Dịch từ nguyên tác tiếng anh The story of the butcher and kamma, tác giả Cố đại thiền sư Sayadaw Sīlānanda
Câu chuyện về người đồ tể và nghiệp quả

(Dịch từ nguyên tác tiếng anh: The story of the butcher and kamma, tác giả Cố đại thiền sư Sayadaw Sīlānanda)
Các bạn có chú ý đến bài kệ được cô Sarah dán nơi cửa ra vào không? Đó là một bài kệ trong kinh Pháp Cú. Tối qua, có một nữ thiền sinh đã hỏi tôi rằng tôi sẽ giảng đề tài gì trong thời pháp thoại hôm nay? Cô ấy muốn biết liệu rằng có phải tôi sẽ giảng về Nghiệp hay không? Tôi xem đó như là một lời thỉnh cầu gợi ý. Tôi muốn giảng về bài kệ trên cửa ra vào cũng muốn giảng về giáo lý Nghiệp. Tôi sẽ kể câu chuyện về xuất xứ bài kệ Pháp Cú này. Có ba bài kệ khác nhau được đức Phật giảng liên quan đến một người đàn ông mà ông ấy chưa từng làm bất cứ một việc phước đức nào trong suốt cuộc đời.

Chuyện kể như thế này. Tại kinh thành Xá Vệ (Sāvatthi), có một người đồ tể. Ông giết những con bò để lấy thịt bán. Và, ông cùng gia đình cũng luôn luôn ăn thịt trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Điều được ghi lại là, vị đồ tể này sẽ không thể nào nuốt được cơm nếu như không có thịt trong bữa ăn hôm đó. Một ngày kia, ông ấy đã bán hết số thịt trên sạp và chỉ giữ lại đúng một miếng. Ông ấy mang miếng thịt này về đưa cho vợ và bảo vợ dùng nó để chuẩn bị bữa ăn, và sau đó ông ta đi ra ngoài để tắm. Trong lúc ông đang tắm, một người bạn của ông đến hỏi mua thịt, bởi vì người bạn ấy sắp sửa có một chuyến đi xa.

Người vợ đã trả lời rằng gia đình đã hết thịt để bán, nhưng người bạn kia cứ hỏi đi hỏi lại nhiều lần nên người vợ mới nói thật là : “Chỉ còn đúng một miếng thịt, nhưng nó để dành cho bữa ăn của chồng tôi. Ông ấy không thể ăn cơm mà thiếu thịt được, vì vậy tôi không thể bán cho anh!”. Người bạn suy nghĩ: “Người vợ này nói rằng chỉ còn một miếng thịt, nhưng không thể bán, miếng thịt đó để cho bữa ăn của chồng bà vì ông ta không thể ăn mà không có thịt. Mình sẽ trộm miếng thịt đó và rời đi”. Và người bạn kia đã làm như thế.

Khi vị đồ tể trở về, người vợ đã dọn sẵn bữa ăn, nhưng thức ăn chỉ toàn là rau. Vị đồ tể gạn hỏi: “Miếng thịt cho tôi đâu rồi?”. Người vợ đáp lại: “Không còn thịt nữa, một người bạn của ông đã đến và lấy trộm nó đi rồi”. Người đồ tể tức giận nói: “Tôi chẳng thể nào ăn cơm mà không có thịt!”. Người vợ khẽ van xin: “Giờ, thịt không còn, xin ông chịu khó ăn những thức ăn này!”

Người chồng yêu cầu vợ để yên thức ăn đó, ông ta đứng dậy lấy con dao đi ra ngoài sân, nơi có một con bò đực ở đó. Ông ta nắm lấy cái mõm con bò và cắt cái lưỡi của nó sát xuống tận cuốn. Ngay sau đó ông ta nướng lưỡi con bò trên lửa than hồng. Và, ông ta đã có thịt để ăn cơm. Ông ta đặt miếng thịt lên chén cơm và ăn. Ông ăn một miếng cơm và tiếp tới ăn thịt. Nhưng khi miếng thịt vừa chạm vào môi, lưỡi của ông ta bị đứt lìa ngay tức khắc và rớt vào chén cơm, máu từ trong miệng phụt ra ngoài liền ngay đó.

