Tôi hay nhớ mấy câu thơ, không biết của ai, rằng: “Theo em đi lễ Phật, ngây thơ như ngày xưa, đến cổng chùa còn hát!”. Những ngày cuối năm, có ai theo tôi lên chùa, ở lại đây, chờ xuân về, nhiều bâng khuâng mà ấm lòng biết mấy nơi thâm sơn cùng cốc này, chùa Hương…

	Cuối năm tha thẩn chùa Hương

Cuối năm tha thẩn chùa Hương

1. Suối Yến như một dải lụa mềm mại trong suốt trôi lặng im nhẫn nại. Chưa vào mùa hội nên bến Đục vẫn chưa là bến Đục. Chắc là ngày này, phải gọi là bến Trong! Xuyên qua màu nước sóng sánh như hổ phách là màu xanh nguyên thủy của rong rêu. Những cọng rong tóc tiên mềm lay động rất khẽ theo làn nước của mỗi nhát chèo khỏa nước cũng rất nhