Vạn Hạnh năm 932 1025 là vị thiền sư người Việt, có nhiều đóng góp lớn cho triều đại nhà Lý Một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam Ngài được xem là nhà cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn c
Cổ Pháp - Quê hương của vị Thiền sư Vạn Hạnh

Vạn Hạnh ( năm 932 - 1025) là vị thiền sư người Việt, có nhiều đóng góp lớn cho triều đại nhà Lý. Một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngài được xem là nhà cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước và sau khi triều Lý thành lập.
Ngài họ Nguyễn, quê châu Cổ Pháp (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), bẩm tánh thông minh, thông Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi Ngài xuất gia tu học cùng với thiền sư Ðịnh Tuệ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, Ngài đã tác động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu : tại làng Cổ Pháp có một con chó trắng xuất hiện trên lưng có hai chữ: "Thiên Tử" lấm tấm bằng lông đen. Thiên hạ đồn rằng nó tượng trưng cho năm Tuất, vì bậc thiên tử sanh vào năm Tuất sẽ xuất hiện vào năm Tuất. Sự kiện này hoàn toàn phù hợp với năm sinh của Lý Công Uẩn. Vạn Hạnh đã vận dụng một phương cách hợp lý nhất vào bối cảnh xã hội ấy khi còn là Thân vệ trong kinh đô Hoa Lư của triều đình Lê, lúc Vạn Hạnh nói: “Gần đây tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng nhà Lê tất phải mất mà nhà Nguyễn (Lý) tất phải lên.

Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ truy tán rằng:

                                                                   Vạn Hạnh thông ba cõi
                                                                   Thật hợp lời sấm xưa
                                                                   Quê hương tên Cổ Pháp
                                                                   Chống gậy trấn kinh vua.


Những lời dạy của Thiền sư phù hợp với những lời sấm truyền trước đó. Quê hương của ngài tên là Cổ Pháp. Ngài chỉ cần có mặt với cây Thiền trượng là đất nước được hòa bình.”

Mùa xuân năm 1010, vài tháng sau khi Triều Lý được thành lập, sau tết đầu tiên trên cương - vị - vua ở kinh thành Hoa Lư, Lý Công Uẩn về thăm Cổ Pháp. Sau khi qua Đại La về Cổ Pháp - Kinh Bắc, ý định dời đô của vua đầu triều Lý mới quyết. Nhưng không chỉ có dựa vào kinh nghiệm phương Bắc, Lý Công Uẩn đối chiếu với kinh nghiệm lịch sử - mà thế hệ cha ông ở kinh thành Hoa Lư (từ 968 đến 1009) trong đó bản thân ông trải nghiệm, chính là tri thức thực tiễn nóng hổi. Chiếu của Lý Công Uẩn về việc dời đô là một bản tuyên ngôn chiến lược chính trị, cả về tầm vóc văn hoá Đại La, Thăng Long. Hơn thế nữa Chùa Dận hay còn gọi Cổ Pháp tự (古法寺 ) ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là nơi Lý Công Uẩn, người sáng lập triều Lý của Việt Nam, được sinh ra tại ngôi chùa này vào ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất 974 (tức ngày 8 tháng 3 năm 974 theo dương lịch). Chính vì vậy, Chùa này được dân gian gọi là chùa Rặn. Lúc Lý Công Uẩn sinh tại chùa cũng là lúc thiền sư Lý Khánh Vân trụ trì. Sư nhận nuôi dậy cậu bé và cho mang họ Lý của mình, đặt tên là Công Uẩn. Ngài nhận xét Lý Công Uẩn như sau: Đó là một người phi thường, lớn lên giúp đời yên dân, làm chủ thiên hạ. "Tới lúc lớn, khẳng khái có chí lớn, không màng của cải, ưa xem hết kinh sử." Một con người giàu nghị lực, xem thường danh lợi vật chất, ham học hỏi như Lý Công Uẩn thật là hiếm có. Ngài đã từng giúp cho vua Lê Đại Hành trị nước an dân, nhưng khi thấy vua Lê Long Đĩnh không còn là minh quân và vận trị nước của triều Lê không còn, nên Thiền sư Vạn Hạnh đã cùng với Đào Cam Mộc sắp xếp việc triều chính và đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

                                                                   Chỉ trong ba tháng thôi
                                                                   Thân vệ lên đỡ xã tắc
                                                                   Lạc trà ấn có chữ Quốc
                                                                   Mười khẩu xuống nước đất
                                                                   Gặp thánh gọi thiên đức.


Bài thơ nêu rõ quan điểm và vận động ý thức để mong cho đất nước có người làm chủ. Thiền sư Vạn Hạnh cùng với quần thần trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lấy hiệu Lý Thái Tổ vào năm 1009. Việc sáng lập ra nhà Lý cũng chính Thiền sư đã tham mưu hỗ trợ cho Lý Thái Tổ trong việc dời đô, từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long.

