Thời làm điệu là chuỗi tháng ngày sống hồn nhiên được đong đầy bởi nụ cười và nước mắt Ngày cạo vá làm chú điệu như con chim non phải tự mình gật gù bên những trang Kinh, trang Luật Quý thầy dạy điệu theo đó cũng có những khoảnh khắc dở khóc dở cười
Chuyện về những chú điệu dễ thương ở chùa tôi

Thời làm điệu là chuỗi tháng ngày sống hồn nhiên được đong đầy bởi nụ cười và nước mắt. Ngày cạo vá làm chú điệu như con chim non phải tự mình gật gù bên những trang Kinh, trang Luật. Quý thầy dạy điệu theo đó cũng có những khoảnh khắc dở khóc dở cười...
Làm quen với sinh hoạt thiền môn
 
Ai cũng muốn học trò nên người, ai nuôi điệu cũng mong điệu sớm vào khuôn khổ. Nhưng khổ nỗi, tuổi trẻ hiếu động, sự “co giãn” của các điệu nhiều khi vượt quá những lời dạy ở chốn thiền môn nên dạy điệu là cả một quá trình cảm hóa.

Tôi nhớ có lần thầy Đạo Hạnh nói, xây chùa thì dễ, nuôi dạy điệu mới khó. Quả thật không gì khó bằng nuôi dạy điệu. Điệu mắc lỗi, phạt thì thương, không phạt thì lỗi. Biết sao khi điệu là điệu, khi điệu là trẻ con.

Có mấy thầy nuôi điệu nói với tôi rằng, “thời ni làm điệu khác lắm, có dám la mô, la cái là nó bỏ đi liền à”(*). Chuyện điệu còn nhỏ mà bỏ chùa này sang chùa khác là một thực trạng... cần quan tâm. Mà đã đi được một lần thì cứ đi mãi, chùa này tự nọ thay đổi liên hồi. Tôi không dám nói gì bởi tôi biết con ngựa còn non thì con ngựa háu đá, dạy không đúng cách thì nó bất kham.

Có một thời gian được phép chăm điệu học nên tôi cũng có lắm chuyện với mấy điệu. Tôi nhớ điệu Bun, điệu Thiện, điệu Đức những ngày mới vào tu - đi rón rén - thế mà chỉ ít ngày sau đã chạy nhảy khắp sân chùa.

Điệu Bun cứ đi dép vào là vang ra tiếng lẹt xẹt. Tôi nói, mấy điệu đi dép đừng có kéo lê, lẹt xẹt mà phải nâng chân hỏng mặt đất; khi để dép thì phải thẳng hàng. Vậy mà rất lâu sau đó mấy điệu vẫn chưa quen.

Ngồi chơi với mấy điệu, tôi nói, đời tui ghét mấy người đi dép kéo lê lẹt xẹt ghê lắm, mấy điệu mà cũng đi như rứa thì tui ghét mãi. Tôi kể chuyện mấy đứa bạn đã từng bị thầy giáo phụ trách cắt dép, phải đi chân đất về nhà, mấy điệu nói ghê rứa, cắt dép uổng rứa. Việc lẹt xẹt một hai lần là làm được nhưng sắp xếp dép cho ngay thẳng thì còn lâu mới được. Thầy từng nói với tôi, đi thì đi cho nhẹ, nâng dép lên, tới nơi thì xếp dép cho gọn, đừng vừa đi vừa cởi dép, để chiếc trước chiếc sau. Tôi bày cho mấy điệu để dép thẳng gọn, vậy mà mấy điệu cứ thả dép ra khỏi chân là chiếc trước chiếc sau.

Nhiều lúc tôi xuống chỗ mấy điệu học, vừa thấy tôi tới trước cửa nhìn đôi dép, lập tức mấy điệu chạy ra xếp xếp. Có những lúc mấy điệu tố nhau với tôi về chuyện này rất tức cười. Điệu Bun rất lanh, thấy tôi xuống thì chạy ra xếp trước, sau đó chỉ đôi ni là của điệu Thiện, đôi ni là của anh Đức, đôi ni là của anh Quốc. Điệu nói, mấy điệu tề, ra để dép lại cho đàng hoàng tề.

Tập các oai nghi

Tôi tạo sự tò mò về các bài luật Tỳ-ni cho mấy điệu. Tôi nói, chừ mình làm những việc như ri thì khi học luật mình nhớ nhanh lắm. Quả thật, luật Tỳ-ni là để xây dựng mẫu người lý tưởng bằng việc rèn luyện, đốc thúc vào khuôn khổ của việc đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm. Tỳ Ni cộng thêm oai nghi nữa thì ta trở nên người có phong thái, cốt cách. Mấy điệu hay hỏi, bài chi rứa thầy, bài chi rứa thầy; bài ni là răng, bài ni là răng. Tôi nói mấy điệu học rồi sẽ biết.

Dạy điệu không thể cứ phạt rồi phạt. Dạy điệu không phải cứ kể chuyện ngày xửa ngày xưa mình làm điệu ra để la mắng mấy điệu. Có lần thấy thầy nọ vừa đánh roi mấy điệu vừa kể, mấy điệu thời ni sướng ri mà không chịu tu, thời tui làm điệu cực như chi rứa, ăn không có ăn, mặc không có mặc, học hành thiếu thốn, đụng một cái là bị la, bị đánh.

