Cho một nền đạo đức toàn cầu
Cho một nền đạo đức toàn cầu

Bụt dạy thật đơn sơ: Hãy dừng lại và trở về với giây phút hiện tại đi, nhìn sâu trong phút giây hiện tại bạn sẽ khám phá ra là bạn có nhiều điều kiện hạnh phúc hơn bạn tưởng trong giây phút nầy.


Chủ nhật ngày 6.12.2009, một đoàn chuyên gia viễn thông chuyên nghiệp về đã tới Làng Mai thực hiện thu hình một buổi giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh để chuyển tới Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 9 (Parliament 9 the World's Religion) đang diễn ra tại thành phố Melbourne (nước Úc) từ ngày 3 đến ngày 9.12. 2009.


Sau 16 năm kể từ Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới lần thứ nhất họp ở Chicago 1993 đến nay - tháng chạp năm 2009, Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 9 lại được tổ chức, lần nay chủ đề của Hội Nghị là: "Lắng nghe nhau, chữa lành cho trái đất" (Make a world of Difference; Hearing each other, Healing the Earth).

Giáo sư Gary D. Bouma, Chủ tịch hội đồng quản trị Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới tại Melbourne rất muốn Sư Ông Làng Mai có mặt để thuyết trình cho khoảng mười ngàn người (10.000) từ khắp nơi về dự Hội Nghị. Nhưng Sư Ông đã từ chối với lý do rất đơn giản là Làng Mai đang trong mùa An Cư. Theo truyền thống đạo Bụt, mỗi năm giới xuất sĩ có ba tháng an cư. Trong chín mươi ngày ấy những vị xuất gia chỉ chuyên tâm tu tập mà không ra khỏi giới trường. Vì vậy các vị trong hội đồng tổ chức đã đưa ra một đề nghị: Nếu Sư Ông không đi được thì họ sẽ gửi một đoàn viễn thông tới thu hình và truyền hình trực tiếp bài giảng của Sư Ông tới Hội Nghị. Như vậy thì tuy rằng Sư Ông đang ở Làng Mai nhưng vẫn có mặt tại Hội Nghị. Giáo sư Bouma là người đại diện viết thư thỉnh mời rất trân trọng gửi tới Sư Ông Làng Mai:

"Chúng tôi biết Hội Nghị diễn ra trong khoảng mùa An Cư Kiết Đông và Thầy không tiện ra khỏi giới trường an cư. Nhưng những gì Thầy đã và đang giảng dạy về chánh niệm, hòa bình và nhất là với tư cách của một Thiền sư được kính trọng nhất trên Thế giới hiện nay, một nhà thơ có ảnh hưởng lớn, một người tranh đấu cho hòa bình và nhân quyền, chúng tôi mong rằng Thầy sẽ có thể thuyết trình cho Hội Nghị bằng phương tiện viễn thông. Chúng tôi mong muốn Thầy đem tới cho Hội Nghị một ít năng lượng và tuệ giác của khóa An cư kiết Đông, bằng sự nối kết hai nơi lại với nhau - Làng Mai và Melbourne - bằng hình ảnh và âm thanh truyền qua vệ tinh viễn thông.

Chúng ta có thể chuyển sức đập của Thầy trực tiếp từ Làng Mai tới Hội Nghị Melbourne cho một thính chúng mười ngàn người (10.000) tới từ Úc Châu và Thế giới. Chúng tôi đang thương thuyết với nhiều hãng truyền tin viễn thông để có thể thực hiện được chuyện này.

Chúng tôi tin rằng sẽ không thể có hòa bình trên Thế giới nếu không có sự hài hòa giữa các tôn giáo với nhau. Con mắt của Thế giới sẽ nhìn về Melbourne khi Hội Nghị 2009 khai mạc. Chúng tôi rất biết ơn nếu Thầy chấp nhận được lời mời này".


Sư Ông Làng Mai đã vui vẻ chấp nhận đề nghị ấy. Trong bài giảng Sư Ông đã chia sẻ rất sâu về Năm Giới mới của đạo Bụt. Năm Giới đó là những phương pháp thực tập thiết yếu để đóng góp vào xây dựng cho một nền đạo đức toàn cầu. Bằng ngôn ngữ phi tôn giáo, nội dung của Năm Giới mới chứa đựng nguồn tuệ giác viên dung của đạo Bụt. Đó là kết quả của sự thực tập, nghiên cứu, quán chiếu của tứ chúng Làng Mai. Sau đây là toàn văn bài pháp thoại :


Kính chào quý bạn. Sáng nay chúng ta sẽ nói chuyện với rất nhiều người đang tham dự trong Đại Hội lần thứ 9 của Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới gặp nhau tại Melbourne, Úc Châu. Chắc có ít nhất là một ngàn người đang cùng lắng nghe pháp thoại này: có rất nhiều Giáo sĩ Do Thái giáo, Mục sư Tin Lành, Linh mục Công giáo và Phật tử khắp nơi vân vân...

Đại Hội này bắt đầu từ hôm mồng 3 và sẽ kết thức mồng 9 tháng 12 năm 2009 này. Chúng ta cũng biết rằng ngày mai là mồng 7 tháng 12 năm 2009, tại thủ đô Copenhagen Đan Mạch cũng bắt đầu Đại Hội để một số các vị lãnh đạo quốc gia sẽ thảo luận về đề tài Địa Cầu bị hâm nóng và những thay đổi khí hậu đột ngột do môi sinh bị tàn phá vân vân... Đại Hội này cần sự ủng hộ của chúng ta, những nhà lãnh đạo tâm linh cũng như những người làm chính sách cho đất nước.

