Nhân danh một người bạn, tôi xin nhắc nhở ông rằng, Niệm Phật chính là đem tấm lòng nhỏ hẹp của mình để neo chặt vào lòng từ bi vĩ đại của A Di Đà, và hòa tan vào ánh sáng vô lượng quang minh của Ngài Rồi từ đó, đời sống chúng ta sẽ chuyển hóa theo chiều
Chuyện mồ mả và niềm tin của người thực hành Chánh pháp

Nhân danh một người bạn, tôi xin nhắc nhở ông rằng, Niệm Phật chính là đem tấm lòng nhỏ hẹp của mình để neo chặt vào lòng từ bi vĩ đại của A Di Đà, và hòa tan vào ánh sáng vô lượng quang minh của Ngài. Rồi từ đó, đời sống chúng ta sẽ chuyển hóa theo chiều hướng giải thoát và giác ngộ. Phải vậy chăng?
I. – CHUYỆN THỜI XƯA

Hai người bạn từ thưở niên thiếu, với hai nếp sống khác nhau, hai cảnh đời khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn thường gặp nhau.

Bạn tôi, một người hiện cư ngụ tại một nơi cách Huế tới hơn cả ngàn cây số. Nghĩa là từ Saigon đi xe tốc hành xuống Cần Thơ, tới bến xe rồi lại leo lên một chiếc xe tốc hành khác, ngồi thêm sáu chục cây số nữa, thì đến một nơi gọi là thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Anh ta lấy vợ miền nam, nhận Hỏa Lựu làm quê hương thứ hai.

Còn tôi là một người sau mấy chục năm qua lang bang khắp mọi xó xỉnh của các tỉnh miền nam, Từng bén đủ mùi cơm của hạt gạo nanh chồn cho đến lúa sạ, nay được trở về sống thầm lặng bên cạnh dòng sông mà nữ sĩ  Nhã Ca khi xa quê đã từng viết: “Tôi lớn lên bên này sông Hương, Con sông chẻ ra những vùng thương nhớ!”.

Anh ta, nhìn về cố xứ xa vời vợi, nhưng với tinh thần “ly hương bất ly tổ”, năm nào anh ta cũng về Huế mấy lần để thăm viếng mồ mả tổ tiên, hoặc tham dự lễ chạp họ tộc tại từ đường. Đương nhiên, sau khi làm tròn bổn phận “trên đầu trên cổ”, anh ta ghé thăm tôi, bởi vì lứa bạn cũ “cổ lai hy” nay chẳng còn mấy ai.

Như vậy, bọn tôi có nhiều thời gian để gần nhau, cùng chuyện trò, chỉ thảo luận các đề tài trong phạm vi Phật pháp. Vì những đề tài của cuộc sống quanh quẩn cơm áo gạo tiền, buồn vui mưa nắng, có gì để đáng bàn luận đâu?

Anh ta cũng hiểu ít nhiều về Phật pháp, nhưng vẫn đặt nặng khuynh hướng về mồ mả gia tiên. Do thường tiếp xúc với bà con nông dân, mà nông dân thì luôn luôn có tầm mắt vô cùng hạn chế trong mọi mặt kể cả phương diện tâm linh.

Trong buổi chuyện trò rôm rả kéo dài mấy ngày, có lần anh ta nói:

- Tôi thấy người Việt Nam từ xưa đã chú tâm đến phong thủy và mồ mả. Ông còn nhớ chuyện Đinh Bộ Lĩnh cải táng cho cha, về sau mả kết, do vậy ông ta được lên làm vua. Vì vậy, tổ tiên dạy rằng: “Nhất mồ, nhị trạch”.

Nghĩa là: Mồ mả là cốt yếu bậc nhất để xây dựng cuộc sống con người, “Nhất mồ”.

Sau đó mới tới gia nương, điền trạch, của cải, thóc gạo, “Nhị trạch” .

Xưa trong một quốc gia nông nghiệp mà họ dám nghĩ như vậy khiến ta thấy tầm quan trọng của mồ mả.

- Vâng, ông biết nhiều chuyện hay nên kể lại để mình mở mang kiến thức.

- Hồi học lớp 8 trung học, bữa đó ông nghỉ học nên không được nghe thầy Dật tức nhà sử học Võ Hương An, kể chuyện Đinh Bộ Lĩnh đem hài cốt của cha mà táng vào mồm con Long Mã.


Chuyện thế này: Đinh Bộ Lĩnh sinh ở Ninh Bình. Cha của ông là Dinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại ở Nho Quan. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. 

Một hôm người mẹ là Đàm Thị đi tắm một mình ở dòng suối gần nhà, để quần áo ở bụi cây trên bờ, toan bước xuống nước bỗng thấy một con rái cá to lớn hiện lên tiến về phía mình. Đàm Thị sợ hãi ngất đi, đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm ở trên cỏ, bên cạnh có con rái cá ủ ấp liếm tay bà. Bàng hoàng đứng lên, bà vội mặc quần áo lại về nhà, giấu chồng việc lạ thường đã xảy ra.

Sau đó ít lâu, Đàm Thị có thai, ngờ rằng con rái cá kia đã  “ăn nằm” với bà. Đến ngày, bà sinh được một đứa con trai khỏe mạnh, khôi ngô khác thường. Vài năm sau, ông Trứ chết đi, cũng không hề biết rằng đứa con kia không phải là dòng máu của ông.

Về sau, dân làng đánh bẫy bắt được con rái cá ở suối, giết ăn thịt rồi vứt xương đi. Đàm Thị nhặt xương con rái cá đem về gói lại treo ở bếp.

Bộ Lĩnh có tài bơi lặn, một hôm có ông già người Tàu đến bờ sông Đại Hoàng, chỗ có vũng nước xoáy, gặp Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu đang ngụp lặn. Ông già Tàu hỏi: “Cậu có dám lặn xuống vực xoáy kia không?” “Sao lại không!”, Bộ Lĩnh điềm nhiên trả lời rồi lặn xuống, vừa ngoi lên, người khách hỏi: “Dưới vực xoáy có thấy gì không?” Bộ Lĩnh kể, tui thấy dưới đáy nước sâu, một con ngựa đá đang há mồm như chờ đợi cái gì…  

Ông già Tàu gật đầu: Đúng rồi! Chúng ta sẽ gặp lại. Rồi ông ta moi ruột tượng lấy ra mấy miếng bạc vụn tặng cậu bé họ Đinh.

Một thời gian sau bỗng thấy ông già Tàu đó xuất hiện mang theo một chĩnh sành bọc kín bằng vải đỏ, nói riêng với Bộ Lĩnh: “Chỉ có cậu lặn giỏi, giúp ta đặt chiếc chĩnh vào hang đá dưới vực, vào tận mồm con long mã,  rồi ta sẽ hậu thưởng rất nhiều lượng bạc”.

Vốn thông minh và trí xảo, Bộ Lĩnh lặn xuống và quan sát thấy chỗ hang đá tựa như miệng long mã. Không đặt chiếc chĩnh như lời người Tàu dặn mà để chiếc chĩnh ngoài miệng long mã rồi ngoi lên. Người khách cẩn thận hỏi lại, tin tưởng, thưởng thêm mấy lượng bạc và dặn không được tiết lộ chuyện này với ai.

Bộ Lĩnh về nhà kể lại cho mẹ và hỏi: “Hài cốt của  bố con ở đâu?”. Lúc đó vừa đi làm về muộn, bà mẹ buột miệng nói: “Hài cốt bố con vẫn còn đáy, mẹ để trên gác bếp!”.

Bộ Lĩnh xuống bếp chỉ thấy một chiếc bọc hài cốt bằng da gói bộ xương rái cá, bèn rửa sạch bồ hóng rồi mang bọc hài cốt lặn xuống đặt chính giữa miệng long mã.

Chiếc hàm long mã bằng đá bỗng ngậm chặt lấy bộ hài cốt, cả vùng nước xoáy rực sáng, nước sôi lên sùng sục, sấm chớp nổi lên ầm ầm. Đó là điềm lành, báo hiệu Đinh Bộ Lĩnh phát đế vương từ đấy!

Mồ mã mà được táng ở long huyệt thì phát đế vương. Táng ở hổ huyệt thì phát công hầu. Dù tài giỏi hoặc văn hay chữ tốt chi mấy đi nữa, nếu mồ mả ông cha không được táng vào long huyệt hoặc hổ huyệt thì rốt cuộc chỉ làm người dân tầm thường mà thôi!

Tôi chêm vào một đôi câu để cho anh ta phấn chấn mà tiếp tục câu chuyện đang đến hồi gay cấn:

- Hay! Chuyện rất hấp dẫn, ông bạn kể tiếp đi!

- Vâng, thế rồi thằng bé chăn trâu lại lên làm vua, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Còn ông già Tàu chờ đợi hoài mà chẳng thấy điềm lành nào cả. Ông ấy bèn sang nước Nam lẫn nữa để điều tra cho rõ ngọn nguồn. Thăm dò bọn trẻ chăn trâu, ông mới bật ngửa, té ra mình bị thằng chăn trâu nó lừa! Ông bèn bỏ nhiều lạng bạc, mướn một thằng bé khác giỏi bơi lội, sai nó đem một cây gươm treo ở cổ con long mã bằng đá.

Lâu ngày nước chảy, lưỡi gươm kia vô tình cắt đứt đầu con long mã. Long huyệt mà bị đứt đầu, thì con cháu sẽ bị “bất đắc kỳ tử”, như là bị mưu hại, hoặc bị giết chết. Ứng với việc Đinh Bộ Lĩnh mới làm vua được 12 năm, thì bị Đỗ Thích giết cả hai cha con trong một đêm oán khí ngất trời bay thấu sao Ngưu sao Đẩu!


Tôi cười nhạt:

- Chuyện truyền kỳ vớ vẩn “nghe qua rồi bỏ”, cho nên, kẻ nào  tin là… dại dột không xiết kể.

Anh ta nổi nóng, gắt:

- Ông phải nói lý do tại sao ông không tin?

Tôi phải ăn nói nhẹ nhàng kẻo bạn giận:

- Tôi có lập luận rất đáng đồng tiền bát gạo. Rằng, thưa ông bạn quý mến: Căn cứ vào kiến thức Phật học và cả khoa học, thì:

Thứ nhất, Người Việt từ xưa đến nay không hề có tục “Thủy táng”, nhất là vào thời buổi sơ khai của lịch sử, Việt Nam chỉ có địa táng mà thôi.

Thứ hai, ở vùng nước xoáy như vậy thì không thể lưu giữ được hài cốt lâu bền cho đến khi mả phát.

Và cuối cùng, bộ xương rái cá không thể là hài cốt thân phụ Đinh Bộ Lĩnh được vì, khoa học hiện đại ngày nay dễ dàng chứng minh được con người và rái cá không thể giao phối và thụ tinh được.


Vào thời đại ấy, văn hóa nước ta còn phôi thai, ảnh hưởng đạo Lão và đạo Khổng rất mù mờ, cọng với trình độ dân gian thấp kém, phi khoa học - các nhà nho hương nguyện (giới trí thức miệt vườn), mới sáng chế ra câu chuyện này dưới chủ trương “ngu dân” của bọn thống trị. Tình tiết rất ấu trĩ, nông cạn. Trộn lẫn giữa truyện Tàu và cổ tích nửa vời. Chúng ta chỉ xem truyện tích này như tàn dư của lịch sử, văn hóa, của chế độ phong kiến một thời.

II. – CHUYỆN ĐỜI NAY.

Ông còn gì để thảo luận nữa không? Thôi, chúng ta đừng “ăn cơm mới nói chuyện cũ” nữa, mà nên thảo luận về các đề tài hiện đại. Nên chăng?

- O. K! Rứa thì tôi sẽ bàn về đề tài “Mồ mả trong thời đại công nghiệp vi tính”. Được không?

- Tại sao không? Riêng cá nhân tôi, mồ mả không phải là vấn đề. Và trên đời này, ngoài việc “thanh toán luân hồi sanh tử”, cũng chẳng có cái gì đáng đặt thành vấn đề cả!   

- Ủa, ông nói gì kỳ dzậy? Trong lúc cả nước ai ai cũng băn khoăn chuyện tôn tạo từ đường, dựng bia xây lăng, sửa sang mồ mả cho ông bà cha mẹ tổ tiên, gọi là báo hiếu, vậy mà ông dám nói là mồ mả không đáng đặt thành vấn đề!


Vì là bạn chí thân với nhau, (tôi sợ mất bạn) cuối cùng tôi đành phải ráng nở nụ cười cầu hòa:

- Được rồi, chúng ta nói về mồ mả – nhưng tôi biết rất ít, vậy tôi muốn anh nói qua để tôi mở rộng tầm mắt, chứ tui đây, cả ngày chỉ niệm Phật, đọc kinh, và tập thể dục cho khỏe, thì tui biết cái thớ gì mà nói với phô…

Thấy tôi có vẻ cởi mở hơn và tỏ ra ưa nghe chuyện, anh ta bắt đầu mở máy:

- Anh biết không? Mồ mả có quan hệ mật thiết tới đời sống chúng ta. Nên chi, tổ tiên ta thường nói: “Không mả, đố ả làm nên” như một lời cảnh cáo cho những ai sống mà quên chăm sóc mồ mả.

- Thật rứa à? Những người nào mà quên để ý chăm sóc đến mồ mả chắc là…


Tôi mới nói chưa xong, thì anh ta vội cướp lời:

- Sống mà quên chăm sóc mồ mả tổ tiên thì sẽ gặp “âm báo” không lường. Tai hoạ khủng khiếp. Dẫu có cúng cấp tùm lum, hoặc chạy chọt thấu mười phương chín hướng đi nữa, cũng chẳng có công hiệu gì! Uổng công mà thôi!

Anh biết không? Ông Hùng là anh vợ tui, đậu bằng tiến sĩ hoá học, suốt đời chỉ tin khoa học. Cái gì mà chứng minh được, và đưa ra bằng chứng khoa học rõ ràng, cụ thể, xác đáng - thì mới tin. Rứa mà hôm nọ, mụ vợ ông Hùng đưa đi thăm ông thầy bói. Thầy phán: Mồ mả nhà bác có vấn đề nghiêm trọng. Mau mau cậy tôi giúp thì mọi việc tốt đẹp. Nếu không thì sẽ có những tai hoạ khủng khiếp không thể tưởng tượng được!

Ông anh vợ tui, một vị tiến sĩ khoa học, làm sao tin một lão gà rù, không có học vị, không có bằng cấp, như rứa được! Ông ta hĩnh mũi:

- Dạ. Chuyện mồ mả là chuyện của người chết. Huống chi bọn tui là nhà khoa học. Mà,  một nhà khoa học thì không bao giờ tin càn, tin bậy như thế!

Ông thầy bói cười nhạt:

- Được thôi. Nhưng nói cho vợ chồng ông hay, là mộ ông nội của ông bị lạm phong, thành thử cả bầy em gái nhà ông đứa thì vỡ nợ, chẳng biết trốn đâu cho thoát. Đứa thì ba bốn chồng. Đứa thì chồng bỏ chừ ôm con dại chẳng biết mần răng. Đứa thì mắc bệnh hiểm nghèo chữa chạy lung tung mà chưa có kết quả! Phải rứa chăng?

Ông anh vợ tôi vừa nghe qua liền tái xanh máu mặt, thần sắc như kẻ trước Toà bị kêu án tử hình. Tay chân run run, miệng lắp bắp:

- Dạ… dạ, phải. Sao thầy biết rõ như rứa. Cầu thầy ra ơn giúp đỡ cho. Tốn kém bao nhiêu cũng không thành vấn đề…

Được ở vào thế thượng phong, ông thầy bói vênh mặt phán:

- Không có tay tôi thì chẳng xong. Tình hình mồ mả của bác vô cùng rắc rối, nếu bác đồng ý thì…

Đương nhiên gia chủ phải đồng ý cả hai tay và mọi việc tiến hành theo cách thức của ông thầy bói thì luôn luôn thuận lợi. Ông thầy sửa sang lại mộ ông nội, cầm la-bàn xoay hướng mồ, và bày biện ra nhiều thứ đồ cúng, đồ giấy, hình nộm, nhiều cuộc tế lễ phức tạp – khi đó gia đạo mới yên ổn.

- Tốn kém tất cả bao nhiêu?

- Đâu có bao nhiêu! Sửa sang mồ mã ông nội chỉ có ba chục triệu đồng. Các lễ cúng lớn nhỏ chỉ có năm chục triệu, tiền thưởng cho thợ nề, thợ phụ… mười lăm triệu - vị chi là cả thảy chưa tới một trăm triệu.

Đó, ông thấy chưa? Nhờ ông thầy giỏi phong thủy, mà mồ mả gia đình bên vợ tôi trở nên êm đẹp, tử tế… Người chết được an định ở cõi bên kia, còn người sống thì không còn bị quấy nhiễu, Nhưng gia đình từ nay sẽ yên vui, không còn cảnh tai họa rình rập nữa.

Đến lúc tôi phải góp ý cho câu chuyện thêm phần sôi nổi, tôi hỏi:

- Như vậy, sau khi sửa chữa mồ mả cho ông nội, thì tình hình mấy đứa em gái ông Hùng có chuyển biến tích cực nào chăng?

Anh bạn tôi chậm rãi, yếu ớt trả lời:

- Cũng có chút ít thay đổi…

- Chuyển biến như thế nào, ông phải cho biết để chứng tỏ “mồ mả có liên hệ mật thiết tới cuộc sống hiện thực của con người chứ? ”

- À, sáu đứa em gái ông Hùng cũng có nhiều chuyển biến. Như là: Đứa vỡ nợ thì ngân hàng đã tịch thu nhà cửa, bây giờ thì ở đậu và đi bán nước đá lẻ. Đứa bị chồng bỏ thì đã ly hôn và chuẩn bị lấy chồng khác. Đứa mắc bệnh hiểm nghèo thì đã qua đời êm thắm. Chỉ còn đứa em gái bốn lần kết hôn nhưng chẳng ra gì, nay đã lấy chồng lần thứ năm - nghe nói chồng cô ta là một tay giàu sụ, kinh doanh bất động sản ở Mỹ và cả Việt Nam.


Tôi bắt buộc phải nói thẳng:

- Tưởng gì chứ chuyển biến như vậy thì chẳng có gì thay đổi cả. Sau khi sửa sang mộ phần ông nội, thì đáng lẽ mọi sự phải chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp, mỹ mãn. Nhưng, lời trình bày của ông chưa đủ làm cho tôi tin tưởng rằng, mồ mả có thể tác động tới cuộc sống chúng ta.

Này, anh biết không? Khi muốn thống trị một quốc gia khác, thì người Trung hoa vạch một kế hoạch như sau:

- Trước nhất, dùng binh lực để xâm chiếm đất đai và giết hại những thủ lãnh đối phương.

- Sau đó, dùng chính quyền sắt máu để cai trị không cho dân chúng nổi loạn.

- Dùng kinh tế để nuôi bộ máy cai trị, từ bọn đầu sỏ cho đến thuộc lại, nhân viên điều hành vân vân… và  dung dưỡng một số người ủng hộ chính quyền thống trị.


- Nhưng muốn thống trị lâu dài thì bắt buộc phải sử dụng đến văn hóa và tín ngưỡng như là một lá bài chủ lực, quan trọng nhất và lâu dài nhất.

Ngoài văn chương, chữ viết, thi phú, kinh sách… cần phải kể đến là: sách bói toán, tử vi, phong thủy, xem tướng… chưa hết, người Trung hoa còn xuất khẩu tín ngưỡng như đạo Lão, bùa chú, ông Quan Thánh, thần tài, những hình thức mê tín đưa vào dân gian. Như Đồng cốt, Lịch số, Sao hạn, Coi tay, Xem tướng, Cúng sao, Xem hướng, Đốt giấy tiền vàng mã, Thờ bổn mạng, Ông Địa, Thần tài, Địa mẫu… mà phong thủy, mồ mả vẫn là một trong các lá bài chủ yếu để ngu dân.

Và họ đã thành công như thế nào, chúng ta cứ nhìn dân chúng Việt Nam ở quanh ta, càng ngày càng lún sâu vào tà kiến và mê tín - ắt sẽ biết rõ. Không cần nói nhiều!



Nhưng thôi, chúng ta sẽ thảo luận tiếp tục trong buổi gặp sau. Bây giờ uống cà phê cái đã. Quán này nổi tiếng cà phê rang xay nguyên chất, “cà phê sạch và không có pha chế hóa chất…”

Thôi, tạm gác chuyện mồ mả lại một chốc, chúng ta sẽ bàn luận trở lại trong dịp sau....

III.- THẢO LUẬN TRONG CHÂN TÌNH.

Này ông bạn yêu quý, giáo lý nhà Phật dạy cho chúng ta một nguyên lý như sau, tôi xin thử trình bày xem ông có thể cảm nhận được chăng. Rồi từ nguyên lý ấy mà chúng ta sẽ nghiêm túc thảo luận đến bất cứ mọi vấn đề nào, ngay cả chuyện mồ mả.

Nguyên lý ấy là: Khi chúng ta đặt Tâm vào một đối tượng nào thì ngay lập tức, chúng ta sẽ bị chi phối và điều động bởi đối tượng ấy.

Tôi sẽ sử dụng nhiều thí dụ đơn giản để ông dễ dàng cảm nhận.

Nếu chúng ta đặt tâm vào chiếc xe gắn máy của mình, thì nó sẽ làm cho chúng ta vui thích khi thỏa mãn những nhu cầu đi lui đi tới hoặc khoe mẽ với bà con lối xóm. Và cũng chính chiếc xe ấy sẽ gây nhiều phiền phức khi nó xẹp lốp bất ngờ, hoặc gây ra tai nạn, hoặc nếu chiếc xe bị mất cắp thì chúng ta sẽ khổ sở biết bao!

Nếu chúng ta đặt Tâm vào một người nào đó mà mình yêu, thì toàn bộ con người của chúng ta sẽ vui thích khoái lạc khi được yêu, được chiều chuộng. Trái lại, khi xa cách thì chúng ta nhớ nhung, buồn rầu hoặc khi bị người yêu phản bội thì chúng ta trở nên khổ đau, điên cuồng đến nỗi có thể tự sát.

Lại nữa, nếu chúng ta đặt Tâm vào một bản nhạc, một cuốn sách, một bài thơ, thì đời sống của chúng ta sẽ vui buồn sướng khổ theo từng lời ca tiếng nhạc, theo từng biến chuyển của cuốn sách, theo từng làn điệu của bài thơ, vân vân...

Nếu chúng ta đặt Tâm vào mồ mả, dồn tất cả công sức và tiền bạc vào mồ mả - thì cuộc sống chúng ta sẽ hứng khởi khi mả phát, khoái chí khi mả kết, với ảo tưởng được “ăn nên làm ra” nhờ vào uy lực vô song của mồ mả gia tiên. Và chúng ta sẽ buồn khổ biết bao khi mồ mả bị lạm phong, hoặc bị ứ thủy hoặc bị kẻ xấu phá hoại, vùi dập v...v...

Nếu chúng ta đặt hết toàn bộ lòng tin vào năng lực vô biên của Chánh Pháp, thì tất nhiên chúng ta sẽ xa rời, và đoạn tuyệt những thứ tà kiến và mê tín đang khuấy động con người, rồi khiến cho con người càng ngày càng ngập sâu vào bóng tối vô minh không biết khi nào ra khỏi.

Nếu chúng ta chỉ sống dưới sự dẫn dắt của Chánh Pháp, thì chắc chắn tâm hồn chúng ta sẽ tràn trề hạnh phúc và trí tuệ, ngay tự bây giờ chứ không cần tới kiếp sau. Cuộc đời chúng ta sẽ hưởng dụng vô số những món quà thiêng liêng, trân quý, đến từ mặt đất và cả bầu trời tịnh độ, như những đóa sen tinh khiết và ngào ngạt hương thơm.

Thưa ông bạn, nếu chúng ta đặt hết tấm lòng chân thật, thành khẩn của mình vào đức A Di Đà thì toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ được ấp ủ, che chở bởi năng lực vô lượng thọ vô lượng quang của đức Phật A Di Đà. Do đó cuộc sống chúng ta không còn điêu linh trôi nổi theo sóng gió vô thường khổ đau nữa.

Anh bạn gật đầu:

- Bây giờ, tôi đã chấp nhận nguyên lý ấy cùng những lời trình bày của ông, nhưng, thiên hạ vẫn quan tâm đến mồ mả, làm sao một sớm một chiều mà dứt bỏ được tập quán do người Tàu bày ra, và đã ăn sâu trong ta hàng ngàn năm?

- Có thể nói rằng, mồ mả vẫn còn là vấn đề nhức nhối của nhiều người trên thế gian này, và họ không bao giờ tìm ra được câu giải đáp xác đáng, nhưng đó là việc của họ, tôi không dám bàn đến làm gì cho phí sức.  


Khi mà chúng ta không chịu tin vào định luật nhân-duyên-quả, mà chỉ thả tâm hồn của mình chạy rong theo lòng tham lam vô độ của bản thân và đặt toàn bộ cuộc đời của mình trên canh bạc, thì sẽ chiêu cảm những hậu quả sai lầm của tâm thức tà kiến mang lại. Mà mồ mả chỉ là một trong những canh bạc cuộc đời. Ai còn ham ăn ham thua thì cứ xông xáo nhảy vào. Ai tỉnh ngộ thì tự nguyện dang ra xa, thế thôi.

