Chánh niệm là ngọn đèn tâm giúp cho ta thấy biết sự sống trong ta và chung quanh ta một cách rõ ràng Chữ niệm gồm có bộ tâm ở dưới và chữ kim ở trên nghĩa là tâm ta trở về xúc tiếp với sự sống trong giờ phút hiện tại
Bát Chánh Đạo 4 - Ngọn đèn tỉnh thức - Chánh niệm

Chánh niệm là ngọn đèn tâm giúp cho ta thấy biết sự sống trong ta và chung quanh ta một cách rõ ràng. Chữ niệm gồm có bộ tâm ở dưới và chữ kim ở trên nghĩa là tâm ta trở về xúc tiếp với sự sống trong giờ phút hiện tại. Tức là ta có mặt thật sự trong giây phút ấy. Nói theo danh từ giản dị: Chánh niệm là có mặt; thất niệm là vắng mặt. Có mặt là có sự sống. Lúc ấy, ăn thì ta biết ta đang ăn, uống thì ta biết ta đang uống, đi thì ta biết ta đang đi, ngồi thì ta biết ta đang ngồi, thở thì ta biết ta đang thở... Làm gì trong chánh niệm thì ta đều biết rõ ràng ta đang làm việc đó.
 
Chánh niệm làm cho sự sống có mặt thật sự, bởi vì có mặt cho nên ta tiếp xúc được với sự sống như hoa anh đào đang nở rộ, nắng chiều vàng tươi, ánh trăng vằng vặc, hoàng hôn chiều tím, gương mặt hiền lành của mẹ... Nếu ta không có mặt thì tất cả những mầu nhiệm ấy có cũng như không.

Cũng vậy, nếu đánh mất ta trong sự lo âu, suy tư, tính toán thì hoa anh đào đang nở rộ xinh đẹp có đó cũng như không, vì tâm ta không tiếp xúc được với nó, không thấy được màu hồng tươi sáng của hoa anh đào. Mẹ đang ngồi trước mặt, thế mà ta cứ mãi suy tính, lo âu nên ta có cảm giác như không có mặt của mẹ. Trong thi ca tình yêu có câu thơ:

"...Tình có cũng như không,

Cho thật nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu..."


Sự sống luôn nuôi dưỡng, thương yêu, thế mà ta không có khả năng tiếp nhận được tình thương ấy. Không khí núi rừng thật trong lành, mát mẻ, vậy mà ta không thưởng thức được. Nắng chiều ấm áp làm sao! Vậy mà, ta cứ mãi trôi lăn trong nỗi buồn nhớ thương... Sự sống, cha mẹ, gia đình, tăng thân, quê hương cho thật nhiều tình thương mà ta chẳng nhận được bao nhiêu hết. Thật là oan uổng!

Chánh niệm là trở về. Về đâu? Ta trở về với ta. Tâm ta thường quen thói lang thang nơi này chốn nọ. Ta suy nghĩ nhiều chuyện trên trời, dưới đất nên ta đánh mất ý thức về sự hiện hữu của ta. Ta biết nhiều chuyện lắm nhưng ta không biết gì về ta cả. Ta cảm thấy xa lạ với mình, do đó ta hãy làm một cuộc trở về làm quen với chính mình. Hơi thở đưa tâm rong ruổi trở về cho thân tâm đoàn tụ.

Thở vào con trở về với hơi thở

Thở ra con cảm thấy khỏe nhẹ cả tâm hồn

Thở vào con về với chính con

Thở ra con sung sướng.


Trở về là công việc quan trọng nhất của đời người. Về được, ta mới thật sự cảm thấy ấm áp, đầy đủ và hết mặc cảm bơ vơ, lạc loài. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có làm bài hát rất hay như sau:

"...Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận

Ngày nay lận đận không biết về đâu

Về đâu cuối ngõ về đâu cuối trời

Xa xăm tôi ngồi tôi tìm giấc mơ

Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi.."


"Tôi tìm lại tôi" là chánh niệm, là ý nghĩa cao cả của đời ta.

