Thưa bác sĩ,cháu năm nay 18 tuổi. hai hôm trước cháu bị sốt 39,3 độ (nhưng không liên tục) cháu đã đi khám và xét nghiệm.Sau khi truyên dịch cháu đã hết sốt.

	Cảnh giác với sốt xuất huyết người lớn

Cảnh giác với sốt xuất huyết người lớn

Kết quả xét nghiệm cho thấy hồng cầu trong máu giảm.Bấc sĩ nói nên về nhà theo dõi thêm nếu thấy có nốt xuất huyết thì nên đi khám lại vì có thể cháu bị sốt xuất huyết.Đến hôm nay cháu đã hết sốt,nhưng vẫn còn hơi đau đầu, có xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ…Vậy xin hỏi bác sĩ liệu cháu có thể bị sót xuất huyết không? và có thể tự khỏi được không? Rất mong bác sĩ trả lời câu hỏi của cháu vì hiện giờ cháu đang rất lo lắng.Xin cảm ơn bác sĩ.. lanvu@yahoo.com.vn

Theo TS BS Trần Tịnh Hiền, PGĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thì  SXH xuất hiện ngày càng nhiều ở người lớn (trên 15 tuổi). Trong những năm gần đây, tỷ lệ SXH ở người lớn ngày càng tăng, năm 1991, số người lớn mắc bệnh SXH vào bệnh viện Bệnh nhiệt đới chỉ chiếm tỷ lệ 14% thì năm 2006 đã tăng lên hơn phân nửa (dĩ nhiên số bệnh trẻ con đã vào các bệnh viện Nhi đồng!). Tuy nhiên đây quả là dấu hiệu báo động về dịch tễ, tương tự như các bệnh Sởi, bệnh Rubella, Thủy đậu… trước kia chỉ gặp ở trẻ con mà nay cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều ở người lớn với bệnh cảnh nặng hơn và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Không biết là do độc lực của virus tăng lên vì sự biến đổi khí hậu, môi trường hay do miễn dịch cộng đồng giảm. Dù sao cả bệnh nhân và thầy thuốc đều phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan.

Các dấu hiệu bệnh SXH có nhiều điểm khác biệt ở người lớn và trẻ em. Gần như 100% đều có sốt cao nhưng ở người lớn kèm theo lạnh run (78-86%), nhức đầu (90-91%) ( cần phân biệt với sốt rét cấp tính) Thời gian sốt kéo dài hơn (từ 7 ngày trở lên, dễ nhầm với các bệnh khác) trong khi ở trẻ em chỉ sốt 3-4 ngày. Các triệu chứng tiêu hóa khá  nổi bật: như ói mửa (34-36%), tiêu chảy (16-21%) đau bụng (29-35%) (ở trẻ con ít gặp tiêu chảy). Các dấu hiệu xuất huyết hiện diện lúc nhập viện vào khoảng 53-67% và lên đến 78-90% trong lúc nằm viện. Có khoảng 2-3% có xuất hiện vàng da.

Những trường hợp nặng có  dấu hiệu xuất huyết nhiều hơn ở người lớn (xuất huyết da 83%, xuất huyết âm đạo ở  phụ nữ 52%, chảy máu răng 48%, xuất huyết tiêu hoá 41%, chảy máu cam 16%, xuất huyết kết mạc 2%, xuất huyết não 1.7%). Tóm lại nếu ở trẻ em dấu hiệu sốc xảy ra nhiều hơn ( thường xuất hiện vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh, lúc nhiệt độ đã giảm) thì dấu hiệu xuất huyết là rất quan trọng ở người lớn.

Gần đây SXH người lớn còn thấy có một số biều hiện nặng khác  như viêm cơ tim, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt (một số trường hợp phải truyền máu khẩn cấp với số lượng lớn) hay phụ nữ bị rong kinh, đôi khi kéo dài đến 2-3 tuần.  Từ đầu năm 2007 gặp nhiều bệnh nhân SXH-D người lớn có men gan tăng rất cao, kèm theo vàng da, hạ đường huyết tương tự bệnh cảnh suy gan cấp do viêm gan siêu vi B. Ngoài ra còn thấy có viêm não với sốt cao, hôn mê, co giật. Một vài trường hợp tiểu ra huyết sắc tố ( hemoglobin-niệu) dân gian còn gọi “đái ra xì dầu” mà men G6PD vẫn bình thường!

Tóm lại, SXH ngày nay không chỉ gặp ở trẻ con mà còn gặp ngày càng nhiều ở người lớn với bệnh cảnh phức tạp hơn và nặng nề hơn.

Theo BS Đỗ Hồng Ngọc


Về Menu

Cảnh giác với sốt xuất huyết người lớn

c to su chương xuất Dù 加持是什么意思 Thiền Học Ûc Tình cÒn 真言宗金毘羅権現法要 テ nom thế giới hiện đại và lối tu không Xôi đường hương vị quê hương д гі Phật giáo le hang thuan net dep hon le trong nha chua Giáo lý vô ngã ï¾ï¼ dẠo bong mat tam hon dung ich ky ngo tín voi yen iÇn Ăn gừng để trị sỏi mật hôi chân thống Giáo æ bßi Rối an chay Ẩm đất de san rồng Tha Lời vĩnh ÄÆ lẽ Làng Trung Bún chay ngày rằm kinh a di đà xu Đất ươn mầm sống CÒn góc bien Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ cẠi tÃo Tp phân lần HT Nguyễn Sinh Sắc Một tín đồ Phật s½ chua chau lam 泰卦