Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định
Chùa Giác Lâm – Ngôi chùa “ lớn tuổi” nhất Sài Gòn

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1744, chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương xây dựng. Trải qua hàng trăm năm, chùa có nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Ngày nay, Chùa Giác Lâm tọa lạc tại 118 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TPHCM.



Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ tam; chính điện là kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, có bốn cột chính gọi là tứ trụ. Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan được xây dựng năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Chùa hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường, nhà trai, không kể các nhà phụ. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa - theo hướng nhìn từ trong ra).

Chính điện khá rộng và sâu, có nhiều cột to hơn vòng ôm; khắc câu đối, chữ thiếp vàng. Giữa các hàng cột là các cửa võng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như cửu long, tứ linh, tứ quý, hoa điểu... sơn thiếp lộng lẫy.

Toàn chùa có 38 tháp, các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước... Phong cách nghệ thuật trên các tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam bộ như Khmer, Việt, Chăm... và phần nào yếu tố phương Tây (Pháp), phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ)...

Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng (106 tượng gỗ, 7 tượng đồng, 5 tượng bằng xi măng), trong đó có 113 pho tượng cổ. Trong các pho tượng cổ có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện, bộ tượng Phật và Tứ Chúng gây được sự chú ý của khách đến chiêm bái nhiều nhất. Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ, từ ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế ở Trung Quốc, dần xác lập được một dòng phái mới mang đặc điểm dân tộc và hoàn toàn của người Việt.

Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.
 

Về Menu

chùa giác lâm – ngôi chùa “ lớn tuổi” nhất sài gòn chua giac lam ngoi chua lon tuoi nhat sai gon tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Bă c Ninh Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh hanh phuc tu nhung dieu binh di nhat viec võ va Xà cẫm ưng BÃÆn ThẠy lay phat hang vang nhac si tai hoa cua phat giao Hoạ phúc giẠThăm chùa Tiêu nhớ thiền sư Vạn Hạnh Thăm chùa Tiêu Thiền một nét đẹp văn hóa học giao 5 tan o thai lan sau Chính sách nội trị ngà n Quy Giáo Thi phap tương Nhóm người bệnh nên tránh sử dụng kiên Lễ giỗ lần thứ 996 Quốc sư Vạn Hạnh lòng từ Để khỏe hãy vận động 30 phút mỗi Để khỏe tam thu goi chi giáo đăng Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ yêu người xuất gia đúng hay sai CÃn cÃn nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban tiê lÃ Æ Tâm chua linh quang Thiền để khỏe và đẹp Tiếng rống sư tử phat b盻創 Thói quen ăn uống thế nào để khỏe thực hành giáo pháp trong cuộc sống bộn lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the khoi thường