Muốn thắp lên ngọn đèn tâm, ta phải cần tới nhiên liệu như bao nhiêu ngọn đèn khác. Ngọn đèn tâm đã có sẵn trong lòng như một hạt giống thuộc về "tâm sở biệt cảnh" gọi là 'niệm', nhưng đã nhiều kiếp xa xưa ta sống trong quên lãng, trôi lăng trong biển vọng, chạy theo bản năng tập khí cho nên ngọn đèn ấy mờ tối đi hoặc đã tắt ngấm từ lâu rồi. Bây giờ, ta nương vào hơi thở để trở về với ta.

Thở vào biết ta đang thở vào

Thở ra biết ta đang thở ra.


Thở mà biết ta đang thở, có sự chú ý, có ý thức tới hơi thở thì ngọn đèn tâm bừng sáng liền. Như vậy, hơi thở ý thức là một nhiên liệu mầu nhiệm cho ngọn đèn tâm. Ta còn có biết bao nhiêu nguồn nhiên liệu khác nữa như bước chân tỉnh thức, tĩnh tọa, lạy Bụt, tụng kinh, ăn cơm, uống nước... Nhiên liệu nào có khả năng thắp lên cái biết, cái sáng suốt về thân thể, cảm thọ, tâm hành và sự sống đều là nhiên liệu hữu dụng cho ngọn đèn tỉnh thức. Tóm lại, biết là ánh sáng và không biết là bóng đêm.

Ngày xưa cha mẹ ông bà thường nhắc nhở các cô gái vừa mới lớn: "con gái phải có ý tứ." Ý tứ chính là sự cẩn thận trong cử chỉ và lời nói. Nhờ có ý tứ nên cô gái mới biểu lộ được dáng dấp đoan trang và thùy mị. Nhìn vào cử chỉ của cô, ai cũng yêu thích, nghe lời nói của cô, ai cũng đẹp lòng. Cho nên ta có thể định nghĩa chánh niệm là có ý, có tứ. Ta biết rõ về cách đi đứng, nói cười và hành động của ta.

Bởi thế, một người mới vào chùa phải thực tập oai nghi và tế hạnh. Ta học đi cho đẹp, đứng cho đoan trang, ngồi cho ngay thẳng, nói cho rõ ràng, dễ thương... Còn nữa, ta còn chú ý cẩn thận tới hành động đóng cửa, mở cửa, đặt dép, rửa tay, lạy Bụt... Đóng cửa, mở cửa phải nhẹ nhàng, chớ nên tạo ra tiếng động. Bên cạnh ấy, ta còn phải nhớ tới thi kệ để đưa ta trở về với tỉnh thức.

"Mở cửa nhìn pháp thân

đời mầu nhiệm không cùng

lòng dặn lòng tỉnh thức

dòng nước tâm trong ngần."
[1]

Nếu đưa tay xô cánh cửa tức là không thực tập oai nghi, không thở ý thức, không nhớ tới thi kệ. Hành động ấy không có ý có tứ. Mở cửa như thế, có lúc cánh cửa sẽ đập vào mặt người bạn tu đang đi ngoài hành lang. Người có ý tứ thường có khả năng bảo vệ, che chở cho mình và những người chung quanh.

'Ý tứ' cũng có nghĩa biết được ý tưởng, suy tư và tình cảm. Chánh niệm là ánh sáng giúp cho ta thấy được đường đi nẻo về của ý tưởng, suy tư và tình cảm. Đang suy nghĩ thì ta biết rõ về nó. Nếu đó là suy nghĩ tiêu cực thì ta nhận diện để đưa nó về với đường lành, nẻo đẹp. Còn nếu đó là suy nghĩ đẹp đẽ thì ta hãy hân hoan và tiếp tục thắp sáng cho nó. Chánh tư duy cũng tùy thuộc vào chánh niệm. Chánh niệm như ngọn đèn tụ điểm (spotlight) chiếu vào sân khấu của tâm hành, suy tư và cảm thọ. Hễ tâm hành, suy tư, cảm thọ xuất hiện để trình diễn trên sân khấu ý thức đều được chánh niệm soi sáng.

