Năm 2011 này, không biết phải sắp đến ngày tận thế hông knữa Sao hết ngập lụt rồi tới động đất sóng thần Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, đặc biệt là khu vực Bắc Âu, khu mỏ dầu Trung Á Nhưng nói chi Bắc âu, Trung Á xa xôi, ở gần Việt nam nữa kìa Hai quốc
Chỉ Có Thành Tâm

Năm 2011 này, không biết phải sắp đến ngày tận thế hông knữa? Sao hết ngập lụt rồi tới động đất sóng thần? Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, đặc biệt là khu vực Bắc Âu, khu mỏ dầu Trung Á.  Nhưng nói chi Bắc âu, Trung Á xa xôi, ở gần Việt nam nữa kìa. Hai quốc gia coi đạo Phật là quốc giáo, mà tối ngày cứ đánh nhau hoài, chỉ vì một cái đền thờ có niên đại lâu đời.
 

Còn trong khu vực người Việt, mấy ngày nay sao dân Việt nam hè nhau đi theo ông theo bà nhiều quá. Mà thành phần đi đa số là tuổi trẻ. Chắc có lẽ tuổi trẻ thời đại, bắt nhịp tin tức trên trời, nên lẹ tay lẹ chưng vọt sớm, dành chỗ trước?

Trong chùa, đi tụng kinh đám ma từ hồi còn làm điệu. Tưởng đâu lớn lên, có ăn học một chút chắc thoát cảnh này. Nào ngờ, càng lớn tuổi, càng đi đám nhiều hơn những năm xưa nữa. Chắc là cái nghiệp 'thầy chùa' thì phải tụng kinh đám suốt đời! Quanh quẩn cũng cầu an hoặc cầu siêu thôi.

Ở Úc, đa số là dân đi làm. Đầu tắt mặt tối làm việc không biết năm tháng, ngày giờ. Một tuần 6 ngày mà làm việc hết 5 ngày rưỡi rồi. Thành thử, đám ma trong ngày thường, có tẩn liệm, tụng niệm gì, chỉ có ít Phật tử bệnh hoạn hay đang hưởng phước, ở nhà chờ tiền cúng dướng của chính phủ. Thành phần này, ngoại trừ không phát tâm công quả, giữ cháu nội cháu ngoại, thì mới có thời giờ rảnh rổi khăn gói, chuông mỏ, nhan đèn theo sau hộ niệm. Có nhiều đám phải đi suốt ngày, mệt lắm, cực lắm, sướng ít gì. Nhưng ở nhà thì buồn, đi đám có phước mà vui nữa, nên tranh thủ đi hoài.

Đi đám ma ở đây, kể ra sướng hơn hồi ở Việt nam trong những thập niên 80, 90 và trước nữa.
Hồi đó, trên Sài gòn, phương tiện di chuyển từ nhà chùa đến nhà đám đa số bằng xe xích-lô. Hiếm khi gặp những gia chủ, cửa nhà khắm khá, có xe hơi, loại 'Bảo Đại còn tắm ở truồng', nhưng cũng được xếp loại nhứt nhì, đại gia ở thành phố đó nhe. Ngược lại, ở dưới miền Tây thì nhà chùa phải tự đi bộ hoặc tự đạp xe đạp đến nhà đám. Có khi từ nhà chùa đến nhà đám, xa mịt mù khói lửa, cách một hai cái xã mới tới. Hoặc ở Sài gòn, có bửa, nhà đám bên Quận 8, hoặc tuốt ngoài Thị Nghè, mà nhà chùa thì ở trong quận 3, quận 6 hoặc quận 10.

Nhiều lần, bước lên gặp những bác xích-lô đã già yếu, phản xạ tự nhiên không dám đi. Nhưng vì gia chủ đã mướn rồi, thì đi chớ biết sao. Vì bất đắc dĩ phải lên xe ngồi, mà cõi lòng bồi hồi đau nhói trong tim. Đáng lẽ, đến từng tuổi đó, quý bác xích-lô phải an hưởng tuổi già, nghỉ ngơi với con cháu. Đằng này, vì lý do gì chẳng biết, từng tuổi đó, mà vẫn làm thân trâu ngựa kéo xe, thật đáng thương biết dường nào!

Còn ở Úc, đi đám tang đa số bằng phương tiện xe hơi. Hầu như là xe đời mới, có máy lạnh, thậm chí, có cả hệ thống xem phim, nghe nhạc cao cấp nữa. Sung sướng quá còn gì!

Hôm nay, sau khi cữ hành lễ nhập liệm ở nhà quàn xong, trên đường trở về chùa, phía sau tự động vang ra những tiếng sầm xì của chư vị Bồ tát vừa hộ niệm. Tốc độ âm thanh càng lúc càng gia tăng'

- Hôm nay, tụng kinh không được thanh tịnh. Mõ chuông không hoà điệu, có lúc người tụng trước, kẻ tụng sau, không ăn nhịp gì hết. Một bà chị với giọng nói đứt quản, không trọn vẹn.

