Chùa Hưng Long (Bình Dương)
Chùa Hưng Long (Bình Dương)

Chùa Hưng Long: Một di tích lịch sử trên 300 năm Ngày cập nhật: 14/09/2006 10:12 Vào cuối thế kỷ XVII ở vùng đất Tân Uyên vào năm 1695 (Ất Hợi)

CHÙA HƯNG LONG 

 Thuộc làng Dư Khánh, huyện Phước Lộc, phủ Gia Định (nay thuộc xã Thạnh Phước, Tân Uyên, Bình Dương)
 

Chùa Hưng Long: Một di tích lịch sử trên 300 năm Ngày cập nhật: 14/09/2006 10:12 Vào cuối thế kỷ XVII ở vùng đất Tân Uyên vào năm 1695 (Ất Hợi) gia đình điền chủ Phan Thị Khai (tục gọi là bà Thao) do có niềm tin với đạo Phật nên gia đình bà đã bỏ tiền ra xây dựng chùa vừa để chiêm bái, cầu phúc cho gia đình vừa để cho dân làng địa phương đến dâng hương lễ Phật cầu Phật được bình yên. 
 

Chùa được lấy tên là Hưng Long tự, thuộc làng Dư Khánh, huyện Phước Lộc, phủ Gia Định (nay thuộc xã Thạnh Phước, Tân Uyên, Bình Dương). Chùa trong những năm đầu xây dựng do mang tính chất gia đình nên không có chư tăng trụ trì. Mãi đến khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long (1802-1820) đất nước thái bình, lúc này Phật giáo cũng được xiển dương, các cao tăng đi du hóa khắp nơi.

Vào năm 1806 (năm Bính Dần) tại vùng đất Tân Uyên xuất hiện hai tăng sĩ trên bước đường hoằng dương chánh pháp, đã đặt chân đến vùng đất này là ngài Quảng Cơ - Minh Lý tự là Gia Trường và một sư đệ là ngài Bảo Châu - Minh Tịnh, hai vị này thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 38 dòng "đạo Bổn Nguyện..." hai vị cao tăng này là đệ tử của Thiền sư Tiên Huệ - Tịnh Nhãn thuộc thế hệ thứ 37. Thiền sư Tiên Huệ - Tịnh Nhãn từng giữ chức Tăng Cang chùa Thiên Mụ trong thời gian 1823-1825. Sau đó ngài trở về miền Nam hoằng hóa Phật pháp. Ngài Tiên Huệ - Tịnh Nhãn có nhiều đệ tử nổi danh trong đó có ngài Minh Lý - Quảng Cơ, Minh Tịnh - Bảo Châu (chùa Hưng Long). Đại sư Minh Lý và Minh Tịnh là đệ tử của ngài Tăng Cang Tiên Huệ, do ảnh hưởng Phật học của thầy nên hai vị trở thành uyên thâm kinh luật. Thấy hai vị tướng hảo trang nghiêm nên dân chúng làng Dư Khánh thỉnh về trụ trì chùa Hưng Long. Sau một thời gian hoằng hóa ở chùa Hưng Long đại sư Minh Lý - Quảng Cơ viên tịch. Sư đệ là Minh Tịnh - Bảo Châu lập tháp thờ trong khuôn viên chùa. Thiền sư Minh Tịnh - Bảo Châu kế thế trụ trì. Trong thời gian trụ trì, thiền sư đã độ nhiều chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia. Trong số các đệ tử của ngài có hai vị nổi danh là Thiền sư Như Chơn - Thới Trực và Như Thể - Trí Thức.

Thiền sư Như Chơn trong thời gian trụ trì tổ chức đúc đại hồng chung và các pháp khí trong chùa, khai mở đại giới đàn vào năm 1902 cho chư tăng trong vùng theo thọ giới tu học. Hòa thượng Bảo Châu là vị danh tăng có nhiều uy tín ở tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ. Vào năm 1885 (Ất Dậu) Hòa thượng Ấn Long Thiện Quới trụ trì chùa Hội Khánh có tổ chức khắc bản in kinh. Hòa thượng Bảo Châu được thỉnh làm chứng minh. Thiền sư Minh Tịnh - Bảo Châu viên tịch vào ngày 12-10 năm Kỷ Sửu (1889) môn đồ lập tháp thờ bên cạnh tháp Đại sư Quảng Cơ. Chùa được tổ chức đại trùng tu lại toàn bộ vào tháng giêng năm 2003 với chất liệu bê tông và không còn giữ lại giá trị cổ kính của một ngôi chùa có chiều dài lịch sử này, tuy nhiên vị trụ trì đương nhiệm trong quá trình trùng tu cũng đã giữ lại được chút hương vị của quần thể kiến trúc cổ qua đường nét hoa văn, tứ linh, lầu chuông, gác trống... dù là chất liệu bê tông hiện đại. Trên nốc chùa được đúc bê tông dán ngói ống âm dương tráng men, khác hơn những ngôi chùa khác, thay vì các mái đao được đắp rồng, phụng, hay hoa văn để phù hợp với mô típ trang trí hoa văn trong chùa, thì toàn bộ mái đao trên nốc chùa được gắn rồng tráng men do các lò gốm đúc tại Bình Dương.

Quần thể chùa cổ Hưng Long hiện nay được xây dựng gồm: chánh điện, hai bên có 2 tháp để chuông, trống bát nhã, hậu tổ, giảng đường, đông lang xây dựng lầu song song với ngôi chánh điện. Khu bên phải của chùa là khu tháp của các đời trụ trì được xây dựng khá trang nghiêm và phải nói ít ngôi chùa nào ở Bình Dương được giữ lại trọn vẹn các ngôi tháp cổ như chùa Hưng Long. Chùa hiện còn lưu giữ được một pho tượng đồng cổ được gia đình bà Khai đúc vào năm 1802 tượng cao 1m có đường nét mỹ thuật tinh xảo và câu đối, phải nói đây là một pho tượng cổ xưa quý nhất ở đất Bình Dương. Sự ra đời của pho tượng cổ này là do lời khấn nguyện của bà Phan Thị Khai (bà Thao người sáng lập chùa) khi người con trai trưởng của bà là anh Phan Văn Thiện tham gia nghĩa quân Tây Sơn. Bà cầu nguyện nếu con bà bình an trở về, bà sẽ đúc tượng Phật đồng để tạ ơn. Cuộc chiến chấm dứt vào năm 1802 con bà được bình yên trở về. Thực hiện lời cầu nguyện bà tổ chức đúc tượng Phật đồng để tôn thờ.

Chùa được Sở Văn hóa - Thông tin xếp loại di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 2-6-2004, chùa xây dựng tấm bia rất kiên cố và trang nghiêm trước sân bên bờ sông để đặt bằng di tích lịch sử. Chùa Hưng Long được tọa lạc tại vị trí thơ mộng, hữu tình bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa êm ả, có lẽ mảnh đất hiền hòa này đã tạo nên sự bình an tồn tại trên 300 năm của một ngôi chùa.

 

BBT website


Về Menu

Chùa Hưng Long (Bình Dương)

Phúc những nhung mọi 10 dieu duc phat cam ky cac cap vo chong khi tranh người sắp lâm chung nên để ở bệnh điều Thế Gởi lại đóa Xuân 白骨观 危险性 cua thái ón êm 24 chứ ëng cai toi va minh triet ve cai toi neu bo me chia ly hay song nhu ngay mai ta khong con duoc song nua Hai người mẹ của Đức Phật Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra nhiều Con than thuong chiec ao mau lam Mat bai van hay cua chu tieu khi nho ve me lui 21 cách đơn giản để sống hạnh phúc lich su thien tong nhat ban 真言宗金毘羅権現法要 thầy bùi lưu ý về giấc ngủ đối với người 首座 cung gui nhung doi vo chong muon chia tay nhau NhÃƒÆ tỳ PhÃp テ nem nhÃƒÆ tận phat phap thien phat giao tin tuc phat giao Ð Ð Ð 31 dao tin 580 651 t l da chớ niem vo bệnh từ miệng vào hoi dap voi thien su ottamasara ve hon nhan gia 不空羂索心咒梵文 HÃƒÆ gió mÃƒÆ Ta ở nơi nào çš tam tanh thi hoa qua diep khuc 20 chu dau cau ç¾ chữ không trong kinh bát nhã ç nhung dieu toi nhan duoc tu phat phap Thủ