Tóm lại, chánh niệm là con voi chúa dẫn đầu cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ... Không có ngọn đèn tâm thì làm sao ta có được cái thấy trong sáng, suy tư lành mạnh, lời nói xây dựng tin yêu.

Ngọn lửa đốt cháy - Chánh định

Chánh định là thắp lên ánh sáng của ngọn đèn chánh niệm, là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng, là ngọn lửa đốt cháy phiền muộn, là năng lượng của sức mạnh tâm linh. Duy trì chánh niệm càng lâu thì chánh định càng mạnh. Ánh sáng này soi chiếu vào tự tâm và sự sống. Nhờ thế, ta sẽ hiểu được bản chất của các pháp một cách rõ ràng mà không còn bị lệch lạc và sai lầm nữa.

Một hơi thở chánh niệm làm ra một hơi thở chánh định, mười hơi thở ý thức sáng suốt làm thành mười hơi thở chánh định... Thở vào biết ta đang thở vào, thở ra biết ta đang thở ra thì chánh định được thắp lên liền. "Biết rõ ràng 'ta đang thở" tức là tâm an định trở lại. Uống một ly trà nóng mà biết rõ ràng ta đang uống ly trà và nếm được hương vị thơm ngon của nó thì ánh sáng chánh định bừng sáng lên.

Do đó, ánh sáng chánh định là chiều dài của chánh niệm. Chánh niệm tắt thì chánh định cũng tan biến luôn, nghĩa là tâm ta trở về với trạng thái bất định hoặc tán loạn. Chính tâm trạng này đưa tới biết bao nhiêu là vấn đề hiểu lầm, phiền muộn và khổ đau. Cho nên ta có thể nói rằng chánh định có công năng tạo ra an ổn, hiểu biết, thương yêu, và ngược lại tán loạn đưa tới sự bất an, hiểu lầm và thù hận.

Chánh định cũng có nghĩa là sự chuyên chú, sự tập trung tâm ý vào một đối tượng nào đó. Có hai loại chuyên chú. Chuyên chú đầu tiên là "có mặt" bây giờ và ở đây. Ta tiếp xúc được với sự sống đang xảy ra trước mặt trong giây phút hiện tại. Tâm ta chú ý vào cái đang xảy ra hoặc việc đang làm như bước chân, hơi thở, ăn cơm, uống nước, rửa chén, lau nhà... Loại chuyên chú này không cần phải ngồi trong tư thế hoa sen mới có được. Đi, đứng, nằm, ngồi, lau chùi, dọn dẹp trong chánh niệm là đã có chánh định rồi. Sự tập trung này là sự tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.

Do đó, ta có thể áp dụng chánh định trong bất cứ trường hợp nào. Đánh răng cũng có chánh định, uống nước cũng tập trung được, quét nhà cũng an trú được... Nhờ vậy, ta có cơ hội tiếp xúc với sự sống trong mọi hành động, nếm được niềm vui, hạnh phúc và cảm nhận được sự mầu nhiệm, tươi mát và lành mạnh của trời đất bao la.

Chuyên chú thứ hai là tâm ta duy trì trên một đối tượng duy nhất mà trong kinh gọi là 'tâm nhất cảnh'. Ngồi thiền ta chú ý thường xuyên tới hơi thở thì hơi thở là đối tượng của định. Cho dù, có bao nhiêu suy tư, cảm thọ và tâm hành xuất hiện, ta cũng chú ý tới hơi thở. Nhờ thế, ta không bị những suy tư, cảm thọ và tâm hành lôi cuốn theo. Cảm thọ đau nhức có đó nhưng hơi thở ý thức cũng có mặt để ôm ấp và nhận diện cảm thọ đau nhức.

Lúc đó, ta vẫn còn duy trì được chánh định như thường. Đi thiền hành ngoài trời, ta chú ý hoàn toàn vào bước chân. Ta cảm nhận được sự xúc tiếp giữa bàn chân với mặt đất. Ta biết ta đang dẫm trên mặt đất thân yêu này từng bước chân an lạc và thảnh thơi. Tâm ta có mặt thật sự trên mỗi bước chân thì lúc ấy chánh định vẫn còn bừng sáng.

