiên, hành động thân thể cũng như lời nói, suy tư đều bị điều khiển bởi tâm ý. Ví dụ, khi nóng giận ta đá con chó một cái thật mạnh hoặc đánh con trai một bạc tai hay đánh vợ, đánh con, chửi bới, nguyền rủa đều thuộc về tà nghiệp, vì nó tạo ra đau khổ cho kẻ khác. Tuy nhiên, nếu vì dạy đứa con ngỗ nghịch mà bà mẹ phải dùng roi để đánh thì chưa hẳn là tà nghiệp. Ta phải xét cẩn trọng ở phần nội tâm của bà mẹ.

Có bà mẹ ấy cột cậu con trai vào cây mít trước nhà; bà vừa kể ra những lỗi lầm và vụng dại của đứa con một cách bình thản vừa đánh thật mạnh sau đít của nó. Ai đi ngang qua cũng cảm thấy ngao ngán bà mẹ ấy, nhưng họ đâu có biết được nỗi lòng bà mẹ. Bà tâm sự: "mỗi cái roi quất vào thân thể đứa con là một vết thương nhức nhối thấm tâm can tôi. Bà kết luận: mẹ nào mà không thương con. Nhưng thà đứt ruột nát gan còn hơn để con trở thành hư thân, mất nết. Tui thà đừng sinh nó ra trên đời này còn hơn."

Không sát sanh là một hành động cụ thể của chánh nghiệp, cho nên ăn chay không những bảo vệ sự sống của muôn loài mà còn nuôi dưỡng được lòng từ bi trong trái tim. Thời đại bây giờ, người Tây phương ăn chay nhiều lắm, vì thịt cá có quá nhiều chất độc hóa học. Họ ăn chay vì họ sợ bị bệnh tật, trong khi đó, ta ăn chay bởi vì lòng xót thương và tội nghiệp đối với các loài chúng sanh. Ta không muốn thấy con gà bị cắt tiết nên thà ăn rau, ăn trái còn hơn.

Hơn nữa bây giờ, thức ăn chay có đầy đủ chất bổ dưỡng như đậu hủ, ngũ cốc, rau cải... Ta thật sự không muốn giết hại mà tìm mọi cách để bảo vệ sự sống của muôn loài. Do đó, ta cẩn thận trong mọi hành động trong đời sống. Ta không nở dùng thuốc xịt dán mà chịu khó lau chùi sạch sẽ nhà cửa thì loài dán sẽ di cư đi nơi khác. Ta không nở giết con sâu, con kiến, con giun và con dế...

Chùa Từ Hiếu có thật nhiều giun, kiến và sâu bọ. Mỗi khi cất bước, ta có ý thức và thấy được đàn kiến đang bò dưới chân hoặc sống khắp nơi trong sân chùa, do đó ta tránh không dẫm đạp lên chúng. Thế thì, thiền hành đúng là bảo vệ sự sống. Thấy con giun đang nằm quằn quại bên đường, ta không nỡ làm ngơ đi ngang qua, mà dừng lại để đưa con giun ấy vào gốc cây hay bãi cỏ cho nó sống an lành, khỏi bị xe cán hoặc nắng thiêu đốt.

Vào mùa hè ở xứ Huế có nhiều muỗi lắm! Trong lúc ngồi thiền, tôi thường bị mấy chàng muỗi tấn công quá trời! Nhưng vì ý thức bảo vệ sự sống trong tôi đã thành thói quen, cho nên tôi không nỡ giết những con muỗi bé bỏng kia. Tôi đưa tay nhẹ nhàng đuổi chúng đi chứ không đánh cái bốp như trước kia. Cho nên, hành động chân chánh có tính chất bảo vệ và che chở cho sự sống đều do ý thức sáng tỏ đưa tới. Đó là chánh niệm, nghĩa là biết ta đang làm, nói, suy nghĩ về những gì.

Tà dâm là tà nghiệp, tức là ăn nằm với những người không phải vợ hay chồng của ta. Hành động tà dâm gây ra sự đổ vỡ và khổ đau cho ta và kẻ khác. Biết bao nhiêu cô gái còn trẻ, vì lỡ lầm không giữ được trinh tiết nên đánh mất đời sống hạnh phúc, không có cơ hội học hành tới nơi tới chốn. Có cô gái bị người yêu phụ bạc và sợ gia đình mang tiếng xấu với xóm làng nên phải che dấu để đi phá thai hoặc chửa hoang rồi bỏ rơi đứa con sơ sinh, tạo ra nhiều mặc cảm tội lỗi trong tâm hồn người mẹ trẻ. Biết bao nhiêu gia đình đổ vỡ, vợ chồng xa nhau, đàn con bơ vơ cũng do nạn tà dâm gây nên, bởi thế giữ gìn giới thứ ba là bảo vệ hạnh phúc gia đình và đời sống đôi lứa không bị đổ vỡ.

