Nếu như một số tôn giáo đa
Bốn cốt lõi của chánh tinh tấn

̃ khoán niềm tin, số phận con người cho Thượng đế định đoạt thì Phật giáo với mục đích giúp chúng sanh giải thoát khỏi sanh tử luôn đề cao sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sức mạnh tự thân mài giũa, phấn đấu bền bỉ vượt qua mọi nghịch duyên của con người. Đó là những gì thuộc về hạnh tinh tấn thuộc chi phần thứ 6 trên con đường chuyển hóa mà Đức Phật đã ứng nghiệm.
 

Tuy không đứng ở các vị trí đầu trong Bát Thánh đạo nhưng Chánh tinh tấn có vai trò hỗ trợ cho các ngành còn lại đưa đến thành công. Nói cách khác, nếu thiếu 4 cốt lõi của Chánh tinh tấn thì các chi phần còn lại không phát huy hiệu quả.

Vậy tinh tấn là gì? Chánh tinh tấn được xác định trên nền tảng nào?

Tinh tấn được hiểu là sự siêng năng, cần mẫn, không ngừng nghỉ; là những nỗ lực hướng đến mục đích cao thượng, an vui, hạnh phúc, bình an. Nơi đó không có vì quyền lợi cho mình mà loại trừ quyền lợi của người khác.

! Cần lưu ý:

Nếu một người cố gắng rình rập bất kể đêm khuya khoắt, mưa gió để trộm cho được một món đồ quý giá của người khác thì hoàn toàn không phải là Chánh tinh tấn. Hành động này bất thiện nên thuộc tà tinh tấn.

Trường hợp khác, một chàng trai kiên trì bền bỉ, bằng mọi cách theo đuổi, chinh phục cô gái anh ta thích cũng hoàn toàn khác với Chánh tinh tấn trong đạo Phật. Để hiểu đúng hạnh tinh tấn, người Phật tử cần phải thông suốt bốn cốt lõi của Chánh tinh tấn.

Khi giảng về hạnh tinh tấn, Đức Phật đã thâu tóm qua bài kệ sau:

Không làm các điều ác,
Dấn thân các việc lành.
Giữ động cơ thanh tịnh,
Là tinh hoa Phật dạy.


Theo Đức Thế tôn, nền tảng của Chánh tinh tấn còn gọi là Tứ chánh cần bao gồm 4 phương pháp hành trì sau đây:

Thứ nhất, niệm ác chưa sanh đừng phát sanh
Thứ hai, niệm ác sanh rồi đem đoạn tận
Thứ ba, niệm thiện chưa sanh nên phát sanh
Thứ tư, niệm thiện sanh rồi nên tăng trưởng.


1. Niệm ác chưa sanh đừng phát sanh

Nói cách khác, đó chính là sự nỗ lực đình chỉ những việc làm xấu, bất thiện khi chúng chưa có điều kiện phát sanh. Niệm ác sanh rồi chúng ta còn có thể thấy, biết mà tránh nhưng nếu nó chưa sanh thì việc đoán định hình thù, hậu quả của nó ra sao quả thật khó lường. Tất cả các điều xấu ác trong cõi vô thức dễ làm cho ta mất đi sự kiểm soát. Như vậy, để tinh tấn đòi hỏi chúng ta sự thông tuệ, sáng suốt và tỉnh táo.

Thí dụ, khi phải đứng trước sự buộc phải lựa chọn không dễ gì con người ta hành động với niệm thiện. Chẳng hạn, không may cha mẹ, người thân mắc bệnh nặng, cần gấp một khoản tiền lớn mới cứu được tính mạng nhưng lại vượt quá điều kiện tài chính cho phép, chúng ta thấy không ít người đã lựa chọn con đường làm ăn phi pháp để mau chóng có được số tiền cần thiết. Đứng trước những cảnh huống như vậy, để lựa chọn và hành động cho đúng quả thực rất khó.

Một điển hình khác, khi say là lúc chúng ta không làm chủ được ý chí, khiến bản thân làm những việc mình không ngờ tới như nói năng khiếm nhã, gây sự dẫn đến ẩu đả đám đông, nguy hiểm tính mạng cho mình và người. Bởi thế ta thấy, các bị cáo trong các vụ án mạng nghiêm trọng, đa phần trước đó đều có dùng chất kích thích như rượu, bia, ma túy…

Hành trì cốt lõi đầu tiên này, chúng ta có thể hiểu đơn giản “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để làm được điều đó, người Phật tử cần thọ giới, không tới lui những môi trường và điều kiện tiêu cực, không giao hữu với người xấu, không vâng phục những thầy tà, không cả nể làm theo những đề nghị không tinh tấn… Khi ấy, chúng ta tự khắc tạo được môi trường “vô trùng” cho mình và người thân.

2. Niệm ác sanh rồi đem đoạn tận

Việc ác đã làm nếu chúng ta biết dừng kịp thời sẽ không bị quả báo hoặc nghiệp xấu sẽ theo đó mà nhẹ đi. Thấy “vết xe đổ” của người trước mà không chịu nỗ lực tránh xa, bảo vệ bản thân thì lỗi thuộc về mình.

Chẳng hạn một người trong hoàn cảnh nào đó đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng xử phạt cải tạo trong trại giam, nếu cá nhân người đó không tu chí sửa mình mà tiếp tục vi phạm thì mức án cũ đội án mới cứ tiếp tục kéo dài, thậm chí có thể cả đời gửi thân chốn lao tù.

Ngược lại, với mức án cao nhưng nếu người đó biết đoạn tận niệm ác, hết mình cải tạo, biết yêu thương giúp đỡ người khác thì sẽ nhanh chóng được giảm án hoặc ân xá sớm trở về làm lại cuộc đời bên gia đình.

Để giúp bản thân tránh được sai lầm mà người khác đã phạm phải thì môi trường sống lành mạnh với lối sống khoa học là phương thuốc vô cùng hữu hiệu. Theo đạo Phật chính là lựa chọn đúng đắn giúp người Phật tử có được bí quyết bào chế phương thuốc quý giá ấy. Khi ấy, ta không tạo điều kiện cho điều xấu có cơ hội tồn tại.

Làm việc tại công sở tám giờ một ngày, về nhà sinh hoạt cùng gia đình, người thân, vợ chồng, anh chị em, với mong muốn mang lại niềm vui cho người khác. Trong tâm trí ta luôn ý thức được như vậy thì cho dù có đi vui chơi, giải trí chỗ này nọ thì điều xấu cũng không có cơ hội phát sanh.

Đặc biệt, khi đã chọn con đường tâm linh Phật giáo, thời gian rảnh rỗi chúng ta nên giành cho việc làm công quả, tham gia các tổ chức từ thiện, vừa tạo được phước báu vừa tạo cho bản thân cuộc sống lành mạnh, đạo đức.

3. Thứ ba, niệm thiện chưa sanh nên phát sanh

Cũng giống như việc mua đất, cất nhà; nếu ta cứ đợi đến lúc vừa đủ số tiền cần thiết mới làm thì e là rất khó để có một căn nhà cho riêng mình. Thay vào đó chúng ta phải suy tính, chấp nhận vay mượn, chấp nhận mạo hiểm một chút thì mới có thể thành công.

 Để làm điều thiện cũng tương tự, không ít người nghĩ rằng cần có của ăn của để hoặc khi nào kinh tế bớt khó khăn thì mới toàn tâm toàn ý làm việc thiện. Ai có suy nghĩa đó không làm được việc có ý nghĩa cho tha nhân. Bởi khi chờ đợi một cơ hội chín mùi không biết lúc nào mới đến là chúng ta đang lãng phí quỹ thời gian ít ỏi và để vuột mất cơ hội tích cho mình phước báu vô lượng.

Vậy việc cần làm là luôn tâm niệm và hành động thiện tùy theo điều kiện hiện tại của mình để mỗi phút giây tâm hồn ta luôn cảm thấy mình thật sự có ích.

Trong quá trình tu học, để đúng với Chánh tinh tấn đòi hỏi người Phật tử phải sáng kiến, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để mình và quần chúng có thể làm được nhiều điều thiện mặc cho lúc đầu mình có thể bị người khác hiểu lầm là cầu danh lợi nhưng mình vẫn quyết tâm.