Sự Thức Tỉnh Tập Thể (Collective Awakening)

Thưa đại chúng sáng nay chúng tôi đã ngồi thiền, đã tụng kinh để gửi năng lượng ủng hộ hết lòng Đại Hội Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới và cũng để ủng hộ luôn cho Đại Hội các nhà lãnh đạo tại Copenhagen về đổi thay thời tiết, che chở sinh môi. Chúng tôi có mặt cho cả hai đại hội, chúng tôi muốn ủng hộ với tất cả tấm lòng chúng tôi. Chúng tôi cố gắng đem đến cho mọi người một chút năng lượng Thức Tỉnh Tập Thể. Vâng, đúng thế, tôi muốn nói rằng quý bạn và chúng tôi, ta rất cần một sự Thức Tỉnh Tập Thể.

Nếu chúng ta có sự Tỉnh Thức Tập Thể đó, thì mọi việc sẽ ổn định hơn. Mỗi người sẽ biết cách sống như thế nào cho thế giới của ta và của con cháu ta ngày mai còn được an toàn. Với sự Tỉnh Thức Tập Thể ấy, chúng ta sẽ cùng làm chung, cùng chung sống như thế nào để ta có thế cứu vãn hành tinh của chúng ta, xây dựng một tương lai cho con cháu ta và con cháu của con cháu chúng ta.

Ở Làng Mai chúng tôi có Ba Tháng An Cư Kiết Đông. Trong Khoá Tu ba tháng này có khoảng 250 tu sinh - xuất sĩ và cư sĩ - chúng tôi thực
Bụt dạy thật đơn sơ: Hãy dừng lại và trở về với giây phút hiện tại đi, nhìn sâu trong phút giây hiện tại bạn sẽ khám phá ra là bạn có nhiều điều kiện hạnh phúc hơn bạn tưởng trong giây phút nầy.

tập chung 90 ngày. Chúng tôi ngồi thiền chung buổi sáng và buổi xế chiều. Chúng tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng và chúng tôi thực tập thật vui như một gia đình tâm linh. Chúng tôi nghe pháp thoại, đi thiền hành chung, ăn cơm chung trong chánh niệm, nấu ăn, dọn dẹp làm mọi thứ trong chánh niệm chung với nhau. Chúng tôi muốn tu tập để cho mỗi phút giây của sự sống trong đời sống hằng ngày trở nên một phút giây thật bình an, một phút giây nuôi dưỡng, một phút giây hạnh phúc. Chúntg tôi cố gắng phần mình. Chúng tôi đã tạo được một loại năng lượng thật hùng tráng với sự tu tập tập thể của chúng tôi. Đó là điều chúng tôi muốn cúng dường cho cả hai Đại Hội, Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới và Đại Hội Copenhagen về che chở địa cầu.

Ở Làng Mai năm nào chúng tôi cũng tu tập ba tháng Mùa Đông, đó là cách đóng góp thật khiêm nhường và đơn giản của chúng tôi cho sự kiện làm Thức Dậy Toàn Cầu. Chúng tôi cần tự đánh thức mình, trước khi mời mọi người thức dậy, đó là nguyên tắc sống của chúng tôi. Điều mà các bạn trong Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới đang làm, chính là điều đó. Các bạn đã cùng đến tận Melbourne để dự Đại Hội này để giúp mọi người cùng Tỉnh Thức chung. Cám ơn các bạn có mặt tại đó, gắng làm hết sức việc làm này. Cám ơn các bạn đã đến Copenhagen với rất nhiều hy vọng. Quý bạn nên biết, chúng tôi đang đứng sau lưng các bạn để ủng hội các bạn hết lòng. Chúng tôi trông chờ, chúng rất cần một nhóm lãnh đạo làm việc đó để cứu độ trái đất của chúng ta.

Trên nguyên tắc, chúng ta đã có những kỹ thuật đủ tân tiến để thay thế loại nhiên liệu xăng dầu mà chúng ta đang dùng, bằng loại nhiên liệu mới không tổn hại địa cầu. Chúng ta có thể vào năm 2030, nếu chúng ta đủ mạnh đủ đoàn kết, ta có thể thay thế 100% việc sử dụng xăng dầu, than và nguyên tử bằng năng lượng của nước, của không khí, sức nóng trong lòng đất và của mặt trời. Chúng ta cần một sự chỉ đạo chung cho thế giới. Nhóm chỉ đạo ấy không phải là chỉ để chỉ đạo chánh trị, nhóm ấy phải có chiều sâu tâm linh, bởi vì kỹ thuật không thể thực hiện nếu chúng ta chưa chuyến hóa được sự sợ hãi trong ta, sự tức giận và sự thèm khát trong ta. Loại độc tố ấy đang có mặt trong xã hội ta và trong mỗi chúng ta.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục đánh nhau ở Afghanistan, ở Iraq và ở các nơi khác là tại vì ta có nhiều bạo động và giận dữ trong ta. Chúng ta biết rất rõ là sử dụng những nguồn năng lượng như nước, như sức nóng mặt trời có thể phát triển để không tổn hao tài nguyên trái đất và những kỹ thuật chế tác làm tăng trưởng những nguồn năng lượng ấy cần được tất cả chúng ta ủng hộ và khuyến khích. Những nguồn năng lượng mới này còn khá đắt, không cạnh tranh kịp với giá xăng dầu và than. Ta cần có đủ ngân sách để tài trợ những công ty đang tìm cách sản xuất loại năng lượng mới này để giá cả khi sử dụng năng lượng mới cạnh tranh kịp với giá nhiên liệu cũ. Ta nên đánh thuế cao dầu xăng và than để làm thối tâm người sử dụng nhiên liệu này. Đó là hướng phải đi. Nhưng làm sao để có đủ tiền tài trợ những dự án phát triển kỹ thuật dùng nhiên liệu mới để đừng tàn phá địa cầu ? Ta đang bỏ ra khá nhiều tiền để chế tạo vũ khí. Những cường quốc vẫn còn đang sản xuất rất nhiều vũ khí. Những công nghiệp sản xuất vũ khí ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức quốc và Pháp quốc vẫn còn là nguồn kinh tế quan trọng cho những quốc gia này. Tại sao các nước khác cần mua vũ khí ? Tại vì họ sợ. Nước Iran đang gắng trở nên một cường quốc về năng lượng nguyên tử và Bắc Triều Tiên cũng thế. Nền tảng của những hành động ấy là cái sợ. Họ muốn tự bảo vệ mình. Và những nước bán vũ khí đã nói: "Vũ khí chúng tôi hiện đại lắm. Nếu quý vị mà có sẳn vũ khí này thì quý vị sẽ an toàn hơn. Họ bấm nút vào sự sợ hãi của chúng ta để chúng ta mua vũ khí của họ. Sợ hãi là một năng lượng mà ta cần chuyển hóa, cùng với sự giận hờn. Khủng bố là giận dữ, khủng bố cũng là sợ hãi. Những người khủng bố có rất nhiều giận dữ và sợ hãi nhưng những người chống khủng bố cũng có rất nhiều giận dữ và sợ hãi. Thành ra sự lãnh đạo chính trị không đủ, chúng ta cần sự lãnh đạo tinh thần. Quý vị đang ở đó, ở Melbourne trong Đại Hội này, để giúp chúng tôi làm chuyện đó, làm cách nào để nhận diện những độc tố bạo động, giận hờn, sợ hãi trong ta, để ta có thể chuyển hóa chúng. Chúng ta có thể làm việc ấy với tư cách cá nhân hay làm việc ấy với tư cách một đoàn thể.