Chuyện mỗi thời một khác nên không thể đem đời mình ra để vẽ hướng cũ lại cho điệu được. Có lần nói chuyện với mấy anh em, đời làm điệu ai cũng có lỗi, ai cũng thế này thế nọ, đó là chuyện của mình. Mình không thể đem chuyện thời làm điệu của mình cực khổ ra để ép mấy điệu thời nay phải như thế này như kia. Cũng là những câu chuyện đó nhưng khi ngồi kể cho mấy điệu nghe trong tâm trạng vui vẻ thì các chú còn hớn hở và tự sửa dần dần chứ kể ra để so sánh lỗi lớn lỗi nhỏ rồi phạt điệu thì không những không hiệu quả mà đôi khi còn đi ngược lại.

Tôi còn ám ảnh chuyện sư chị Tuệ Ngọc kể. Chị nói, mấy sư lớn kể chuyện hồi trước cực khổ, đi tu mà trốn trước trốn sau vì không có hộ khẩu, giấy tờ ở chùa, cực như ri, lo lắng như rứa, bỗng có một chị Sa-di nói lại, thì nhờ rứa mấy sư mới có chuyện kể cho tụi con nghe.

Quét lá sân chùa

Hồi làm chùa, mấy anh em đều phải cật lực để phụ thợ nên không quan tâm sâu sắc đến mấy điệu. Điệu Lộc, điệu Phong, điệu Hợp, điệu Chính học lớp 6, đi học hay trốn đi chơi. Lần nọ về trễ bị mấy thầy hỏi và phạt. Chiều đó mấy điệu bị bắt quỳ trước Phật để sám hối. Mỗi điệu cầm một cây hương, chừng nào hương tàn thì được xuống, không phải quỳ nữa.

Sau một ngày làm việc, mấy thầy đi tắm giặt nên cứ để vậy cho mấy điệu quỳ, tự sám hối. Thầy Phòng tắm xong trước, thầy đi ngang qua thấy điệu Lộc với điệu Phong nhìn lén lén ra cửa sổ rồi thổi phù phù. Thầy dừng lại nhìn vào thì đang thấy mấy điệu thổi hương cho nó mau tàn. Mấy điệu nghĩ ra việc thổi hương cho nó cháy nhanh hết là một cái tài.

Bữa ăn tối không có bốn điệu, Ôn hỏi thì thầy Phòng nói mấy điệu thổi hương nên vẫn bị quỳ tiếp. Ôn nói, láo hè, láo hè. Mấy thầy trò cười ra nước mắt. Sau này có điệu Bun cũng nghĩ ra cách để tránh những cái roi. Lần đó bị thầy Phòng phạt, cho ăn roi, điệu đã nhét cuốn vở trong quần. Khi thầy Phòng đánh thì nó kêu bốp bốp. Thầy hỏi, răng khu (mông) điệu kêu bốp bốp rứa? Điệu im lặng. Thầy kéo quần xuống, thấy cuốn vở thầy lôi ra và tiếp tục cho điệu ăn roi.

***
 
Nhắc lại chuyện mấy điệu thì chừ mỗi chú đã mỗi nơi, có người về đời sống với ba mẹ, có chú đi ở chùa khác. Chỉ còn mỗi điệu Chính, nay là Sa-di Nhật Nghĩa vẫn ở chùa Tổ. Mỗi người kinh qua thời làm điệu ít nhiều từng bị phạt nên chỉ có điệu mới hiểu hết chuyện khóc, chuyện cười.
Bài viết: "Chuyện về những chú điệu dễ thương ở chùa tôi"
Fan Thạnh - Vườn hoa Phật giáo


-------------------

(*) Phương ngữ xứ Huế: ni, ri, răng, rứa, chừ, mô, tề... (nay/này, vầy, sao, vậy, giờ, đâu, kìa...)

Về Menu

chuyện về những chú điệu dễ thương ở chùa tôi chuyen ve nhung chu dieu de thuong o chua toi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

muôn loi Mùi khói bếp sau lũ căn mạng đời người đằng tich tai vat khong bang tich phuc bao HoẠHoa bÃn làm van nhật Yan Can Cook trình diễn món chay tại Pháp Chợ quẠKhai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần trùng ky cñu sự vẠtín b羅i nhung quan niem sai lam ve quy y tam bao Gene và môi trường tác động lớn phat giao gian Mất Cà chua chống được nhiều căn bệnh tát mã nhin lai than minh một nửa nên thuận Phật hoàng Trần Nhân Tông Nhớ tháng Giêng Món chay Xíu mại sa kê củ sen Uống hải chân Gin niet ban trong long sanh tu phuoc tu tam hã æ Cõi Phỏng Rượu thuốc lá làm tăng 70 nguy cơ tử Phật giáo đức hiếu sinh xà tho nang ngay lễ ДГІ Vì sao Phật ra đời giữa thế gian này Bàn ç Š