Tại công sở nơi làm việc, có người tính xấu, sống không biết điều chẳng được lòng đồng nghiệp khiến ai cũng ghét. Nếu ta cũng có thái độ tương tự với họ thì chẳng có gì để nói nhưng phải làm sao ta thương được họ, thay vì người khác có thái độ khinh miệt ta vẫn đối xử tốt với họ như ta đối xử với bao người khác.

Thêm nữa, nếu có thời gian để trò chuyện với người ấy có thể sự góp ý chân thành của ta sẽ giúp người ấy sửa đổi tính xấu. Đó chính là ta đã cố gắng để niệm thiện được phát sanh theo hạnh tinh tấn mà Đức Phật đã dạy.

Có người trong lòng muốn làm việc thiện nhưng lại chưa tinh tấn, đang còn đắn đo vắn dài rằng bây giờ tôi làm việc gì đó mà khi tôi sống phải có thừa hưởng mới làm, làm để người khác hưởng không làm, như vậy không bao giờ làm được việc thiện.

 Cần hiểu rằng việc thiện đang làm giống như ta gieo trồng một cây cổ thụ, phải đến vài chục năm sau mới có thành quả, phải thấy rõ giá trị của nó cho ta và tha nhân trổ quả trong tương lai. Để làm được điều ấy, ta cần phải phát triển điều thiện dưới góc độ vô ngã, tức mình thấy rất rõ đó là một trọng trách, thấy người khác khổ mình không an tâm và cảm thấy thật sự hạnh phúc, hoan hỷ khi ta có được cơ hội tham dự vào việc làm thiện.

Người Phật tử vận dụng hạnh tinh tấn vào cuộc sống gia đình, một lòng yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà bất kể có lúc họ trách mắng ta mặc dù ta không sai trái; sống chan hòa, yêu thương, giúp đỡ hàng xóm láng giềng chính là những việc làm thiện luyện thành tấm gương sáng trong về đạo làm người cho con cháu ta noi theo.

4. Thứ tư, niệm thiện sanh rồi nên tăng trưởng

– Trong quá trình làm công đức, không ít người có tiếng tăm bị kẻ khác ganh tỵ với thành quả, bị nói xấu, xuyên tạc làm xấu hình ảnh hoặc cài bẫy để hại. Khi thấy những điều đó, hẳn ta bị nao núng.

– Có người vì vậy mà suy nghĩ nhụt chí theo kiểu sai lệch vấn đề, phải chăng là “ôm rơm rặm bụng”. Đôi khi người bị hại chủ quan để đối phương lợi dụng sơ hở đặt điều.

Trường hợp này, để tinh tấn tu tập, chúng ta cần tỉnh táo, kiên định với suy nghĩ và hành động, học cách bảo vệ, phòng vệ bản thân trước các tình huống xấu có thể xảy ra để niệm thiện sanh rồi tiếp tục được tăng trưởng trọn vẹn.

Khi dạy về hạnh tinh tấn, Đức Phật đã dùng hình ảnh sinh động, dễ cảm nhận nhất là “cọ cây lấy lửa”.

Không phải sẵn quẹt gas, quẹt diêm dễ dàng bật lửa như chúng ta ngày nay vẫn làm. Thời xưa chỉ có bùi nhùi, đá lửa và cành cây khô rồi đem chúng cọ xát với nhau cho đến khi nào ánh lửa bùng lên. Nên đây là một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực và đủ duyên mới có thể đạt đến thành công. Người nhen lửa, chăm chỉ cọ cây mong sao cho có lửa. Nếu cọ chưa đủ nhiệt mà đã thấy mệt rồi dừng nghỉ sau đó cọ tiếp thì mãi không bao giờ nhen được đốm lửa.

Cũng giống như người tu, miệt mài tu tập mong sao lửa trí tuệ bừng sáng, dẹp tan bóng tối vô minh, thành tựu giác ngộ và giải thoát. Mong ước có lửa thật chính đáng nhưng thực sự có làm cho ngọn lửa bùng lên hay không, đó mới là điều quan trọng và điều kiện cần lẫn điều kiện đủ để có chìa khóa thành công về cả đạo lẫn đời chính là nỗ lực làm việc tinh tấn của mỗi người.

Ở cốt lõi thứ tư này, người Phật tử rất cần lưu ý một điều. Xưa nay tuy nhiều người là Phật tử thuần thành nhưng cho rằng con trẻ còn nhỏ để chúng lớn lên sẽ tự lựa chọn con đường tâm linh cho riêng mình nên thường ít chú tâm định hướng cho cháu con làm việc phước lành, tham gia các công tác từ thiện xã hội, thờ cha kính mẹ, thầy cô… hoặc chưa khích lệ, kêu gọi được quần chúng làm việc thiện, tu tập theo mình. Nói cách khác, chúng ta chưa tạo được quyến thuộc bồ đề lớn mạnh. Suy nghĩ đó đã tạo điều kiện bất lợi cản trở niệm thiện được sanh trưởng trọn vẹn, đi ngược lại với Chánh tinh tấn trong đạo Phật.

Rất nhiều người làm việc thiện vì danh, vì lợi khiến cho niệm thiện được sanh mà như chết yểu vậy. Hãy làm việc thiện mà như không thấy mình là người làm, để cho mình không bám vào thành quả đó mà cống cao ngã mạn. Việc làm thiện cũng như tu tập, người tu gắt củ kiệu cũng khó bền, tu như để ngày mai mình chết sẽ khó có kết quả.

Trong giai đoạn mới bắt đầu tu, tu rất tinh tấn, giai đoạn tiến triển chúng ta tiến bộ rất nhanh nhưng sau đó lại không kiên trì, sinh chán nản, nhanh chóng bỏ cuộc, đây còn gọi giải đãi. Vậy thì trong quá trình tu học, lao động, chúng ta cần phải dành thời gian phù hợp để mọi việc làm đều đạt hiệu quả cao nhất. Khi ấy, thuộc tính giải đãi sẽ không còn cơ hội chi phối sức tinh tấn trong con người ta.

Khi đã thoát khỏi tâm giải đãi, chúng ta có thể làm được nhiều việc vẫn thường được coi là rất khó khăn.

Đức Phật dạy rằng không một ai có thể giải thoát hoặc giác ngộ giùm ta được. Bản chất của chánh tinh tấn chỉ đơn giản là thực tập, đó là một tuyên ngôn về khả năng thật sự của con người. Dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thệ nguyện: “Nếu không chứng đạo quả Vô thượng Bồ đề, giải quyết được vấn đề luân hồi sinh tử, dù thịt nát xương tan, Ta cũng không rời khỏi chỗ ngồi này”. Cho nên suốt 49 ngày đêm, bằng sức đại hùng đại lực, Ngài kiên định ngồi thiền dưới cội bồ đề, chiến thắng tất cả ma quân và cuối cùng đại trí tỏa sáng, chứng quả tại đây.
 
Diệu Trang - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

bốn cốt lõi của chánh tinh tấn bon co t lo i cu a cha nh tinh ta n tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

những thứ chúng ta đánh mất giữa vòng CHA テス dao phat dem lai hanh phuc ngay noi cuoc doi nay tại sao đổi từ ấn độ giáo sang phật トo nhung thu chung ta danh mat giua vong xoay cuoc çš yêu nhau là hiểu nhau Ăn vào 5 bai hoc quan trong cua doi nguoi lòng từ bi và con người giới Cảm ơn cong duc va phuoc duc Lý Thái Tổ với Phật giáo QuẠkhói lá Ÿ thuong Các thực phẩm bảo vệ mắt Mất Lý Thái Tổ với Phật giáo nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang 21 sã ¾ sanh tam vo tru sach ăn và đạo pháp nghe lai chinh minh them to su mó Thêm nhiều công dụng của thiền được tre món to phap nhu va am nhac dao duc va van hoa tu Á Ăn chay không ảnh hưởng đến hiến Mát ai cho ta binh an Trà sớm tan man mua vu lan Màu ma chua tianning bên phải Húy kỵ Hòa thượng khai sơn chùa Phước lang Chay Tản mạn về Trâu