Năm rồi trong Khóa Tu Mùa Đông ở Làng Mai, chúng tôi cũng có vài trăm người về tu chung. Chúng tôi ngồi thiền chung, đi thiền hành
Không ăn thịt, chúng tôi có thể giảm phung phí tài nguyên của hành tinh trong việc sử dụng khối lượng khổng lồ nước khi chăn nuôi công nghệ, không làm nhiễm ô môi trường với hóa chất bốc từ phân súc vật làm thành một loại nhà kiếng trên không gian làm cho trái đất còn hâm nóng nhanh hơn.

chung và thực tập nhìn sâu để tìm ra con đường tâm linh nào có thể giúp chúng ta đi ra được tình cảnh khó khăn hiện tại. Chúng tôi quán chiếu những chủ đề như tâm linh toàn cầu và đạo đức toàn cầu. Chúng tôi muốn tập thiền quán và chia sẻ cái thấy, cái tuệ giác của Bụt cho một nền đạo đức toàn cầu và tâm linh toàn cầu. Trong khi chế tác năng lượng của tình huynh đệ, tình chị em, tình thương và hạnh phúc, chúng tôi cũng thảo ra được một bản văn về Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm. Đây là nền tảng của sự tu tập theo Bụt dạy để có bình an và hạnh phúc.

Sau khóa Tu Ba Tháng Mùa Đông, chúng tôi có khóa tu Nói Tiếng Pháp. Trong khóa tu này, chúng tôi cũng tu tập nhìn sâu như vậy. Đề tài thiền quán (Công Án) cũng là một nền đạo đức toàn cầu, tâm linh toàn cầu.

Sau khóa tu Nói Tiếng Pháp lại đến khóa tu 21 ngày vào tháng sáu. Nhiều vị Giáo Thọ đến từ nhiều nước khác nhau (khoảng 40 nước). Chúng tôi cũng tập thiền quán trong vòng hai mươi mốt ngày để thấy rõ hơn con đường của nền đạo đức toàn cầu và tâm linh toàn cầu. Chúng tôi muốn làm cho rõ ràng những gì chúng tôi đang tu. Và trong Khóa Tu Mùa Hè vừa qua, kéo dài đúng một tháng, chúng tôi cũng chú tâm về đề tài này : Làm thế nào để có cái thấy sâu sắc về một con đường tâm linh có thể áp dụng cho toàn cầu và một nền đạo đức áp dụng toàn cầu. Cuối cùng, vào những ngày chót của Khóa Tu Mùa Hè thì chúng tôi đã hoàn chỉnh được bản văn về Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm.

Đối với Phật tử chúng tôi, Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm - thường gọi là Năm Giới - là một thực tập có thể mang đến cho người luyện tập nó hạnh phúc chân thật, tình thương chân thật có thể che chở cho sự sống, cứu được trái đất, phục hồi truyền thông và chữa lành cho trái đất và cho mọi người mọi loài sống trên trái đất này. Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm là cái thấy sâu sắc của Bụt cho một nền tâm linh áp dụng được cho toàn cầu, là tuệ giác của Bụt cho một nền đạo đức áp dụng được cho toàn thế giới. Chúng tôi đang tìm cách diễn dịch Năm Giới này ra ngôn ngữ không có từ Phật giáo, để chúng tôi có thể chia sẻ cho các bạn tu tập theo các truyền thống tâm linh khác chúng tôi.

Bây giờ chúng ta nên thở cho khoẻ nhé, một phút thôi:

Thở vào, tôi ý thức là tôi còn sống

Thở ra, tôi mỉm cười với sự sống trong tôi và quanh tôi.


Thưa quý bạn, theo cách chỉ dẫn của Bụt, chúng ta có thể sống bình an, có tình thương và hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại. Một người tu tập giỏi có thể chế tác ra cảm thọ bình an, cảm thọ hạnh phúc bất cứ khi nào anh hay chị muốn - dục an đắc an - Một hành giả tu tập giỏi là có khả năng nhận diện một cảm thọ đau đớn, phiền muộn trong mình, có khả năng ôm ấp và chuyển hóa nó. Người tu tập giỏi có thể quán chiếu và thấy được nỗi khổ niềm đau của người khác. Với lòng từ bi và sự quán chiếu sâu sắc, người ấy có thể giúp người kia tu tập như mình: nhận diện niềm đau, ôm ấp, nhìn sâu để chuyển hoá nó, hiểu và thoát khỏi trạng thái sầu muộn, và luyện cách chế tác những phút giây hạnh phúc và bình an. Đó quả thật là một điều ước mơ. Khi chúng ta tập hơi thở ý thức, ta đem tâm chúng ta về với thân và ta có mặt hoàn toàn với phút giây hiện tại, nơi này và tại đây. Khi chúng ta thật sự có mặt bây giờ và nơi đây, ta có thể giúp cho cơ thể ta buông thư, an lạc ra. Có thể trong thân ta có sự căn thẳng và đau nhức. Bụt dạy rằng luyện hơi thở ý thức giúp ta thấy được căn thẳng và đau nhức trong thân ta và cũng thấy được niềm đau hay một cảm thọ sầu muộn trong ta, ta tập nhận diện nó, ôm ấp nó. Ta không nên đàn áp cảm xúc ấy. Với năng lượng chánh niệm, ta có thể làm cho cảm thọ ấy nhẹ đi. Rồi khi có dừng lại, có nhìn sâu, thấy được bản chất của sự kiện ấy, gốc rễ của nỗi buồn phiền ấy, ta hiểu được và tìm cách thoát ra khỏi được niềm đau ấy . Bụt nói rằng ta có thể sống hạnh phúc, an lạc ngay bây giờ. Dù rằng thế nào ta cũng còn vài nỗi đau, vài cơn buồn phiền, vài cơn lo lắng, nhưng mình sẽ biết cách xử lý niềm đau và sự sợ hãi trong ta. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng ta cần đem vào đời sống hằng ngày chiều sâu tâm linh. Không có nếp sống tâm linh ta sẽ không biết xử lý niềm vui nổi khổ của chúng ta và ta không giúp được người khác. Những người hướng dẫn thiên hạ có đời sống tâm linh cần phải sống thật những điều mình dạy để có thể giúp người mình giúp, hành xử được như mình.

Đạo Phật là đạo Tỉnh Thức. Chỉ trở thành một vị Bụt thôi thì chưa đủ, chúng ta cần rất nhiều vị Bụt. Mỗi người trong chúng ta phải trở nên một vị Bụt. Vì thế tôi mới dùng từ Thức Tỉnh Tập Thể hay là Cùng Tỉnh Dậy. Tỉnh dậy về cái gì ? Khi ta thở vào và đem tâm về với thân, thân tâm nhất như, khi ta thực sự có mặt là có sự thức dậy rồi. Ta biết rằng ta còn sống, ta đang có mặt và sự sống đang đầy dẫy để ta sống thật sâu. Đấy cũng là một sự Thức Dậy rồi.

Sống hạnh phúc trong phút giây hiện tại.

Giác ngộ không phải là chuyện xa vời, nhưng ta cần đem tâm trở về với thân và thực sự có mặt trong phút giây hiện tại. Có mặt trong phút giây hiện tại, ta biết nhận diện muôn vàn mầu nhiệm của sự sống trong ta và chung quanh ta. Nếu ta biết tiếp xúc được với những nhiệm mầu này của sự sống ta sẽ được nuôi dưỡng và trị liệu tức thì và bình an hạnh phúc có thể đến tức thì. Với chánh niệm ta mới nhận ra rằng ta đã có nhiều hơn ta tưởng những điều kiện hạnh phúc. Ta may mắn hơn rất nhiều người. Nếu ta nhận diện được những điều kiện hạnh phúc của ta, ta sẽ hạnh phúc ngay bây giờ và tại đây, ta không cần phấn đấu nữa, ta không cần đuổi theo tương lai nữa. Ta không cần tìm cầu hạnh phúc trong tương lai nữa vì ta đang có hạnh phúc bây giờ và ở đây. Bụt dạy : Biết dừng lại để nhìn sâu và sống hạnh phúc trong phút giây hiện tại. Cách tu tập này có thể giúp rất nhiều người buông bỏ được thèm khát, giận hờn và sợ hãi.

Nếu ta đã có hạnh phúc rồi ta không cần phấn đấu nữa, không lo lắng nữa. Ta có quá nhiều hạnh phúc để chia sẻ. Với sự Tỉnh Dậy Tập Thể
Nguyên nhân của bạo động, nguyên nhân của chiến tranh và cái thấy sai lầm là sự cố thủ vào cái thấy của ta. Ta không bao dung vì ta tin rằng cái thấy của ta đã là chân lý rồi và ta không chấp nhận được những cái thấy khác. Thái độ này đưa tới cuồng tín, thiếu bao dung và chiến tranh. Phép tu tập chánh niệm thứ nhất khuyến khích ta tập nhìn sâu hơn để thay đổi cách suy tư của mình.