Trộm cắp là lấy làm tư hữu tài vật, của cải của người khác. Đó là một hành động bất chánh thường tạo ra khổ đau cho người. Có thể tâm niệm trộm cắp đã trở thành thói quen thúc đẩy bởi lòng tham lam và ích kỷ, cho nên ta phải nuôi sáng ý thức để nhận diện cho rõ ý định ăn trộm hay lấy vặt đồ vật của người khác. Vì trộm cắp không phải chỉ là chui vào nhà người khác để lấy tiền bạc, vàng ngọc và đồ quí mà còn là những hành động khác nữa như hút thuốc là ăn cắp không khí trong lành, lấy tờ giấy của người bạn mà chưa xin phép cũng là ăn cắp.

Đổ rác vào nhà khác hoặc nơi công cộng làm ô uế thiên nhiên là ăn cắp sự sạch sẽ. Trút đồ dơ bẩn vào suối hồ, sông lạch làm ung thối dòng nước, tiêu diệt tôm cua cá là ăn cắp sự sống của mọi loài và thiên nhiên. Cho nên trộm cắp có nhiều hình dạng khác nhau và vi tế. Ta phải thực tập sâu sắc mới có khả năng nhận ra được tính tham lam, ích kỷ ấy trong tâm.

Hành động của ta còn nhiều lắm như ta mỉm cười cho em tươi mát, nấu nướng cẩn thận cho anh ăn ngon có được sức khỏe, chuyển hóa khổ đau để cho chị bớt nhọc nhằn. Mẹ ngồi yên cho con an lạc; cha thở để con trai có cơ hội tâm sự để bớt đi niềm uất ức... Tất cả những hành động này đều là thiện nghiệp.

Tóm lại, ta hãy thực tập giới thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ năm trong đời sống hàng ngày thì hành động của ta sẽ đưa tới sự bảo hộ và che chở cho sự sống của mọi loài, giữ gìn được hạnh phúc cá nhân và gia đình.

Hành nghề lương thiện - Chánh mạng

Chánh mạng nghĩa là nghề nghiệp, kế sinh nhai hay công ăn việc làm lương thiện, lành mạnh và đạo đức. Theo lời Bụt dạy: "Nghề nghiệp nào tạo ra khổ đau, tàn hoại và sát hại mọi loài và thiên nhiên đều là tà mạng như giết heo, giết bò, săn bắn, bắt cá, chặt cây, phá rừng, trộm cướp..." Nghề nghiệp nào đi theo tâm niệm bóc lột, làm giàu trong khi đó đánh mất đạo đức và lương tâm đều là tà mạng.

Ta hãy lấy một ví dụ về nghề giáo. Đáng lý thầy giáo phải có bổn phận trao truyền kiến thức, giáo dục nét đẹp về nền văn hóa và đạo đức dân tộc. Trong khi đó đa số nhà giáo bây giờ cứ chạy theo khuynh hướng làm giàu nên tranh thủ thì giờ dạy thêm cho thật nhiều tiết với ý định lấy tiền lệ phí học sinh thật cao. Có nhiều học sinh nhà nghèo không đủ tiền đóng lệ phí phải đi làm thuê làm mướn mới được chấp nhận vào lớp học.

Cố nhiên, dạy học cũng là phương tiện sinh nhai và nuôi sống gia đình. Nhưng thầy giáo có thể miển phí cho một số học sinh quá nghèo thì thầy giáo ấy còn giữ được lương tâm và có thể trao truyền những kiến thức cho thế hệ trẻ. Làm thầy là để trao truyền kiến thức, nâng cao tri thức của đất nước và giáo dục nếp đạo đức cho thế hệ tương lai, chứ đâu phải là một nghề tầm thường.

Bác sĩ cũng như thế. Ngày xưa, người dân gọi bác sĩ là 'ông lang' hay 'lương y' nghĩa là thầy thuốc hay là nơi nượng tựa lương thiện. Ai đau ốm gì cũng đi mời thầy thuốc, bác sĩ như con đi tìm mẹ. Lương y đúng là hình ảnh của người mẹ hiền chỉ mong chữa lành bệnh tật của con cái. Trong khi đó thời bây giờ, một số bác sĩ không còn là những vị lương y ấy nữa và không đóng vai một bà mẹ dịu hiền chăm sóc cho đàn con, mà là những nhà kinh doanh. Có rất nhiều chuyện đau thương thường xảy ra ở các bệnh viện lớn. Có tiền thì bác sĩ mới chữa bệnh, không tiền thì bệnh nhân nằm đó cho đến chết mà thôi.