Chánh định là lửa tam muội có công năng đốt cháy phiền não. Mấy mươi năm về trước khoa học đã sáng chế ra được tia điện 'lazer' có công năng chiếu xuyên qua hoặc cắt đứt bất cứ vật thể cứng ngắt nào. Tia lazer là gì? Nó là ánh sáng được tập trung trở lại thành một khối năng lượng. Nhà khoa học, đốt nóng ánh sáng lên một mức độ rất cao hoặc làm lạnh lại dưới âm 273.15 độ C. Những quang tử (photon) bị kích thích mạnh mẻ tới độ tất cả chúng nó đều hoạt động như nhau và cùng một tốc độ (one phase). Vì ánh sáng bị kính thích mạnh nên vận tốc của những hạt quang tử trở nên cực kỳ nhanh chóng.

Từ đó, nhà khoa học cho ánh sáng này xuyên qua vùng ánh sáng bình thường khác bằng một kẻ hở rất nhỏ bé. Do hai sức ép và nhiệp độ của hai vùng ánh sáng khác nhau, cho nên các quang tử bị kích thích do làm lạnh hoặc đốt nóng ào ạt dồn qua kẻ hở tạo thành một tia ánh sáng cực kỳ mãnh liệt. Gọi là tia lazer. Chánh định chính là sức mạnh tâm linh có thể ví như sức mạnh của 'tia lazer'. Đang buồn khổ, chánh định chiếu vào thì nỗi buồn mất hết hiệu lực và tan biến liền. Đang ham muốn, chánh định thắp lên thì nó có khả năng đốt cháy năng lượng ham muốn liền.

Có định là có tuệ giác, tức là cái thấy sâu sắc. Taa thấy về thân thể, tâm ý, cảm thọ, suy tư, nỗi buồn, niềm vui và sự sống chung quanh. Ta tiếp xúc được với trời xanh, mây trắng, bông hoa nhỏ bé đứng lặng yên bên hàng dậu thật mầu nhiệm. Uống ly nước mát, ta nếm được vị ngọt lịm của nó. Đồng thời, ta tiếp xúc được với đám mây thong dong trên bầu trời xanh, con suối hát ca trên đỉnh núi cao, nguồn mạch thì thầm trong lòng đất sâu. Cái nhìn của ta vượt thoát ngoài không gian và thời gian. Cho nên các pháp hiển bày nguyên vẹn bản chất uyên nguyên của nó. Đó là cái nhìn của chánh định, con mắt trí tuệ.

[1] Từng bước nở hoa sen -- Thích Nhất Hạnh

 

Về Menu

bát chánh đạo 4 ngọn đèn tỉnh thức chánh niệm bat chanh dao 4 ngon den tinh thuc chanh niem

e obermiller lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the giản đơn một mùa mai của Bong Nhìn Tham gia Facebook giúp sống lâu hơn c½u doi nguoi la huu han Dưới bóng Từ bi làm sao để tu tập theo giáo pháp của người Bông huệ xào Quảng phap thi anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua Ăn trái cây tươi giúp giảm nguy cơ bệnh Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa vuon dau nam huong ve tam Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn Bông li bỏ cuộc vui chóng Húy Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng viễn Vận động viên cử tạ ăn chay tại 66 câu thiền ngữ chấn động thế giới bay lრấn Gương Người làm ngành nghề nào có khả năng Thế tn Nghiep Về Chánh niệm lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Sáu công dụng trị bệnh của nghệ Pháp Ngồi nhiều không tốt cho sức khỏe con oi tam su cua mot nguoi me tre pha thai Chút Tp muon vat hien co tren coi doi deu la tuong doi giua ç Củ gừng có nhiều lợi lạc Äáºi ceo vc corp thiền để hạnh phúc chân môn Môn đồ pháp quyến tưởng niệm cố hay kheo cham soc cai tam Món chay trong hành trình văn hóa ẩm