ta có thể chận đứng quá trình tiêu hủy xã hội ta và địa cầu. Đã tỉnh thức rồi (có giác ngộ rồi), ta không còn nghĩ rằng có thêm quyền lực, có thêm tiền tài, có thêm tình dục thì mới có hạnh phúc. Ta đủ hạnh phúc rồi, quá đủ để khỏi phải phí thì giờ chạy theo các thứ thiên hạ thèm khát đó. Vì thế để cứu địa cầu, ta cần có cái nhìn mới về hạnh phúc. Mỗi người trong ta điều có sẳn ý kiến làm thế nào để có hạnh phúc. Mỗi người trong chúng ta đều có cái thấy về hạnh phúc. Và vì cái thấy ấy mà chúng ta đã hy sinh quá nhiều thì giờ của ta để chạy theo những đối tượng của sự thèm khát kia để tàn phá thân và tâm đến một mức nào đó. Vì thế ta cần có cái thấy mới về hạnh phúc. Bụt dạy thật đơn sơ: Hãy dừng lại và trở về với giây phút hiện tại đi, nhìn sâu trong phút giây hiện tại bạn sẽ khám phá ra là bạn có nhiều điều kiện hạnh phúc hơn bạn tưởng trong giây phút nầy. Bao nhiêu là mầu nhiệm của sự sống trong bạn và chung quanh bạn. Vì thế nên ở Làng Mai chúng tôi thực tập thần chú thứ năm : Đây quả thực là phút giây hạnh phúc rồi. Trước khi ngồi thiền chúng tôi đọc thần chú, trước khi ăn trưa hay ăn chiều chúng tôi đọc thần chú, trước khi đi thiền hành trên ruộng đồng hay trong vườn rau, chúng tôi chia sẻ thần chú cho nhau và hạnh phúc có mặt ngay. Thật dễ dàng và đơn giản vô cùng: "Đây là phút giây hạnh phúc !" Đúng thế bạn còn may mắn lắm đó. Bạn vẫn còn sống trên hành tinh xinh đẹp này. Chúng ta phải thực sự có mặt trong phút giây này, để sống thật sâu sắc phút giây này. Ta có thể được nuôi dưỡng ngay và chữa lành được thương tích ngay bây giờ và ở đây. Ta đã buông rồi cái giận dữ đó, cái oán hờn đó đã từng tàn phá bao nhiêu người trong chúng ta và trên thế giới này rồi.

Khi bạn thực tập đi trong chánh niệm, bạn chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra. Khi thở vào, bạn bước hai hay ba bước. Bạn hoàn toàn ý thức sự tiếp xúc của bàn chân bạn và mặt đất. Bạn đi như bạn đang hôn lên mặt đất bằng bàn chân của bạn. Vì bạn có mặt hoàn toàn trong phút giây hiện tại, mỗi bước chân sẽ mang bạn trở về rất thâm sâu với phút giây hiện tại. Trong mỗi bước chân ta tiếp xúc với biết bao mầu nhiệm của sự sống trong ta và chung quanh ta. Đi như vậy sẽ thật sự nuôi dưỡng và trị liệu, không phải cho riêng ta mà cho cả địa cầu. Chúng ta đã bất công với địa cầu, chúng ta đã tàn phá khá nhiều trái đất này. Sư thực tập này không phải chỉ để dành riêng cho Phật tử mà ai cũng làm được, từ các bạn đạo Hồi, đạo Cơ Đốc, Do Thái hay Cọng Sản. Chúng ta đi thật hạnh phúc thảnh thơi như thế. Mỗi bước chân đem lại cho ta thêm vững chãi, thảnh thơi, bình an và niềm vui. Vì thế nên ở Làng Mai chúng tôi có đi thiền hành chung mỗi ngày một lần. Đó là cách di chuyển duy nhất của dân chúng Làng Mai, luôn luôn đi thiền hành từ địa điểm này đến địa điểm kia. Mỗi bước chân là nuôi dưỡng, mỗi bước chân là trị liệu. Ta tập đi như thế nào để mỗi bước chân mang tới cho ta niềm vui, bình an, tình thương và trị liệu. Nó không tốn kém gì cả. Mỗi ngày bạn đều cần phải đi mà. Hễ bước chân đi là bạn đi trong chánh niệm nhé, mỗi ngày. Bạn không cần dành riêng thì giờ cho việc thiền hành. Mỗi lần bạn đặt chân xuống đất để đi là bạn đem tâm trở về với thân, mỉm cười, thở vào thở ra, rồi bước từng bước thảnh thơi, đi như một đức Phật đang đi, thảnh thơi nhẹ nhàng như đấng giác ngộ. Rồi bạn sẽ thấy bình an, hạnh phúc, tình thương, tình huynh đệ tình chị em là có thật.

Nếu ngồi thiền, bạn cũng làm như thế. Phần đông chúng ta quá bận rộn, chúng ta không có thì giờ cho chính ta. Ngồi thiền là không cần
Sợ hãi là một năng lượng mà ta cần chuyển hóa, cùng với sự giận hờn. Khủng bố là giận dữ, khủng bố cũng là sợ hãi. Những người khủng bố có rất nhiều giận dữ và sợ hãi nhưng những người chống khủng bố cũng có rất nhiều giận dữ và sợ hãi. Thành ra sự lãnh đạo chính trị không đủ, chúng ta cần sự lãnh đạo tinh thần.

làm gì hết, không đi đâu hết. Ngồi thiền để nhận ra được rằng ta còn sống đây là một phép lạ. Ta chỉ cần tận hưởng hơi thở vào và hơi thở ra, ta nhận diện năng lượng bình an, ta có thể giúp thân ta buông thư hết những căn thẳng và những đau nhức, ta có thể đón nhận thêm cảm thọ mừng vui và bình an. Ta có thể nhận diện những cảm thọ đau nhức, buồn phiền để làm cho nhẹ đi, buông ra và chuyển hóa chúng.

Ngồi thiền là một loại thực phẩm hằng ngày, đi thiền cũng thế. Ở Làng Mai chúng tôi không bỏ đói chúng tôi với những thực phẩm kia. Mỗi một thời thiền tọa như là hưởng thụ một bữa ăn. Ngồi thiền chung ta chế tác ra một loại năng lượng bình an tập thể, năng lượng chánh niệm tập thể có thể đi vào trong mỗi người chúng ta. Đó là thực phẩm. Nếu ta đi ngồi thiền mỗi ngày vài lần là vì ta không muốn bỏ đói ta với loại thực phẩm này.

Mỗi ngày ta đi thiền hành với đại chúng khoảng một giờ và trong thời gian đi, tuy không nói chuyện nhưng chúng ta đã tạo nên một năng lượng tập thể của tình huynh đệ, tình chị em và của bình an. Chúng tôi tận hưởng từng bước chân, chúng tôi đi và biến mãnh đất mà chúng tôi đặt chân trở thành cõi Tịnh Độ của Bụt, trở thành Vương quốc của Thượng Đế. Cõi Tịnh Độ đang nằm trong ta và tùy thuộc vào ta, không tùy vào đức Phật. Ta có thể đi chơi trên cõi Tịnh Độ của Bụt đi, trong Vương quồc của Thượng Đế mỗi ngày. Nếu chúng ta đủ hạnh phúc ta sẽ không còn cần phải chạy theo những đối tượng của thèm khát như danh lợi, quyền lực, tình dục và sự giàu có nữa. Vì thế cho nên sự Tỉnh Dậy Tập Thể mới cần thiết như thế.