- Vậy thì chúng ta nên báo hiếu cho cha mẹ và tổ tiên như thế nào?

- Vâng. Riêng tôi, vì tuân thủ chữ hiếu theo cái nhìn của thế gian, tôi cũng chăm sóc mồ mả gia tiên như là bổn phận truyền thống của một con người thế gian, như một tục lệ tốt đẹp - chứ không đặt hết tâm chí và niềm tin vào đó.


Như là: mỗi năm đi thăm viếng mồ mả mấy lần, xem có bị hư hại, sụt nền móng hay bị nứt quynh thành – thì mình gọi thợ nề đến sửa sang. Cái mồ mã nào xuống cấp quá thì mình huy động tiền bạc trong anh em để tôn tạo. Nghĩa là phải làm những gì trong khả năng, nhưng không xem đó là tất cả cuộc sống mình.

- Chỉ chừng đó thôi à?

- Vâng. Chỉ chừng ấy là vừa đủ để trở thành một người con hiếu thuận.  Riêng cá nhân tôi, chỉ biết mang hết tất cả vốn liếng tâm linh và cuộc sống để gởi gắm vào Chánh Pháp, nghĩa là: Tin hiểu Nhân quả - Nghiệp báo; Tin sâu Tứ Diệu Đế; Thấy rõ thực tính Duyên khởi - Vô thường - Vô ngã của vạn pháp.


Và thường xuyên xướng niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, không gián đoạn -  thì phải nói rằng, trên trần gian này không còn một vấn đề thứ hai nào được đặt ra nữa cả.

Còn ông, ông muốn đặt Tâm của ông vào đối tượng nào thì đó là việc riêng tư của cá nhân ông, tôi không dám tự tiện xen vào. Nhưng chúng ta luôn luôn nhớ rằng, đặt Tâm vào bất cứ đối tượng nào của thế gian, cũng đều là hành động tạo ra nhân tố của luân hồi sanh tử và khốn khổ triền miên.                    

Và đương nhiên là: ngay giây phút chúng ta đặt Tâm vào Chánh Pháp và danh hiệu Nam mô A di đà Phật,  thì chúng ta đã được hạnh phúc và trí tuệ, ngay tức khắc, không cần mong mỏi một tương lai nào và ở một thời gian lâu xa nào.

Nhân danh một người bạn, tôi xin nhắc nhở ông rằng, Niệm Phật chính là đem tấm lòng nhỏ hẹp của mình để neo chặt vào lòng từ bi vĩ đại của A Di Đà, và hòa tan vào ánh sáng vô lượng quang minh của Ngài. Rồi từ đó, đời sống chúng ta sẽ chuyển hóa theo chiều hướng giải thoát và giác ngộ. Phải vậy chăng?
 Bài viết: "Chuyện mồ mả và niềm tin của người thực hành Chánh pháp"
Nguyễn Xuân Chiến - Vườn hoa Phật giáo
 

Về Menu

chuyện mồ mả và niềm tin của người thực hành chánh pháp chuyen mo ma va niem tin cua nguoi thuc hanh chanh phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

treo cờmừngphật đản những ước mơ Khái Nghệ bÃ Æ Một Củ sen xào tương ớt james Giảm nguy cơ Alzheimer từ thực phẩm bo doan sóng nhá Những đêm cùng Giác Ngộ online chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua ve đừng vì đó mà làm khổ chính mình 4 lưu ý khi hấp thu đường tim hieu ve nhung tuong tot la ky cua duc phat tac hai cua viec noi doi m¹ xuất thế gian cach song de cuoc doi ban tran day y nghia Món Vả Mạ Thương Thiếu tây phương đã tiếp nhận đạo phật bÕÞ võ và Tinh thích thiện thuận Nước rửa tay có thể nguy hại cho trẻ biet dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc dao trang trong phat giao va cong tac quan ly hoat phát Vị Thừa bãªn Nhân cách Lý Công Có Thiền Ngọn lửa Quảng Đức 5 kỹ năng sống có lợi cho sức khỏe Chú Ðại bi và kinh Từ bi çŠ Tấm giẠtha thứ chìa khóa giúp sống khỏe Nhá người khách trọ giữa vườn hoa phật su truyen thua ni gioi dac phap trong lich su phat năm uẩn Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng Lai phap tham thiền không có nghĩa là phải ngồi Tiểu sử HT Thích Hoằng Từ