Trong quãng tâm khảm tôi, có hai mùa Phật Đản đáng nhớ nhất, không thể nào quên Đó là Phật Đản đảm máu và nước mắt trong mùa Pháp nạn 1963, và Phật Đản huy hoàng 1964 với một lễ đài sửng sửng bên sông Sài gòn
Bốn mươi chín năm xin đừng quên!

Trong quãng tâm khảm tôi, có hai mùa Phật Đản đáng nhớ nhất, không thể nào quên. Đó là Phật Đản đảm máu và nước mắt trong mùa Pháp nạn 1963, và Phật Đản huy hoàng 1964 với một lễ đài sửng sửng bên sông Sài gòn.
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của  vô số người con Phật  ngã xuống. Nhưng  từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức, thiêu cháy bạo quyền , làm nên  một dáng đứng Phật Giáo Việt Nam (PGVN) cao vợi  với ngọn cờ ngũ sắc no gió tung bay.

Mùa Phật Đản (1964) với niềm tự hào Hùng Lực, làm sáng tỏ chân lý  ngàn đời  bằng  tinh thần bất bạo động. Một mùa Phật Đản mà tôi , với tuổi thơ  vừa qua cơn dư chấn kinh hoàng  năm trước đó, ung dung  bước vào nẻo đạo với một tinh thần phấn chấn lạ thường. Một mùa Phật Đản mà trong suốt cuộc đới phụng sự chánh pháp cho đến tận bây giờ tôi chưa hề thấy có lại một lần thứ hai.

Lịch sử còn ghi lại những điều đó, cho đến tận ngày nay, 49 năm - non nửa thế kỷ - sự thật vẫn còn tiếp tục phơi bày trong nhiều góc độ. Điều này cũng có nghĩa rằng sự thật lịch sử mùa Pháp nạn 1963, với  PGVN tuy không muốn khơi lại vết đau, cũng có thề gọi là sự tủi nhục của một tôn giáo gắn liền với vận mệnh dân tộc hơn hai ngàn năm. Nhưng lịch sử thì vẫn theo dòng chảy của nó, nhất là đối với những vị nghiên cứu chuyên môn  hoặc một phần  là nạn nhân, thì theo từng  khoảng thời gian thuận lợi, từng sự thật được phơi bày.

Những tài liệu mới đây được phổ biến rộng rãi đã nói lên điều đó,  như “HUẾ-NHỮNG THÁNG NGÀY SỤC SÔI” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, được đăng nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ. Đặc biệt ở nước ngoài thì có nhà nghiên cứu James S.Olson và Giáo sư sử học Randy Roberts  viết chung cuốn sách có giá trị lịch sử sâu sắc mang tên “WHERE THE DOMINO FELL”(chương 4.The new Frontier in Vietnam, 1961-1964 ), NXB Brandywine Press, New York, Third Edition. 

Đó là những cứ liệu biện minh cho sự kham nhẫm của PGVN thời mạt pháp dưới bàn tay gia đình trị hộ Ngô, mà cho đến bây giờ vẫn còn có những tư tưởng ngây thơ hay giả đò ngây thơ  cho rằng đó là việc của gia đình họ Ngô. Dường như với họ, PGVN  kham nhẫn, chịu đựng, hy sinh như thế vẫn chưa đủ, nhất là từ sau năm 1964 trở về sau.

Làm sao có thể quên được câu nhận định nửa chua xót lẫn mỉa mai của Giáo sư Cao Huy Thuần rằng “Phật giáo ở một nước có văn hóa Phật giáo truyền thống, mà đòi bình đẳng tôn giáo, nghe lạ đời, nghe ngược tai…”(nguồn: báo TN. HỒI CHUÔNG BÁO TỬ.22/04/2010). Chỉ cần như vậy thôi những  người yêu chuộng tự do, hòa bình và trân trọng sự thật lịch sử , cũng phải nghiêng mình  trưới thái độ Bi-Trí-Dũng tuyệt vời này của PGVN, nói chi đến lòng độ lượng , bao dung  trong tinh thần  cứu khổ ban vui.

Chính vì vậy dường như 49 năm qua , sự thật lịch sử này chỉ do một phía từ các nhà nghiên cứu , các vị hoạt động trong nhiều lãnh vực ngoài xã hội công bố . PGVN vẫn giữa nguyên vẹn tinh thần nhất quán của mình từ hơn hai ngàn năm  nay hiện diện trên mảnh đất  Việt nam này. Sự lặng thinh nếu không được hiểu theo nghĩa tích cực thì ít nhất nó cũng nói lên được  tính khách quan của sự việc đau thương  mùa Pháp nạn  1963.

Một mặt tối khác, chính  sự  kham nhẫn này của PGVN mà một bộ phận cực đoan  vẫn chưa chịu buông tha , lợi dụng  lòng bao dung mà lấp liếm hoặc diễn bày méo mó lịch sử. Đây là mối họa tiềm ẩn rất nguy hại  cho chính tư duy lịch sử và của chính nền tảng giáo dục đất nước mai sau, chứ không riêng gì  PGVN  một khi lịch sử không được tôn trọng .

PGVN luôn sống thực và trung thành với nền tảng luân lý của mình, không sửa đổi , không xét lại nên không có lỗi với ai và đương nhiên  không có kẻ thù . Vì vậy PGVN  nói những cái gì mình thực có; thí dụ như “ ĐẠO PHÁP và DÂN TỘC”. Cụm từ  đó không hề  thoát sinh từ  sự thật khiên cưỡng, vấp ngã hay vì một xu thế bắt buộc nà đấy khi mà quá khứ đã làm tổn hại dân tộc, chà đạp truyền thống ; mà chính nó đã đi từ lòng dân tộc lớn dậy, được dân tộc đùm bọc và cùng song hành tồn tại.

Đất nước đau thương dưới gót giày xâm lược thì PGVN cũng  oằn mình chia sớt số phận. Chính vì thế , cho đến ngàn năm sau PGVN vẫn hãnh diện nói lên điều đó  cùng nhân thế.

Cho nên nói XIN ĐỪNG QUÊN  biến cố mùa Pháp nạn 1963 chính là lời nhắn gởi đến  những ai còn ở trong mặt tối này.

Cũng như Giáo sư Cao Huy Thuần, người viết trộm nghĩ, chẵng lẽ sự thật lịch sử và những chuẩn mực  đạo đức  ở đời vốn là  nghĩa vụ, là sự đương nhiên , nay lại phải đi Xin thiên hạ…Đừng Quên !

Có đấy! Cứ nhìn vào diễn trình 49 năm qua, những thế lực này vẫn còn cố công tìm đất sống và tiếp tục khơi dậy những đau thương  mà lẽ ra PGVN phải là người luôn cao giọng. Và lẽ ra sự kham nhẫn, lặng thinh của PGVN  để sự việc dầm đi vào quá khứ, mở cửa tương lai luôn có lợi cho họ. Thế nhưng không ai có thể ngờ rằng chẵng những không nhìn ra điều đó mà họ còn ra sức tô vẻ lại bộ mặt tội ác từ những nấm mồ sâu chôn vùi tham vọng, khoát lên đó một bộ áo nhân sĩ-tài ba thao lược, đi ngược lại mong muốn của lẽ phải công bằng, xây dựng một tương lai hạnh phúc ấm no hơn ngày mai.

Như vậy, bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta vẫn luôn  mới nguyên ý nghĩa cảnh báo cho bất cứ thời điểm nào. Bài học ấy, có lẽ nên đặc biệt lưu ý từ thời  cận đại, gần đây nhất; nó bắt nguồn từ phát súng đầu tiên  của thực dân Pháp nã vào Đà Nẵng ngày 1 tháng 8 năm 1858, mở đường cho  bước chân xâm lược và đô hộ đất nước này.

Để rồi tiếp theo đó, PGVN  cũng  lao đao cùng dân tộc, chùa chiền, tịnh thất , tài sản, đất đai bị phá hủy, san bằng .

Từ đó cho đến năm 1963 ,dù là giai đoạn cuối cùng  còn rơi rớt lại của thế lực luôn sống và tiếp tay cho ngoại bang  nhưng vẫm còn lầm tưởng rằng quyền lực nắm trong tay là sức mạnh tuyệt đối. Và như vậy PGVNM lại một lần nữa đứng ra ngăn chặn sự cuồng vọng ấy dù máu lửa, nước mắt tuôn rơi, tạo nên  một hình ảnh lịch sử mà muôn đời sau phải  nhớ lại bằng  sự ngưỡng mộ vô cùng tận.

 


  Dương Kim Thành

Về Menu

bốn mươi chín năm xin đừng quên! bon muoi chin nam xin dung quen tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

mÃƒÆ Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Sắc tạng au thở Ð Ð Ð Thực phẩm ngừa tiểu Thơm ngon các món ăn từ y nghia le trung thu Mách bạn địa chỉ quán cơm chay hong tran may kiep rong choi chương iv phật giáo dưới thời nam bắc su chap truoc la nguyen nhan cua kho dau lam sao de cham dut moi mong cau gọi Phát có những thất bại không là thất bại Ba Tu Những biện pháp đơn giản ngừa cảm Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu chum anh ht thich duc chon luc sanh tien chất Ngày Tết dzô 100 Hãy coi chừng tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao Thừa Ngôi nhà bên sông mặc sự chết luôn là lẽ đương nhiên Giòn cổ binh an cocaine phá hủy tim dieu lien ly thu linh chuyen ngu Món ngon từ nấm Ca cao tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận cháo ngưng Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày chua khai tuong chùa kim dung Chay Giấc ngủ quan trọng thế nào Cơm tấm chay 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây tìm le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre mạt Cười phÃƒÆ hành trình gieo chữ của thầy giáo tật Nhớ món sắn xào chay Về một bức thủ bút chữ Nôm của de