Năm phép thực tập chánh niệm

Năm phép thực tập chánh niệm là hướng đi chính cho sự tu tập của ta. Năm phép tu tập chánh niệm đại diện cho tuệ giác của Bụt về nền đạo đức tâm linh cho toàn quả địa cầu này. Đó là những diễn tả rõ ràng của những giáo pháp của Bụt về tứ diệu đế và bát chánh đạo, con đường của hiểu biết chân chính và tình thương chân thật, chỉ ta cách trị liệu cho mình cho người, chuyển hóa thân tâm và đưa tới hạnh phúc cho ta và cho thế giới. Thực tập Năm phép tu tập chánh niệm là nuôi dưỡng cái thấy tương tức hoặc chánh kiến có thể trung hòa được những tri giác kỳ thị, thiếu bao dung, giận, sợ và tuyệt vọng. Nếu ta sống theo Năm phép tu tập chánh niệm là ta đã đang đi trên con đường của các vị bồ tát rồi. Biết rằng ta đang đi đúng đường, ta không còn bơ vơ trong cái thấy mù mờ của hiện tại và sợ hãi cho tương lai.

Phép tu tập chánh niệm thứ nhất : Bảo vệ sự sống

Phép thứ nhất là về che chở sự sống. Làm cách nào để che chở trái đất của chúng ta. Có nhiều cách che chở trái đất. Ta nên sống như thế nào để ý thức được những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta như thế sẽ giúp ta thực tập không khó giới thứ nhất :

Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi, để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống. Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bất cứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đời sống hàng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị và không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trong thế giới.

Chúng ta biết rằng, chiến tranh là sản phẩm của cái hiểu sai, cái biết sai lầm. Ta thường có những cái thấy sai lầm về ta và về người khác. Từ cái thấy như thế, tưởng là như thế nên giận hờn và sợ hãi biểu hiện. Muốn chấm dứt chiến tranh ta nên giúp nhau gở ra những cái thấy sai lệch. Nguyên nhân của bạo động, nguyên nhân của chiến tranh và cái thấy sai lầm là sự cố thủ vào cái thấy của ta. Ta không bao dung vì ta tin rằng cái thấy của ta đã là chân lý rồi và ta không chấp nhận được những cái thấy khác. Thái độ này đưa tới cuồng tín, thiếu bao dung và chiến tranh. Phép tu tập chánh niệm thứ nhất khuyến khích ta tập nhìn sâu hơn để thay đổi cách suy tư của mình. Ta nên tập nhìn để thấy sự liên hệ miên mật tương tức của mọi loài, trong mọi trường hợp để tập buông bỏ cái thấy nhị nguyên ta với người là khác. Ta có thể chuyển hóa tập khí kỳ thị và cái giận của ta vì khi tập mở lòng ra ta có thể tập thấy những cái thấy khác ta và đem ta đến gần nhau cùng làm chung.

Tôi nghĩ rằng những nhà lãnh đạo tâm linh có thể giúp trong sự tu tập chánh niệm này. Ta phải tập khả năng lắng nghe sâu để hiểu và để buông bỏ được cái thấy sai lạc của ta. Ta phải luyện nói lời ái ngữ để giúp người kia hiểu được ta. Lắng nghe sâu và nói lời ái ngữ để giúp người khác hiểu ta. Lắng nghe sâu và nói lời ái ngữ là đối tượng của sự thực tập Phép tu tập chánh niệm thứ tư.

Phép tu tập chánh niệm thứ tư : Nói lời ái ngữ và lắng nghe sâu

Tôi nghĩ rằng những vị lãnh đạo tinh thần của các truyền thống có thể giúp phép tu tập chánh niệm này. Chúng ta nên luyện cách lắng nghe thật sâu để hiểu và buông bỏ được các cái thấy chưa trọn vẹn của mình. Chúng ta nên tập nói lời nhẹ nhàng ái ngữ để giúp bên kia hiểu chúng ta hơn. Lắng nghe sâu là nói lời ái ngữ là phép thực tập chánh niệm thứ tư.

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, và giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho người, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, an vui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con, nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của những bực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểu được những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Con nguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kia thay đổi và thấy được nẻo thoát ra ngoài những khó khăn đang gặp phải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể. Con nguyện thực tập Chánh Tinh Tấn để có thể nuôi dưỡng khả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làm yếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trong chiều sâu tâm thức.

1236256Lắng nghe sâu cần Niệm, Định và lòng từ bi. Không có từ bi ta sẽ không nghe rốt ráo người khác. Khi ta biết lắng nghe, người kia sẽ đỡ khổ nhiều lắm, rồi ta nên dùng ái ngữ ta để chuyển tải cái thấy sâu sắc của ta cho người kia. Có những người biết nói ái ngữ trong chính trường, tôi nghĩ là ông Barrack Obama rất có khả năng nói lời ái ngữ. Chiến tranh ở Afghanistan có thể chấm dứt bằng lắng nghe sâu và nói lời ái ngữ. Ta không cần gửi quân thêm. Người Talibans cũng là con người như chúng ta. Họ cũng yêu quê hương của họ như chúng ta. Họ cũng yêu nước yêu dân họ, yêu giống nòi họ. Ta có thể nói chuyện với họ. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống Hoa Kỳ Obama có thể mời họ ăn chiều ở Nhà Trắng, đi thiền hành chung với họ, chia sẻ cho họ thấy những khó khăn của Hoa Kỳ, nhờ họ giúp và giúp họ giải quyết vấn đề Afghanistan. Hai bên có thể nói thêm về trái đất bị hâm nóng khắp nơi, cái nguy cơ mà trái đất ta đang đối diện. Chúng ta cần những nhà lãnh đạo ngồi chung bên nhau như thế, không phải chỉ ngồi vào bàn để đàm phán mà bỏ thì giờ bên nhau như bạn, như những người cùng tu tập làm đẹp cho hai dân tộc. Ở Làng Mai chúng tôi tu tập như thế, chúng tôi cùng nấu ăn, cùng rữa dọn, cùng đi chung bên nhau, ngồi thiền và chia sẻ pháp đàm với nhau. Chúng tôi cho người kia biết những khổ đau của chúng tôi, những khó khăn và chúng tôi lắng nghe nỗi khổ đau và khó khăn của họ.

Tôi nghĩ một Đại Hội (Đàm Phán Hòa Bình) nên tổ chức như thế. Chương trình là phải sống chung vài tuần bên nhau, chia sẻ những khó khăn không chính thức, xây dựng những liện hệ rất con người, hiểu nhau hiểu những khó khăn và nỗi khổ của nhau hơn. Như thế thì những thương thuyết hòa bình có thể đi sâu hơn và dễ thành công hơn.

Sự tu tập lắng nghe nỗi khổ của người kia và dùng lời ái ngữ để chuyển đạt đến người kia cái thấy của mình thật là tuyệt.

Với sự tu tập Giới Thứ Tư, ta có thể tái lập truyền thông và đem hạnh phúc lại cho gia đình. Với sự thực tập lắng nghe sâu và những lời
Tôi thương em không phải tại em cùng đạo với tôi, không phải tại em cùng là đồng bào với tôi, cũng không phải vì em có ý kiến giống tôi. Tôi thương em tại vì tình thương của tôi bao trùm mọi loài trên địa cầu này. Tôi cần thương em. Tôi không muốn thấy em khổ, tôi muốn làm vơi nỗi khổ nơi em và nơi mọi loài. Tôi không muốn bỏ ai ra ngoài lòng thương không phân biệt của tôi.

khiêm cung ái ngữ, các phe lâm chiến có thể đến với nhau dễ hơn. Tôi tin rằng những vị lãnh đạo tâm linh phải giúp các vị lãnh đạo chính trị về phương diện này. Họ phải làm việc tay trong tay mới tìm giải pháp hòa bình cho hai bên được. Chúng ta cần nhiều kiên nhẫn, từ bi mới mong giúp giải quyết được cho Iraq và Afghanistan. Tổng Thống Obama nên đi Iraq và ở đó một vài tuần sống chung với Tổng Thống Iraq, hai người phải ăn chung, đi dạo chung, dừng lại, nhìn sâu, lắng nghe, tập mở lòng ra chia sẻ với nhau những khó khăn. Ta cần những vị lãnh đạo chính trị của chúng ta biết tu tập chánh niệm dừng lại và nhìn sâu như thế. Và để làm được điều đó ta không cần là thành viên của một tôn giáo nào. Ta có thể sống đời tâm linh mà không cần phải theo đạo nào. Chỉ cái cách ta uống trà thôi cũng diễn tả được nếp sống tâm linh của ta. Ta phải uống trà cách nào mà mọi người đều tỉnh ra, sống động, thế giới của buổi uống trà sáng ra, và hạnh phúc là một cái gì có thật lúc ấy. Ta không cần là Thượng Đế hay là người có một tôn giáo nào mới làm được việc đó. Nếu ta không có thì giờ để làm việc ấy là vì lúc nào ta cũng đang chạy theo những cảm xúc, cố làm thế nào để có thêm tiền, thêm quyền bính, thêm danh vọng bởi vì ta cứ nghĩ là hạnh phúc đang nằm bên hướng ấy .

Bạn biết là hạnh phúc chỉ có thể có bây giờ và ở đây thôi. Phép Tu Tập Chánh Niệm thứ tư là một cách tuyệt hảo có thể làm chấm dứt chiến tranh. Chấm dứt chiến tranh thật quan trọng. Ta đã đổ không biết bao nhiêu tiền bạc và nhân mạng vào chiến tranh. Những số tiền lớn đó cần sử dụng để ủng hộ những công nghiệp lớn đang làm mọi cách để sử dụng những năng lượng không làm hao mòn địa cầu (như sức nóng mặt trời), để cho sản phẩm công nghiệp này giá rẽ hơn có thể cạnh tranh kịp với những nguồn năng lượng thường dùng.

Phép tu tập chánh niệm thứ hai : Hạnh phúc chân thật

Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài sản của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hành động của đời sống hàng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu để thấy được rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệ lụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thực tập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiện tại, nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh Mạng để có thể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược quá trình hâm nóng địa cầu.

Rất nhiều người quá khổ đã kết liểu đời mình vì sau khi chạy theo những cái mà họ nghĩ là hạnh phúc như danh vọng, quyền bính, giàu sang và tình dục và cuối cùng vẫn tuyệt vọng. Với sự tu tập chánh niệm ta có thể nhận diện nhiều điều kiện hạnh phúc đang có sẳn trong tầm tay và ta có thể hạnh phúc liền bây giờ và ở đây. Ta không cần tiêu thụ nhiều, ta không cần danh hay quyền bính để mà được hạnh phúc. Chúng tôi đã xây dựng được những cộng đồng tu học, xuất sĩ và cư sĩ, cùng sống tu tập chung, đời sống đơn sơ thanh bạch nhưng rất hạnh phúc. Chúng tôi rất thích nếp sống này, chúng tôi ăn chay, không ăn thịt cá trứng sữa, nhưng không khổ chút nào. Chúng tôi biết rõ là không ăn thịt là còn hay hơn là mua một xe hybrid tiết kiệm xăng nữa. Không ăn thịt, chúng tôi có thể giảm phung phí tài nguyên của hành tinh trong việc sử dụng khối lượng khổng lồ nước khi chăn nuôi công nghệ, không làm nhiễm ô môi trường với hóa chất bốc từ phân súc vật làm thành một loại nhà kiếng trên không gian làm cho trái đất còn hâm nóng nhanh hơn.

