Tôi rời Huế trở về ĐôngHà vào một ngày đầumùa Hạ. Từng conđường hàng cây góc phố thân quen như được làm mới bừng sáng lên giữa ánh nắng hè vẫn còn phảng phất chút dư âm của ngày xuân còn sót lại đâu đó trên búp lá non tơ lấp lánh những giọt sương mai. Thị xã đầy nắng và gió Nam Lào bắt đầu thổi về từ phía Tây Nam

Con đã gọi đúng tên Ngài

Tôi rời Huế trở về Đông  Hà vào một ngày đầu  mùa Hạ. Từng con  đường hàng cây góc phố thân quen như được làm mới bừng sáng lên giữa ánh nắng hè vẫn còn phảng phất chút dư âm của ngày xuân còn sót lại đâu đó trên búp lá non tơ lấp lánh những giọt sương mai. Thị xã đầy nắng và gió Nam Lào bắt đầu thổi về từ phía Tây Nam

Ngọn gió nóng khi đi thành nỗi nhớ/Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương (Nữ sĩ Xuân Quỳnh). Nhờ những thiên thần lương y áo trắng, tôi đã bình phục về lại nơi chốn yêu thương, nơi có dòng sông Hiếu, sông Thạch Hãn hiền hòa một thời tuổi thơ tôi tắm mát. Nếu không có sự tận tình của bác sĩ D.T. Mai và những đồng sự của cô ấy, chắc vô thường đã gọi tôi từ lâu rồi! Làm sao tôi còn có mặt nơi dấu yêu này để kịp kính mừng ngày Lễ Phật đản. Người xưa dạy Dẫu xây chín đợt phù đồ/Không bằng làm phước cứu cho một người. Họ đã cứu được rất nhiều người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, phước báu chất đầy kho nghiệp lành. Họ xứng đáng là những sứ giả của Bụt.

Buổi sáng, tập Dịch cân kinh xong, tôi cảm thấy khỏe khoắn và hạnh phúc khi ngồi uống trà dưới mái hiên nhà có giàn hoa thiên lý, khẽ đọc thầm bài thơ ngắn tôi đã tặng quý vị ân nhân cứu mạng: Huế sang hè rực nắng/Xuân còn đóa mai vàng/Áo cô màu hoa trắng/Hoa vườn y thơm hương/Sao vội vàng giã biệt/Với Huế ái là thương/Với cô ân là nghĩa/Mai về nhớ dòng Hương (Áo thương).

Bác ngâm nga đọc thơ, còn cô cháu gái 7 tuổi nằm trên chiếc võng bên cạnh nghe tiếng hát của ca sĩ Phương Thanh, có cái giọng khàn khàn đặc sản từ đĩa hát nhà hàng xóm vọng sang, cháu cũng ngân nga hát theo: Em sợ, có một ngày mình xa nhau không gặp lại… Thật sự đây là một bài hát có giai điệu rất hay và đẹp, cho nên những hạt giống âm nhạc ấy đi vào bộ nhớ trẻ con rất dễ dàng cho dù cháu chưa hiểu lời tác giả muốn nói gì. Đức Phật dạy: Oán tắng hội/ Ái biệt ly… Ghét nhau mà phải sống với nhau khổ lắm! Thương nhau rồi phải xa nhau lại càng khổ hơn. Âm nhạc là những tiếng động biết suy tưởng. Người nghệ sĩ, bằng tác phẩm của mình, cống hiến cho mọi người sự đồng cảm sẻ chia hạnh phúc, không phải là khổ đau. Người lớn thích đối mặt với cái thú đau thương khi nghe những câu hát có chất liệu của "Em sợ". Còn đứa cháu gái bé bỏng của tôi phải ghi vào trong tâm tưởng cái chất liệu "Em sợ" thì thật là tội nghiệp!

Tôi soạn sơn cọ hoàn thành nốt những nét vẽ sau cùng của bức tượng Phật đản sanh và bức đạo sĩ A Tư Đà để trang trí trước ngõ, chuẩn bị cho ngày Phật đản. Biết cô cháu gái có đi sinh hoạt GĐPT, tôi hỏi thử cháu:
- Cháu có biết  Đức Phật Thích Ca người nước nào không?
- Dạ Ấn Độ ạ! Với sự hồn nhiên thơ ngây con trẻ, cháu trả lời rồi hỏi lại tôi Đức Phật hiểu tiếng Việt không?

Bất ngờ với câu hỏi thú vị này. Tôi cười xoa đầu cháu:
- Đức Phật là Bậc Đại trí Đại bi, Ngài có sự hiểu biết lớn và tình thương lớn, Ngài lắng nghe để hiểu và thương hết thảy chúng sinh.

Cháu nhìn bác bằng đôi mắt sáng long lanh chừng như đã hiểu được những gì tôi muốn nói, cháu ấp úng với câu hỏi khác không kém phần thú vị là Đức Phật có điện thoại không? Tôi bật cười trả lời ngay:
 -  Có chứ! Đặc biệt khi điện thoại cho Đức Phật không cần bấm số, chỉ cần cháu ngồi thật yên chú tâm nghĩ về Ngài và niệm danh hiệu Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài sẽ có mặt trong cháu ngay tức thì.