Ông ấy đã phải nhận quả báo giống y như những nghiệp ác khủng khiếp mà ông ấy đã làm với con bò. Ông ta đã bò vòng vòng trong nhà bằng hai tay và kêu la như tiếng bò rống. Khi chuyện xảy ra như vậy, đứa con trai của ông ta chứng kiến tất cả. Người vợ bảo đứa con: “Những việc tương tự như thế này cũng sẽ xảy ra với con. Đừng lo lắng về mẹ. Hãy bỏ nhà đi ngay để đến nơi khác sống”. Đứa con lấy một số đồ đạc và chạy đi. Sau khi đứa con đi rồi, người đồ tể ấy chết và rớt thẳng vào địa ngục A-tỳ (Avīci), địa ngục sâu nhất trong các địa ngục.

Dĩ nhiên con bò kia cũng đã chết. Đứa con trai bỏ nhà ra đi và đến một nơi gọi là Takkasīlā. Ngày nay, Takkasīlā thuộc đất nước Pakistan. Khi cậu con trai đến đây, cậu theo học nghề kim hoàn (thợ làm vàng) với một vị thầy. Một ngày nọ, vị thầy bảo cậu ấy chế tác một món đồ trang sức với sự hướng dẫn của chính vị thầy. Sau đó vị thầy đi vào làng có việc. Khi vị thầy trở về, nhìn thấy món đồ trang sức mới làm xong rất là đẹp, vị thầy nghĩ rằng cậu học trò này đủ sức tự lập cuộc sống ở bất cứ nơi đâu cậu ta sống. Vì vậy, vị thầy đã gả đứa con gái cho cậu ta.

Vợ chồng họ sống với nhau ở đó và sinh được những đứa con trai và những đứa con gái. Những đứa con trai và con gái của họ lần lượt lớn lên và lập gia đình riêng. Một vài đứa trong số những đứa con trai thì trở lại kinh thành Xá Vệ (Sāvatthi) và ổn định cuộc sống tại đây. Khi họ trở thành những người Phật tử thuần thành, họ đã làm rất nhiều phước đức từ sự cúng dường đến đức Phật và Tăng đoàn. Khi tại Takkasīlā, cha của những đứa con trai này già yếu, ông ấy được các đứa con đón trở về lại Xá Vệ (Sāvatthi). Điều được ghi lại rằng, người cha này chưa từng làm bất kỳ một việc phước đức nào trong cuộc đời ông ấy. Một đứa con trai của ông đã thỉnh Phật và giáo đoàn đến nhà để cúng dường, sau khi đức Phật thọ trai xong, đứa con đã bạch với Phật: “Bạch đức Thế Tôn, bữa cúng dường hôm nay xin cho con được hồi hướng phước báo đến thọ mạng của cha con. Ông ấy chưa bao giờ làm được bất kỳ một việc phước đức nào trong suốt đời ông. Xin đức Thế Tôn hóa độ cho cha con”. Do nhân duyên như vậy, đức Phật đã thuyết hai bài kệ đầu tiên:

Ngươi nay giống lá héo
Diêm sứ đang chờ ngươi
Ngươi đứng trước cửa chết
Đường trường thiếu tư lương


Hãy tự làm hòn đảo
Tinh cần gấp, sang suốt.
Trừ cấu uế, thanh tịnh,
Đến Thánh địa chư Thiên
.”
(Pháp Cú 235, 236)

Sau khi nghe những bài kệ này, người cha chứng quả Tu đà hoàn (Sotāpatti). Dẫu rằng người cha đã chưa từng làm bất cứ một điều phước thiện nào trong đời, nhưng chắc chắn rằng ông ấy đã làm những điều phước thiện trong những kiếp trước. Đó là lý do tại sao ông ấy có thể chứng được quả Tu đà hoàn (Sotapatti) ngay sau khi nghe Phật thuyết pháp. Vào một dịp khác nữa, đứa con lại thỉnh Phật và giáo đoàn đến nhà cúng dường, và đứa con cũng hồi hướng phước báo đến cha của mình. Đức Phật một lần nữa thuyết pháp cho người cha bằng bài kệ:

Đời ngươi nay sắp tàn,
Tiến gần đến Diêm Vương
Giữa đường không nơi nghỉ
Đường trường thiếu tư lương


Hãy tự làm hòn đảo
Tinh cần gấp, sang suốt.
Trừ cấu uế, thanh tịnh,
Chẳng trở lại sanh, già
”.
(Pháp Cú 237, 238)

Trong hai bài kệ đầu, đức Phật đã đặt nền tảng để ông ấy đạt đến địa vị A na hàm (Anāgāmī) và trong hai bài kệ sau, đức Phật đã đặt nền tảng để ông ấy đạt A la hán. Nhưng ông ấy chỉ có thể đạt được quả vị A na hàm mà không thể chứng A la hán. Những bài kệ này thì rất là quý giá cho chúng ta, đặc biệt là những người già, những người đã năm mươi tuổi hoặc già hơn. Chúng ta không nên bỏ phí thời gian với những việc thế tục. Chúng ta nên tích lũy những tư lương cho chuyến hành trình trong luân hồi sanh tử. Điều đó có nghĩa là chúng ta nên làm những việc phước đức như là bố thí, giữ giới và hành thiền.

Trong câu chuyện này, người đồ tể đã nhận lấy quả báo kinh hoàng từ nghiệp ác khủng khiếp của ông ta. Ở đây chúng ta thấy rằng, nghiệp ác sẽ cho quả báo xấu ngay trong đời hiện tại. Khi chúng ta nói về Nghiệp, hầu hết chúng ta đều có những ý nghĩ khác nhau trong tâm. Bạn tạo nghiệp ở kiếp này nhưng bạn phải nhận quả báo ở kiếp tương lai. Nhưng Nghiệp có thể cho kết quả ngay trong đời sống hiện tại này luôn. Trong câu chuyện, người đồ tể đã nhận quả báo thống khổ, quả báo thống khổ đó là kết quả của nghiệp ngay trong đời sống đó của ông ta. Vì vậy, Nghiệp có thể cho kết quả ngay trong kiếp hiện tại, chứ không chỉ là phải chờ đến tương lai. Từ câu chuyện này, chúng ta cũng có thể thấy, nghiệp ác thì mang lại quả báo khổ đau.

Nghiệp thiện thì mang lại những quả thiện gì? Có rất nhiều câu chuyện. Tôi sẽ kể một câu chuyện thời nay. Có một cô Phật tử ở Florida. Cô ấy là một Phật tử thuần thành của tôi. Một lần khi tôi đến Florida, cô ấy đã lái chiếc xe Mercedes mới để đón tôi, đó là chiếc xe mà đứa con rể đã tặng cho cô ấy nhân ngày sinh nhật của cỗ. Con rể cô ấy là một bác sĩ giải phẫu thần kinh. Cô Phật tử ấy nói với tôi là, cô ấy tin rằng chiếc xe này là kết quả của những thiện nghiệp mà cô ấy đã làm.

Những gì cô ấy đã làm chính là việc giúp một vợ chồng già trong việc đi lại. Vợ chồng già ấy không có xe hơi. Mỗi tuần, cô ấy đều đưa vợ chồng nhà này đến cửa hàng tạp hóa để họ mua một số đồ đạc và sau đó đưa họ về nhà. Cô ấy đã làm việc đó trong mười năm và có thể lâu hơn nữa. Cô ấy nói rằng, kết quả của việc giúp vợ chồng già đi lại, cô ấy đã nhận lại được phước báo trong vấn đề đi lại, đó chính là được tặng một chiếc xe Mercedes mới. Mặc dù chúng ta không thể nào khẳng định rạch ròi rằng, cô ấy được chiếc xe hơi mới vì cô ấy đã giúp vợ chồng già kia đi lại, nhưng chúng ta có thể cho là như vậy. Nghiệp thiện mang lại phước báo, nghiệp ác mang lại hậu quả xấu, thỉnh thoảng nó xảy ra ngay trong đời hiện tại. Chúng ta có thể tự nhìn ngẫm về cuộc đời của chính mình để tự minh chứng cho kết quả những nghiệp thiện ác mình đã làm.