Bác sĩ thấy chết mà không cứu thì làm bác sĩ để làm gì? Ta thử hỏi những ông bác sĩ ấy có trái tim hay không, có lương tâm hay không? Tất cả những ông bác sĩ ấy và nhà giáo kia đang làm công việc không được lành lắm, bởi vì họ không có trái tim thương yêu và tâm hồn trách nhiệm. Họ chữa bệnh, dạy học cũng chỉ vì tiền và đồng tiền làm giảm mất lương tâm và lý tưởng giúp dân giúp nước.

Trong khóa tu bảy ngày ở chùa Giác Hải thuộc tỉnh Khánh Hòa có chị thiền sinh tâm sự: "Bạch thầy, con làm nghề bán thịt heo đã hơn mười năm rồi. Như thế con có phạm giới sát sanh hay không, nghề nghiệp của con có tội lỗi hay không?" Tôi hỏi chị: Bây giờ tình hình kinh tế gia đình của chị có khá không? Chị bảo: "Dạ thưa! Gia đình chúng con cũng tạm khá, có nhà có xe đầy đủ." Vậy chị nên tìm nghề khác lương thiện hơn để làm ăn. Buôn heo, giết heo, bán thịt heo là một nghề không lành mạnh. Chị hãy nhớ lại cứ mỗi lần giết heo là một lần làm cho những con heo ấy đau đớn, vùng vẫy, than khóc, kêu la đến rùng rợn phải không?

Nỗi đau khổ và oán hờn ấy đi vào tâm thức và gia đình của chị, lâu ngày nó sẽ trở thành năng lượng bất an và nặng nề. Bên cạnh ấy, mặc cảm tội lỗi sẽ đi theo chị mãi mãi, do đó đời sống và tâm tư của chị sẽ không được nhẹ nhàng, an lạc và thảnh thơi đâu! Vì miếng ăn, vì gia đình nên chị phải chọn nghề không lành nhưng khi đủ ăn rồi thì chị nên chuyển nghề.

Chuyển nghề là chuyển nghiệp. Hành động độc ác sẽ đưa tới kết quả đau khổ; hành động lương thiện sẽ đưa tới kết quả thanh lương. Gieo hạt bắp thì ta sẽ được trái bắp, gieo hạt lúa thì ta sẽ gặt được nhiều lúa. Không ai có thể trốn thoát được những hành động đã làm.

Siêng năng lành mạnh - Chánh tinh tấn

'Có công mài sắt có ngày nên kim' là câu ca dao ca tụng hạnh kiên nhẫn và siêng năng. Tất cả những thành đạt đều phát xuất từ sự siêng năng và chăm chỉ.

Bác sĩ phải siêng năng hành nghề để có thể thuần thục hơn trong sự chẩn đoán và trị bệnh. Sinh viên nên siêng năng nghiên cứu và học hành thêm những kiến thức mới mẻ để làm giàu cho các môn học. Người công nhân siêng năng thì công việc mới thành tựu... Siêng năng của người tu là sống tha thiết, sâu sắc đời sống hàng ngày để hiểu được chính mình. Ta nuôi dưỡng ánh sáng chánh niệm để thấy rõ những tâm hành tiêu cực đang biểu hiện mà chuyển hóa, nếu tâm hành tiêu cực chưa biểu hiện thì hãy cẩn trọng để đừng cho chúng biểu hiện. Nghĩa là ta không tưới tẩm và tiếp xúc với những hình ảnh và âm thanh xấu xa, bạo động, trần lụy. Ta không nên xem phim chưởng, phim tình cảm hoặc phim bạo động và kích thích thèm khát. Ta không nên nghe những bản nhạc kích động hoặc sầu đau...

Bên cạnh đó, ta nuôi dưỡng sự vui vẻ, dễ dãi, hy sinh, cần cù, bao dung, thông cảm. Ta đi chơi trong thiên nhiên để tiếp xúc với buổi bình minh rực rỡ, bông hoa vàng tươi thắm, đôi mắt của tuổi thơ. Ta suy nghĩ và chú ý tới những đức tính tốt đẹp trong ta và nơi những người chung quanh. Thấy sư anh dễ thương ta vui, thấy sư em giỏi giang ta mừng...

Hôm truớc tôi được nghe một bài pháp thoại thật xuất sắc về đề tài "vướng mắc" của một thầy giáo thọ vốn là sư em của tôi. Sư em làm cho tôi khâm phục đến bất ngờ. Tôi vừa cảm thấy sung sướng, hãnh diện cho sư em, cho tăng thân vừa cảm thấy hối hận vì lúc trước mỗi khi nghe sư em chia sẻ trong những buổi họp hay pháp đàm thì tôi không cảm thấy thích thú lắng nghe. Có lẽ do tôi chưa biết cách lắng nghe hoặc có thể tôi vừa nghe vừa phán xét, cho nên tôi chẳng học hỏi được gì.

Hôm nay sư em nói sao mà sâu sắc, mạch lạc và rõ ràng đến thế! Lòng dặn lòng tôi nguyện bỏ thái độ thành kiến đối với những người chung quanh. Ngày hôm sau, cách cư xử của tôi đối với sư em dè dặt, biểu lộ sự cung kính và biết ơn. Qua kinh nghiệm này, tôi thấy rõ tâm mình vẫn còn có chất liệu thành kiến, tự hào và cố chấp. Trong khi đó, sự sống thật mầu nhiệm, sư em ngày hôm nay đã tiến bộ rất xa trong lĩnh vực tu học, thuyết pháp và độ đời. Tôi thấy được hình bóng thân yêu của bổn sư trong sư em. Sư em đích thật là thầy của tôi. Tôi đã học được bài học đích đáng và những kiến thức mới lạ. Đó là một cách nuôi dưỡng tâm hành tốt đẹp.

Tôi về tu tập ở chùa Từ Hiếu vào mùa đông năm 2005-2006. Trời xứ Huế! Cái lạnh ngấm ngầm nhưng buốt lắm! Cho nên thiền đường luôn luôn được đóng kín cửa. Một hôm, có một số huynh đệ vào thiền trễ nên cánh cửa cứ mở rồi đóng thật nhiều lần tạo ra lắm tiếng động. Tâm tôi khởi lên ý nghĩ: ở đây ồn quá! Thôi ta nên bỏ về phòng ngồi thiền cho yên, nhưng tôi đã không làm theo ý nghĩ ấy. Tôi trở về hơi thở ý thức để nhận diện sự chuyển biến trong nội tâm. Tôi thấy rõ nỗi phiền muộn này do sự đòi hỏi mà phát sinh ra. Chỉ vài phút sau, một ý khác liền xuất hiện. Sao ta ích kỹ thế!

Ta tu tập đâu phải cho riêng cá nhân mà còn tu cho Thầy, Sư Thúc, các sư anh, sư chị và nhiều sư em nữa. Mới có mấy tiếng động đã muốn bỏ về phòng thì làm sao tạo ra năng lượng hùng hậu cho tăng thân. Tôi tiếp tục ngồi yên nuôi dưỡng cái thấy về sự hoạt động của dòng tâm thức. Nhờ vậy, tôi đã hưởng được buổi thiền tập đầy ý nghĩa và thời tụng kinh hết sức đầm ấm.

Tóm lại, tinh tấn là thực tập như lý tác ý. Nó có khả năng đưa tới an lạc và giải thoát. Ta nhận diện mặt mũi suy tư, ý tưởng tiêu cực để chuyển hóa và nuôi dưỡng suy tư, ý tưởng tốt đẹp tạo ra tình thương và sự thông cảm trong ta.
 

Về Menu

bát chánh đạo 3 hành động thương yêu chánh nghiệp bat chanh dao 3 hanh dong thuong yeu chanh nghiep

Một ngày Thở và cười Phát cho 泰卦 bï¾ ï½¹i Dăm nhan thua thi hoa qua 42 chu dau 白骨观 危险性 suy c峄 12 van de xa hoiduoi cai nhin phat giao Nấu mì Quảng chay vạn 浄土宗 仏壇 自悟得度先度人 Về Tuá tÃ Æ la บทสวดพาห งมหากา Bằng hòa thượng thích bửu lai dòng phận Tự cúng binh an bảo may nguoi co the buong xa Tu giác Sóc Trăng Hòa thượng Dương Dal viên tuệ nhung thuc tinh khi doc buc thu cua chang trai sap qua thái Lắng nghe thời gian trôi ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri chữ dâm mÛi lẠng Phạm Khảo Chú tiểu cú cần một chữ tâm gia tri binh yen cuoi chu gian 真言宗金毘羅権現法要 vi sao tuoi tre nen di chua mùa hoa loa kèn hãy テ xuan thien ï¾ an cu 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ tin tuc phat giao Niệm Phật con người vĩ đại đôi thien tri túc đức đạt lai lạt ma dạy cách vượt qua tay phuong da tiep nhan dao phat nhu the nao phan bài