Cô cháu gái xem ra hài lòng với câu trả lời có tính chất ước lệ của tôi, cháu xoay qua bức chân dung đạo sĩ A Tư Đà hỏi tại sao bác vẽ ông đạo sĩ chống gậy mặt buồn như muốn khóc? Nhân dịp này tôi muốn cho cháu biết rõ hơn về vị đạo sĩ này:
- Đạo sĩ A Tư  Đà là một ẩn sĩ đã già lắm, lưng còng, sống trên núi. Ông thông thạo thiên văn lý số, quan sát các vì sao trên trời ông biết được sẽ có một vị Phật chào đời. Quả đúng như vậy, khi Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra, đạo sĩ xuống núi đi đến hoàng cung thăm Thái tử. Ông vui mừng thưa trình trong tiếng khóc trước sự ngạc nhiên của nhà vua: Tâu bệ hạ, không có điều gì xấu cả. Tôi khóc là khóc cho số phận tôi. Tôi biết sau này Thái tử sẽ thành một bậc vĩ nhân, thấu suốt được mọi lẽ huyền vi của vũ trụ. Thái tử sẽ không làm vua đâu; Thái tử sẽ làm một vị đạo sĩ lấy trời đất làm quê hương, lấy muôn loài làm thân tộc. Tôi khóc là vì tôi sẽ chết trong nay mai, và chẳng có diễm phúc được nghe tiếng nói của chân lý thốt ra từ miệng Người. Bệ hạ có phúc lớn lắm, nước nhà có phúc lớn lắm mới có được Thái tử (Đường xưa mây trắng - Thiền sư Nhất Hạnh).

Tôi muốn nói thêm nữa cho cháu biết nhưng có lẽ nghe êm tai quá nên cháu đã ngủ khò trên chiếc võng đong đưa lúc nào không hay. Có một nhà sư đã nói với tôi, phải tu đến vô lượng, vô lượng kiếp mới được làm người. Thật là hạnh phúc khi được sinh ra trên cõi đời này, vậy mà ông đạo sĩ A Tư Đà thông thái lẽ đất trời vẫn chưa tìm thấy hạnh phúc. Ông luôn ưu tư về kiếp người mong manh bị cái quy luật khắc nghiệt của vô thường khổ đau sinh tử sắc không thường chuyển luân hồi chẳng hề ngưng nghỉ một phút giây nào như bốn mùa thay đổi, sinh lão bệnh tử không trừ một ai. Như giọt sương treo mái Lương Đình/Nửa đêm thức giấc hỏi mình tan chưa? Rồi cuộc tồn sinh trăm năm sẽ hết, như giọt sương tan theo ngày nắng vội, như hoa quỳnh thoáng chốc đã phôi pha, nhìn từng cánh thương hoa khôn xiết, giờ thì còn chốc nữa đã là không. Có chi đâu Ngó nhìn đây mai mốt biết đâu còn/Vì cây lá đã khởi vàng trên núi/ Và cánh buồm đã phai úa trên sông (Hoài Khanh).

Đạo sĩ A Tư Đà không có may mắn gặp được cái mà ông gọi là chân lý của Đức Phật sẽ giúp cho con người bớt khổ. Còn tôi là kẻ hậu sinh cách xa ông hơn 25 thế kỷ có được cái may mắn gặp chân lý ấy của Như Lai ở cái tuổi chưa già nhưng không còn trẻ nữa mới chỉ có Tam quy Ngũ giới tứ trai, có hơn gì ông đạo sĩ nhiều đâu? Bất chợt… lòng bỗng nhẹ như sương trên đỉnh núi. Mai xa rồi mạn ngược cõi: long đong/ Trót thề nguyền đi hết một dòng sông/ Thuyền như lá trôi xuôi. Tình đã nguội/ Lòng hững sáng như nắng mai vừa hé/ Ấm môi cười vào lúc tóc thôi xanh/ Câu thơ xưa vang một khúc quân hành/ Nay êm ả điệu đồng quê. Rất nhẹ/ Lòng thoáng thấy trăm năm qua rất vội/ Mắt bình minh hé mở thấy hoàng hôn/ Mùa xưa vui rượu thắm đắm say hồn/ Mặc chiếc lá thênh thang về với cội/ Là lúc lòng như sương trên đỉnh núi (thơ Nguyên Cẩn).

Tâm tôi đã về nương tựa Như Lai và niệm danh hiệu Ngài, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . CON ĐÃ GỌI ĐÚNG TÊN NGÀI, cầu nguyện Ngài gia hộ cho con có đủ niềm tin tưởng sâu sắc vào chân lý của Ngài để trong con có đủ chất liệu làm nên an lạc và hạnh phúc đồng thời có thể cho và nhận hạnh phúc,  an lạc ngay bây giờ ở đây.


Về Menu

Con đã gọi đúng tên Ngài

Học cười để trị bệnh giå nhạc Giáo giÃƒÆ từ bi chú Háºnh 5 tan o thai lan thÃ Æ Dạy Phật pháp cho trẻ em 機十心 mat ngu tỉnh vẠLàm Tái bản Mỗi Tung kinh ß phát ương thiếu 19 giup do sau khi chet phan 1 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy mãå cậu chien su tai sao tam chang duoc quy nhat khi niem phat nhan 02 lời nói đầu Hạnh nước mùi vị nước niệm Tiếng chim và Æ hoà b瓊o CHÙA bung tin tuc phat giao neo Nên chùa chân tiên Sáu lăn A Những cách giảm huyết áp bánh gì búng cánh bay lên dÃƒÆ quên voi tay cham vao duc phat tính tứ diệu đế trong giáo lý đạo phật su tu tin dich thuc la gi