Những người chưa từng làm một điều xấu ác nào mà họ vẫn phải chịu khổ đau, trường hợp này thì như thế nào? Công nương Diana đã có một cái chết thảm khốc. Có phải công nương xứng đáng với cái chết như vậy không? Theo những gì bà ấy đã làm và những gì bà ấy đã trải qua, tôi không nghĩ rằng bà ấy xứng đáng với một cái chết đau thương như vậy. Nhưng bà ấy đã chết như thế. Tại sao?

Chúng ta không biết điều đó, vì nó nằm ngoài phạm vi trí tuệ của chúng ta. Chúng ta không thể nào biết một cách chắc chắn. Mà đó là phạm vi trí tuệ của đức Phật, bậc có trí tuệ vô biên. Dựa vào giáo pháp, chúng ta biết được rằng cái chết thảm khốc của công nương, nó phải đến từ kết quả của một việc làm bất thiện nào đó mà bà đã làm trong những kiếp quá khứ. Nghiệp đã trổ quả ở kiếp sống này khiến cho bà ấy gặp cái chết đau thương, mặc dù những gì bà đã sống ở đời này thì không xứng đáng bị như thế. Khi Nghiệp hiện tại cho quả hiện tại, chúng ta có thể tự kiểm chứng được. Khi Nghiệp quá khứ cho kết quả hiện tại, chúng ta chỉ có thể biết được nhờ vào những gì đức Phật dạy. Chúng ta phải có niềm tin mãnh liệt vào đức Phật. Vì vậy, theo giáo pháp, chúng ta có thể khẳng định rằng công nương Diana đã tạo những nghiệp xấu trong quá khứ nên hiện tại bị chết trong tai nạn khủng khiếp như thế.

Chỉ có duy nhất chư Phật mới thấy được toàn bộ hình tướng của Nghiệp. Có nghĩa là chư Phật biết mọi thứ về Nghiệp. Chúng ta thì không thể biết như thế. Những gì chúng ta biết về Nghiệp dựa theo kiến thức từ sự học tập kinh điển thì chỉ là một giọt nước nhỏ trong đại dương bao la thôi. Mặc dầu là chúng ta biết về định luật Nghiệp báo rất ít, nhưng chúng ta có thể ứng dụng kiến thức ấy để đạt được những lợi ích vô cùng to lớn. Bất cứ lúc nào chúng ta gặp những nghịch cảnh, những sự thất bại, những tuyệt vọng, chúng ta đều có khuynh hướng đổ lỗi, trách móc người khác.

Bây giờ, cái chết của công nương Diana có thể đổ lỗi cho vị nhiếp ảnh, người đã bám theo bà ấy. Nếu chúng ta chỉ nhìn trong hiện tại thì đó là nguyên nhân. Nhưng nếu chúng ta đặt sự việc diễn ra trong viễn cảnh xa hơn, chúng ta sẽ thấy là vị nhiếp ảnh đó không phải là thủ phạm thật sự, mà đó chính là nghiệp bất thiện của chính công nương trong quá khứ.

Theo giáo pháp, chúng ta hiểu rằng Nghiệp sẽ cho quả. Nghiệp thiện cho phước báo, nghiệp ác cho quả báo xấu. Định luật về Nghiệp báo được chính đức Phật khám phá ra mà không hề có một sự giúp sức của bất kỳ ai. Nhiều người cho rằng đức Phật đã mượn giáo lý Nghiệp báo của Bà la môn, và cũng cho là đức Phật nói theo những gì đạo Hin-đu đã nói. Mặc dù đạo Hin-đu cũng có giáo lý Nghiệp, nhưng nó khác xa hoàn toàn giáo lý Nghiệp được giảng bởi đức Phật. Trong đạo Hin-đu, định luật Nghiệp báo phải cần có một Đấng Quyền Năng để thưởng hoặc phạt. Định luật Nghiệp của đạo Hin-đu không phải là định luật thật của tự nhiên vũ trụ, bởi vì cho là có Đấng Quyền Năng làm chủ trong toàn bộ hệ thống của Nghiệp.

Định luật Nghiệp báo được đức Phật daỵ, không hề có một Đấng Quyền Năng nào cả. Đây là một định luật của tự nhiên vũ trụ. Vì nó là định luật của tự nhiên vũ trụ nên không cần phải có một đấng chế tạo hay một người quy định nó. Đức Phật không phải là người chế tạo hay quy định về Nghiệp, Ngài chỉ là người khám phá ra nó thôi. Ngài khám phá ra nó trong lúc Ngài thiền định để chứng Phật quả trong đêm giác ngộ. Điều được ghi lại là trong suốt canh hai, khoảng nửa đêm, Ngài chứng được Túc Mạng Minh, một loại siêu trí tuệ, và Ngài thấy được tất cả chúng sinh chết ở nơi này, tái sinh ở nơi khác.

Và Ngài cũng thấy rằng chúng sanh sinh trong những kiếp sống khác nhau do nghiệp thiện ác khác nhau của chính họ. Do đó, luật Nghiệp báo do đức Phật dạy, nó không đặt trên nền tảng của sự phân tích lô-gic hay sự lý luận suy diễn, mà nó đặt trên nền tảng trí tuệ giác ngộ của đức Phật. Và, như tôi đã nói ở trước, luật Nghiệp báo này nó là định luật của tự nhiên vũ trụ nên không ai có thể can thiệp vào nó. Không ai có thể can thiệp vào luật Nghiệp báo! Tất cả mọi người, kể cả đức Phật, cũng đều phải vận hành theo luật Nghiệp báo.

Vậy Nghiệp là cái gì?
Là tác ý, đúng không?

Nghiệp thì thường giải thích là hành động, hành động tốt-hành động xấu, phước nghiệp-ác nghiệp. Nhưng khi phân tích một cách chính xác, Nghiệp là Tác ý. Tác ý là một trạng thái tinh thần sinh khởi trong tâm các bạn khi các bạn làm một việc tốt hay xấu. Tác ý (năng lượng tâm) là cái được gọi là Nghiệp. Nghiệp đó, nó có năng lực cho kết quả trong tương lai. Các bạn biết rằng khi Nhân tốt thì Quả tốt, khi Nhân xấu thì Quả xấu. Theo lời Phật dạy, thiện Nghiệp mang lại hạnh phúc và ác Nghiệp mang lại khổ đau. Kiến thức này – thậm chí còn nhiều hơn nữa- sẽ hữu ích rất nhiều cho cuộc đời chúng ta.

Định luật Nghiệp dạy chúng ta rằng, chính chúng ta quyết định cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước tất cả các hoàn cảnh tốt hay xấu của chúng ta. Khi chúng ta gặp hoàn cảnh tốt hay xấu, chúng ta không được trách những người khác. Khi hiểu về Nghiệp, chúng ta tự an ủi chính mình khi mình gặp những nghịch cảnh. Bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta gặp phải, chúng ta nên tự an ủi rằng đó chính là kết quả của Nghiệp xấu ác do chính chúng ta tạo ra trong quá khứ, đó là điều tất yếu phải xảy ra. Chúng ta phải chấp nhận nó và cố gắng làm những điều tốt đẹp để vượt qua hoàn cảnh khó khăn đó. Vì vậy, Nghiệp đã cho chúng ta sự an ủi khi mình đau khổ hay gặp nghịch cảnh.

Và, Nghiệp giúp ta không còn trách móc, đổ lỗi cho người khác. Nếu bạn tức giận với người khác, bạn nên nhớ về giáo lý Nghiệp. Tức giận là một nghiệp xấu và nó sẽ cho kết quả xấu. Khi bạn nổi giận, bạn đã đặt nền tảng cho những nghiệp xấu ác sinh khởi trong tâm, và bạn đang mời gọi những quả báo khổ đau đến với bạn. Trong trường hợp này, bạn phải tẩy trừ cơn giận đối với người khác ngay tức thì. Hiểu được định luật của Nghiệp thì vô cùng lợi ích cho chúng ta, hơn nữa, chúng ta có thể đối diện được với tất cả những hoàn cảnh của cuộc đời, dù là vinh hay nhục.

Hiện tại, những gì tôi đã nói với các bạn thì chỉ là một giọt nước rất nhỏ trong đại dương bao la. Như tôi nói, chúng ta không thể hiểu được trọn vẹn định luật về Nghiệp, nhưng chúng ta rất cần phải biết về nó. Trong thực tế, chúng ta phải tin vào giáo lý Nghiệp vì đó là hành trang của chính chúng ta trong việc hành thiền. Điều được xác nhận là, nếu bạn muốn thực hành thiền Quán (vipassanā), bạn phải tin vào Nghiệp. Nhưng trong quốc gia này (Mỹ), tôi nói bạn phải tin vào Nhân Quả. Nếu tôi nói “tin vào Nghiệp”, nhiều người sẽ không thích. Nhưng khi tôi nói “tin Nhân Quả”, tôi nghĩ ai cũng chấp nhận nó vì tất cả đều biết về nó. Bất kỳ cái gì xảy ra đều có nguyên nhân, mặc dù chúng ta có thể không biết nguyên nhân đó. Tin Nhân Quả hay tin vào Nghiệp là giống nhau. Đó là một thủ tục các bạn phải có khi thực hành thiền Quán (vipassanā).

Với chánh kiến, chúng ta thanh lọc tâm và sau đó chúng ta có thể hành thiền. Hiểu về Nghiệp là điều rất tốt, vì nó cho chúng ta những điều kiện cần thiết để hành thiền, và nó cũng giúp chúng ta trong mọi hoàn cảnh sống. Bây giờ, khi chúng ta hành thiền, chúng ta sẽ có vô số phước báo. Chúng ta sẽ tích góp những phước báo lớn lao này. Kinh sách ghi lại rằng, chỉ một cái nháy mắt hay một chớp sáng, hàng tỉ sát na tâm sinh và diệt.

Hôm nay, có bao nhiêu sát na tâm sinh và diệt?
Chúng ta không biết.
Tất cả những sát na tâm này là thiện hay bất thiện?
Là thiện!


Vì vậy các bạn đã có được phước báo vô cùng lớn chỉ bởi một ngày hành thiền. Đức Phật đã dạy rằng, chánh niệm là Đại Phước Báo! Chúng ta cũng không muốn giữ phước báo lớn lao này chỉ dành riêng cho mình. Chúng ta sẽ hồi hướng cho tất cả chúng sinh. Khi hồi hướng phước báo, chúng ta sẽ có được phước báo lớn hơn rất nhiều, và những chúng sanh khác cũng sẽ có cơ hội nhận được phước báo này. Bởi vậy, bằng việc hồi hướng phước báo, chúng ta sẽ tăng trưởng phước báo nhiều vô kể.

Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Câu chuyện về người đồ tể và nghiệp quả
Vạn Thiền - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

câu chuyện về người đồ tể và nghiệp quả cau chuyen ve nguoi do te va nghiep qua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ngoc cu si tam minh chương vi giáo nghĩa của đại chúng bộ quà va mc phan anh o bhutan uong Ng Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố Ä Æ Ä Ã³n Khánh Hòa Húy kỵ lần thứ 35 Tổ sư tieng can phai tu trong mua ban kinh doanh 10 dieu duc phat cam ky cac cap vo chong khi tranh Hải Dương Tưởng niệm Tổ sư Thông ÐÑÑ Chuyến tùy bút gói tình thương mang về nguoi tra oan vi sao lai nhu the chao cuc tang mạ ban day đổi vẠloi tien Thiền a friend định nghĩa qua 24 chữ cái Giổ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ Tịnh câu Mối quan hệ tình bạn theo tinh thần kinh Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh tâm thức suy tư liên tục 43 cong an cua tran thai Lễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh la tap trÃƒÆ Bong Tu chum loi dang cua tue thien le ba Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng cà i Ð Ð³Ñ cai gia cua su tuc gian Chùa Nghĩa Hương tưởng niệm Tổ khai nhin Người Sài Gòn tat giẠtu cai mieng la tu hon nua doi nguoi cong