Vạn Hạnh đã làm được điều này, Ngài nhất quyết dùng hết công sức mình vào công cuộc xây dựng triều đại mới an bình, thịnh trị. Ở ngài chúng ta nhận thấy một quốc sư mẫn tuệ, một nhà chiến lược tài ba, một nhà ngoại giao tuyệt vời, một con người giàu nghị lực không nản chí và một tâm nguyện lớn của bậc cao tăng Phật giáo đã làm “khởi sách” cho một triều đại mới. Thiền sư Vạn Hạnh, người đã suốt đời tận tụy với sự nghiệp “Hộ quốc an dân”, và từng được xưng tán là “Chống gậy thiền trấn giữ kinh vua”.

Ngài đã góp công không nhỏ trong việc thiết lập triều đại thịnh trị, chuẩn mực về đạo đức, tạo nền độc lập dài lâu cho nước nhà (triều Lý 200 năm). Đó chính là khối toàn bích trong tư duy đầy nhuệ khí của nhà vua Lý Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long. Kẻ hậu học chúng ta không chỉ khâm phục về tài năng đức độ của ngài, mà còn học được một "chất Phật" rất sâu sắc của ngài. Đó là sau khi triều Lý lập vương ngài không màng đến một sự ban thưởng, hoặc chức tước nào cả . Trước năm 1975, ở miền nam Việt Nam có một viện đại học mang tên Thiền Sư là Viện Đại học Vạn Hạnh. Hiện nay nhiều thành phố ở Việt Nam có tên đường "Sư Vạn Hạnh" để tưởng nhớ một vị thiền sư đã ghi lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc và vì thế chẳng bao giờ mờ cũ mà càng toả sáng bởi “một phong thái uy đức” tạo bước tiền đề mở cõi của cả dân tộc. Ở Trong bài kệ thị tịch Thiền Sư dạy: “an trú vào chỗ không an trú, an trú vào chỗ mà ý niệm vô trú không thể tựa vào” Tóm lại, Vạn Hạnh đã nhập thế bằng những bước chân vô ngã, không hệ lụy khập khiễng bởi hữu ngã trói buộc, cũng vừa nói lên nhân sinh quan và phong thái trong con đường hành đạo của Ngài:

                                                                  Thân như sấm chớp có rồi không
                                                                  Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời
                                                                  Nhìn cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi
                                                                  Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.


Nội dung bài thơ kệ, thể hiện tinh thần vô ngã, vô trụ, vô chấp của bậc liễu đạo có tầm nhìn bao quát rộng rãi về thế cuộc, có trách nhiệm với dân tộc một cách hết lòng. Vạn Hạnh một con người tài trí cao siêu luôn luôn chủ động tình thế, vạch ra những phương thức hữu hiệu vừa bác học, vừa bình dân để đánh mạnh vào ý thức dân tộc quần chúng vốn dĩ bị che đậy một phần nào bởi tư tưởng hủ nho: trung quân, ái quốc một cách giáo điều cứng nhắc. Quan trọng hơn, sau khi tìm được người hiền đức, ngài hun đúc, tô bồi, theo dõi từng bước chân của vị minh đế do Vạn Hạnh đã trải qua năm triều đại khác nhau từ Dương, Ngô, Đinh, Lê cho đến Lý. Với tư tưởng vô thường của lời Phật dạy và thực tiễn của xã hội hiện tại, Ngài nhận thấy sự chóng vánh của cuộc đời thăng trầm hoại diệt. Nếu không còn làm chủ được quy luật phát triển của xã hội thì con người dễ rơi vào hoang mang sợ hãi, không biết phải ứng dụng thế nào trước sự biến đổi vô thường của mọi hiện tượng và sự vật. Thiền Sư Vạn Hạnh để lại bản di chúc nhắn nhủ với các môn đồ phải làm chủ quy luật thịnh suy đó (nhậm vận thịnh suy). Đó chính sức mạnh vô úy trước các biến thiên còn mất, thành bại cũng là thái độ dõng dạc của những thiền Sư có đầy đủ phẩm chất đạo lực trong lòng giác ngộ. Cho đến tận bây giờ Cổ Pháp lưu hương đến mãi muôn đời về sau, theo chiều dài tháng năm của Thăng Long - Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:

-Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Năi, 2000.

-Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001

-Thích Phước Đạt, Lý Công Uẩn vị vua “hộ pháp” đầu tiên của triều đại nhà Lý.

-Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử lược. Nxb Minh Đức 1960.

 
Thích Pháp Bảo - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cổ pháp quê hương của vị thiền sư vạn hạnh co phap que huong cua vi thien su van hanh tin tuc phat giao hoc phat

Ăn gừng để trị sỏi mật hôi chân thống Giáo æ bßi Rối an chay Ẩm đất de san rồng Tha Lời vĩnh ÄÆ lẽ Làng Trung Bún chay ngày rằm kinh a di đà xu Đất ươn mầm sống CÒn góc bien Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ cẠi tÃo Tp phân lần HT Nguyễn Sinh Sắc Một tín đồ Phật s½ chua chau lam 泰卦 mà Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả Thái Bình Kỷ niệm hóa nhật cố b TÃƒÆ Ñi hoãƒæ Thuốc lá điện tử làm suy giảm miễn phat phap 機十心 Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa 止念清明 轉念花開 金剛經 luận đăng não hạnh phúc từ những điều bình dị Cưỡi táo Ð Ð³Ñ Cho N茫o thêm thuy tóm Câu gioi luat nao cho nguoi tu hanh Tản Phát láƒ