Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi Những bài hát bất tử về
Chiều kích tâm linh trong nhạc Trịnh Công Sơn

Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
Khi nói đến “quê hương”, ngoài tiếng khóc, tiếng cười dành cho sự trầm thăng của đất nước, chúng ta còn thấy một “quê quán”, “quê nhà” rất lạ nơi nhạc của ông. Về “tình yêu” cũng vậy, dễ hiểu, dễ cảm như “tình yêu như trái phá, con tim mù lòa” nhưng cũng rất độc đáo với những câu hát lạ như “ ru em là cánh nhạn miệng ngọt hạt từ tâm” hay “yêu em yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, v.v.. Về “thân phận”, nếu là “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi” thì không có gì phức tạp, nhưng “ôi cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi” hay “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về” thì quả tình không đơn giản. Phải chăng những điều lạ kỳ “không giống ai” này chính là nỗi niềm riêng suốt một đời trăn trở trong trái tim của Trịnh? Vẫn tự tại ung dung khi “thanh thản trong sự cô đơn của chính mình”, nhưng đồng thời cũng đầy khắc khoải trên bước độc hành, khoác trên vai “một điều giấu kín”.

Điều giấu kín là điều gì? Tại sao phải giấu kín? Có giấu kín hoàn toàn không? Có thể nói dù Nhạc sĩ muốn giấu nhưng đồng thời cũng muốn mở, chúng ta vẫn có thể cảm nhận rất rõ phần nào tâm sự đó khi nương theo một số “đầu mối” nơi ca từ, cùng tùy bút đã để lại của ông . Từ đó, “bí mật” đã được “bật mí” một phần. Tập sách này được soạn như một cố gắng nhỏ đi vào những đầu mối như vậy.

Những ai thực sự hiểu về đạo, về thiền đều biết rằng có sự khác biệt rất lớn giữa tâm linh và tôn giáo. Tôn giáo (religion) là hệ thống tín ngưỡng, kinh điển, nghi thức; Còn tâm linh (spirituality) là tìm về với bản thể chân thật (true self, real nature), với Phật tánh (Buddha-nature) hay bản chất Thượng đế (God-nature) vốn có sẵn trong mỗi người chúng ta. “Phật tại tâm” (Buddha at mind) hay “Chúa ở cùng chúng ta” (God be with you) là những câu rất quen thuộc nói đến điều này.

Bản thể chân thật của Tâm, tùy theo truyền thống, được gọi theo nhiều cách: Tâm vũ trụ (cosmic mind, universal mind), Tâm bầu trời, Tâm đại dương (Mind is like vast sky or vast ocean)  v.v…Riêng trong Phật giáo, Chân Tâm hay Minh Tâm (real mind) thường nghe trong “Trực chỉ chân tâm”, “Minh tâm kiến tánh”, là thuật ngữ của truyền thống phương Bắc (Bắc tông), Tâm Chói Sáng (luminous mind) là cách nói theo truyền thống phương Nam (Nam tông) như trong một đoạn kinh Pali sau đây: “Tâm này là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy, nên không tu tập tâm ấy. Tâm này là sáng chói. Và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. Bậc có trí nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy, nên có tu tập tâm ấy.” Như vậy, “Minh tâm kiến tánh” hay “Tâm chói sáng thì thấy được thực tướng của các pháp” đều cùng một ý nghĩa, không khác!

Và muốn “biết và thấy” được bản chất thanh lương, thuần khiết này, phải tìm hiểu kinh sách một cách thông minh từ những lời dạy của thánh nhân xưa đã trao truyền lại, phải sáng suốt phân biệt đâu là “ngón tay” qui ước của ngôn từ, đâu là “vầng trăng” vô tướng, vô ngôn. Mục đích chính của mọi truyền thống chân chính gặp nhau ở điểm này: hướng về một thực tại tuyệt đối duy nhất, sự rỗng không của vạn pháp. Nói theo cách của Trịnh là “tìm thấy được mình ở vẻ nguyên vẹn của nó”.

Trịnh Công Sơn là một người có kiến thức rộng về tôn giáo. Trong di sản ca khúc của mình, những ca từ như Chúa, thiên đường, địa đàng, giáo đường v.v…thuộc Ki-tô giáo và chân như, vô vi v.v… thuộc Phật giáo đều cùng nhau xuất hiện song song. Theo người viết hiểu thì “vẻ nguyên vẹn” vừa đề cập đến ở trên, khi đi vào âm nhạc, đã trở thành “môi thiên đường”, “vườn địa đàng” hay “trăng vô vi”, “vầng nhật nguyệt”, “cõi đi về” mà chúng ta thường nghe tới.

Nếu tôn giáo là cây cầu để khai mở tâm linh, thì Phật giáo chính là một cây cầu đẹp và quen thuộc nhất với Trịnh: “Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi, Phật giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.”

Phải chăng “ngôi chùa tĩnh lặng” và “tượng đài vững chắc” đó chính là “quê hương” “một cõi đi về” của Ông? Chắc là thế, vì có lần Trịnh đã trả lời một cuộc phỏng vấn: “Tôi không quan niệm tìm đến với Phật mà là trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.” Như vậy, không khó để giải đáp cho câu hỏi “Phải chăng trở về với Phật tính vốn yên lặng, rỗng không cũng chính là hoài bão một đời của Trịnh?”.