- Tụng kiểu này, sợ người ta cười thúi đầu. Thêm một ý kiến của vị tín nữ thuần thành.

- Tụng kiểu này, mất uy tín Chùa mình và ảnh hưởng uy tín của Thầy trụ trì nữa. Một bà cụ nói hỏng ra hơi, cũng ráng lên tiếng.

- Không biết ngày mai, Thầy có đi tụng tiếp hông nữa. Một vì Phật tử đi chùa đã lâu, hỏi bâng quơ.


Trên xe, trở nên ồn ào, kẻ thuật lại ý kiến của một số người tham dự lễ nhập quan, người phát biểu cảm nghĩ sâu sắc của mình. Đồng thời lại nghe thêm những phản hồi từ phía chư Phật tử 'phe nhà'. Nhưng trong giây lát, trên xe trở nên im lặng nặng nề. Có lẽ mọi người vừa mệt vì tụng niệm, vừa đói bụng vì đã quá 2 giờ trưa rồi.

Sau một hồi lắng nghe ý kiến phản ảnh từ phía nhà đám có, nhà ta cũng có. Chú tài xế Phật tử, vừa bình tĩnh giữ tốc độ, vừa cầm tay lái cẩn thận, bắt đầu ho hen, lên tiếng:

- "Ôi! Có gì đâu mà lo dữ vậy. Giống như ca sĩ mà. Lâu lâu cũng bị tổ trác chớ. Người chớ đâu phải thần thánh gì mà tụng hay hoài được. Đâu có gì phải sợ. Thầy trụ trì đi tu, đi hộ niệm cho người chết đâu phải vì ham tiếng khen tụng kinh hay. Thầy đi hộ niệm là cốt yếu cầu nguyện cho người chết siêu thoát mà. Thầy tụng bằng trái tim, bằng sự thành tâm khẩn thiết. Hơi đâu mấy bà động tâm bởi tiếng khen tụng kinh thanh thoát, hay lời chê tụng kinh khàn khàn, trật nhịp! "

Ngồi phía trước, lắng nghe từng lời, từng chữ của những Phật tử thân thương, lòng tôi vô cùng cảm phục. Tôi chợt nhận ra rằng, người Phật tử, dù bất cứ nơi nào, cũng đều có chung tấm lòng thương đời, mến đạo. Vì họ quý đạo, nên khi nghe những lời lẽ vô tình hay cố ý của người nào, giống như chính họ bị xúc phạm niềm tin tôn giáo, tâm họ sẽ dễ dàng bị chao đão. Vì họ kính ngưỡng Tam bảo, nên họ luôn bảo vệ, che chở Thầy, bằng bất cứ giá nào, bởi họ hiểu rất rõ, Thầy là thành phần của Tăng bảo.

Ngoài trời mưa bắt đầu nặng hạt, gió lạnh len lỏi vào cửa kiếng của chiếc xe. Tôi chợt cảm nhận, đời người thật quá ngắn ngủi. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mọi người cố gắng giữ tâm nhẹ nhàng, ung dung trước những nghịch cảnh khen-chê của cuộc đời, thì hạnh phúc nào bằng. Có ai lột da sống đời đâu. Những nỗi cô đơn, những niềm cay đắng, những đau buồn uất hận gì rồi cũng rủ cánh bay đi. Thế thì, lo lắng để làm gì, bận tâm để mà chi, nhất là những sự lo lắng, bận tâm đó không mang lại niềm khinh an tĩnh tại trong tâm hồn.

Đi đám ma là cơ hội dễ dàng, để quán chiếu rõ ràng bài học vô thường. Đi đám tang là để trãi nghiệm thế thái nhân tình tại chốn nhân gian.

Khi cõi lòng thanh tịnh, an lạc, người hộ niệm sẽ dễ dàng nhiếp tâm, thành tâm nguyện cầu cho chư vị hương linh sinh về thế giới an lành vĩnh cữu!!


Về Menu

chỉ có thành tâm chi co thanh tam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chính thức khai trương Việt chay åº an cu kho bau niem tin va tri tue Thích đẻ á Ÿ con goi la phat tich lan Thư cau chuyen ve nguoi hung dang sau cuoc chien niem ceo vc corp thien de hanh phuc chan thuc Mà Šviệt Tung CÃn thiền Hạnh kiên nhẫn chua bac ai Già tinh xa ngoc quang neu nghi nuoi duoc cha me la tron chu hieu thi hay là cảnh giới của người thông minh tinh thần cầu nguyện của người phật Phật giáo thien Su chuột Củ quả màu cam ngừa ung thư ta chot nhan ra hanh phuc tu nhung dieu gian di Súp Phúc Thản nhiên trước muộn phiền đậu tập hiếu 1970 thỉnh tượng đồng bổn sư lớn nhất nghiep cham soc nguoi benh co phuoc bau mẹ giao Nhớ Bệnh viêm khớp mãn tính tạm Trò lá ƒ một câu chuyện đáng suy ngẫm về lục dạ thân pham tổ bất Tam