Trong tu viện Lộc Uyển của chúng tôi ở Nam Cali, chúng tôi có thể tự sản xuất điện để xài quanh năm 100% bằng sức nóng mặt trời. Có khi có 1000 đến 2000 người đến tu học, tất cả phòng ốc điện sưởi nóng phòng mùa đông, làm mát phòng mùa hè, nấu nước nóng để tắm giặt, điện trong phòng, ngoài vườn ngoài các con đường Tu Viện tất cả đều nhờ vào điện mặt trời mà Tu Viện sản xuất. Chúng tôi cũng thực tập "ngày không sử dụng ô tô" mỗi tuần một ngày. Năm 2009, các bạn cư sĩ thuộc các tăng thân của tu viện đã tiết kiệm được 100 000 ngày không lái xe để bớt làm nhiễm ô trái đất. Đó là cách khiêm nhường nhất chúng tôi muốn biểu lộ lòng biết ơn với trái đất, với Bụt và làm như thế chúng tôi lại có thêm hạnh phúc. Sống đơn giản như thế chúng tôi không khổ đau gì hết mà trái lại đã hạnh phúc vô cùng.

Trong cộng đồng tu học của chúng tôi, chúng tôi thường tập đọc thần chú thứ năm : Này các bạn, giây phút này đúng thật là phút giây hạnh phúc, phải không bạn ? Tại vì khi đem tâm ta về phút giây hiện tại, ta mới thấy rõ thêm là chúng ta quá may mắn. Có quá nhiều điều kiện hạnh phúc đang chờ đợi chúng ta, ta có thể hạnh phúc ngay. Có thể có hạnh phúc liền, hạnh phúc đang chờ ta. Thần chú này rất dễ thực hành, dù rằng trong lúc đó ta đang có vài niềm đau, vài lo lắng trong tâm, ta biết rằng ta đã có pháp môn tu tập. Với pháp môn chánh niệm, ta có thể xử lý dễ dàng niềm đau và khổ đau trong ta. Tuy có niềm đau nhưng vẫn còn những điều kiện hạnh phúc. Ai cũng có niềm đau, sợ hãi và buồn phiền nếu không biết xử lý ta cứ tiếp tục buồn phiền khổ đau và sợ hãi nhưng nếu biết cách, ta sẽ không để chúng sai sử nữa. Niềm đau thì không tránh được nhưng buồn khổ là do chính ta chọn lấy đó thôi, tùy ta biết cách xử lý.

Phép tu tập chánh niệm thứ hai là về Hạnh Phúc. Theo tuệ giác của Bụt, hạnh phúc có thể có được bây giờ và ở đây nếu ta biết chánh niệm.

Phép tu tập chánh niệm thứ ba dạy về Tình Thương vì sự tu tập của ta là về tình thương.

Phép tu tập chánh niệm thứ ba : Tình Thương chân thực

Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin nguyện học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục với bất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức và lâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn các đức Từ, Bi, Hỉ và Xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biết thực tập Tứ Vô Lượng Tâm ấy con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trong những kiếp sau.

Phép tu chánh niệm thứ ba dạy ta rằng tình thương và ham nuốn sắc dục là hai việc khác nhau. Ta có thể có tình thương mà không cần sắc dục. Cộng đồng tu học của chúng tôi đã chứng minh được điều ấy. Chúng tôi có tình huynh đệ, tình chị em, giữ giới luật nghiêm minh, thực tập chánh niệm để cung cấp hạnh phúc và bình an cho công đồng tu học.

Tình thương chân thật là một cái gì ta cần phải tập nuôi dưỡng, tu tập theo những yếu tố sau đây. Yêu tố thứ nhất là từ (maitri), là khả năng ban niềm vui và hạnh phúc. Một người tu giỏi phải biết cống hiến cho mình những phút giây hạnh phúc. Người đó thực tập thần chú thứ năm "Giây phút này thật là phút giây hạnh phúc" và người đó thấy rằng mình may mắn hơn nhiều người khác.

Người đó có thể cảm thấy vô cùng hạnh phúc với hơi thở chánh niệm, bước chân chánh niệm. Nếu người ấy
 


Về Menu

cho một nền đạo đức toàn cầu cho mot nen dao duc toan cau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chuông Chạy ai duc la goc re cua moi kho dau gioi luat la mang mach cua phat phap lại nói với con Một số loại thuốc an thần có thể Pháp chủ thường nhiên Hòa Thượng Võ Ngộ Thông Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy thai đêm tưởng chua thanh ha bien vận làm chủ bản thân mình gió lớn phật giáo và những dòng chảy tư tưởng nu có hay không tâm phật pháp luân công có phải pháp môn cao cấp TrÃƒÆ tầm Cánh đồng mùa nhớ tram tu Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức Nguyên nhân làm tiểu đường khó kiểm Chiếc bình cũ Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố Chè long nhãn hạt sen tinh hoa ẩm thực Ùng 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn Làm gì để giảm nếp nhăn một Ăn chay vì môi trường tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la bá n vật trả ơn Chìa khóa hạnh phúc là đường ruột Đừng làm vong nhân chờ xá tội Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt tâm yên không phải là vô cảm Bí quyết làm sinh tố ngon va phat giao Hoạ p3 phat giao la mot triet hoc hay la mot ton giao Mẹ là nhất nhất trên táºm L廙 thich giac hanh thõng 19 giup do sau khi chet phan 2 chÃnh that BÃ Æ cau