Dù lòng thương luyến cuộc đời náo động có khi làm ông không được lắng yên, nhiều lúc phải buông tiếng thở than “một cõi bao la ta về ngậm ngùi” hay “ta nghe tịch lặng rơi nhanh dưới khe im lìm”. Nhưng là một thiền nhân, Ông cũng biết rằng “phục bổn hoàn nguyên”, về lại cội nguồn là một cuộc hành trình dài, không thể “đến bờ kia” chỉ trong một kiếp sống.

Hãy cùng nghe thêm lời Trịnh về chiều kích vô lượng của tĩnh lặng và vô biên của không gian: "Có kẻ đứng trước bao la mà không thấy được bao la. Có kẻ ở buổi bình minh, nghe tiếng chim hót đã chạm mặt với cõi vô lượng. Biết được vô lượng là cùng lúc đến với vô biên. Cái vô biên nằm đâu đó trên cánh vạc chở hoàng hôn về núi mỗi chiều."  Câu này Ông đã viết trong tùy bút Mở Theo Lời Điệu là những thông điệp thật thâm thúy, chỉ một người hiểu được cốt tủy của Đạo mới có thể nói được.

Đạo vốn bao la. “Vũ trụ lớn” bên ngoài được bao trùm bởi không gian và tĩnh lặng, cũng không khác gì với “vũ trụ nhỏ” bên trong thân tâm mỗi con người, vốn tĩnh lặng và trống rỗng như hư không. Ngoài sao trong vậy! Trịnh là người có nhiều kinh nghiệm sâu sắc trên con đường khám phá vũ trụ nhỏ vô lượng, vô biên của riêng mình, như Ông đã từng hát “Tôi đang lắng nghe im lặng đời mình Tôi đang lắng nghe im lặng của tôi”.

Im lặng hay Tĩnh lặng là tính chất của Đạo. Đạo là gì? Tính chất của Đạo ra sao? Làm sao để thấy được Đạo?. Những vấn đề này sẽ được giải bày dọc theo phần nội dung của sách.

Trên đường trở về với Phật tính, không thể không đề cập đến phút giây hiện tại, là cốt lõi mà mọi phương pháp thiền tập đều nhắm tới. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người đọc nhiều, từng say mê với thuyết hiện sinh của triết học Tây phương nhưng cuối cùng đã nói: “Bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật. Tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống”.Phật khi xưa đã từng nói về sự kỳ diệu của phút giây hiện tại như thế nào mà Trịnh xem Phật như là “bậc thượng thừa của hiện sinh”?.  Câu Phật ngôn nổi tiếng sau đây có thể trả lời cho câu hỏi này: "Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng, Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến, Chỉ có pháp hiện tại,  Tuệ quán chính là đây".

Nhưng “cuộc hành trình về quê” có những khó khăn, trắc trở gì mà không ít lần Trịnh đã thốt tiếng thở than: “Đời tôi ngốc dại tự làm khô héo tôi đây” hay “như là chim xa đàn, giấu nỗi buồn trong cánh” .v..v…? Có phải “tám ngọn gió đời” đôi khi làm cánh chim kia “cuồng phong cánh mỏi”, hương đạo “vàng phai”?.

Gió Đời Hương Đạo chỉ là những dòng tản văn theo cảm hứng nên khó tránh khỏi chuyện lan man, lỏng lẻo. Bên cạnh đó, cũng mong được người đọc lượng thứ luôn cho việc không chú thích, dẫn nguồn thường thấy trong các khảo luận, nghiên cứu.

Dù sức hiểu và sức cảm vẫn chưa sâu, nhưng để bày tỏ tình cảm và lòng tri ân dành cho một nhân tài Việt, người viết xin được mạo muội trình bày những kiến giải chủ quan của mình về ca từ và ý tứ trong một số ca khúc đẹp, sâu và lạ của Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

Kính mong nhận được sự đồng cảm, khích lệ và góp ý chân thành từ bạn đọc gần xa yêu quý dòng nhạc Trịnh.

Kính bút,

 
Minh Tuệ Đỗ Minh

Về Menu

chiều kích tâm linh trong nhạc trịnh công sơn chieu kich tam linh trong nhac trinh cong son tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam phật Sách Tt biet va khong biet hinh anh nguoi phat tu thuan thanh trong thoi lịch sử phật giáo nam tông tại huế Dương let s pray for japan tội an chay tuc muc dich cuoc doi la g Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ kỳ 3 nghiên cứu về ni giới một đề tài quà dai chánh vi tet cua nhung dua con xa que gia va chet giÃÆ đừng vinh Môn si mÃ Æ ra sï¾Îæ cay neu va nhung gia tri tam linh ngay tet VÃƒÆ Cơm lá cẩm trộn củ quả lể hội esala pehera rước xá lợi răng Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và chua ky vien khanh hoa thich sẽ uống bia rượu vừa phải có tốt cho hoc phat mấy khÒ sử hạnh Äà tinh tan Già Chốn bình an 5 tan o thai lan Ûp nhân oà n chùa nghĩa hương la phu nu qua thoi Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm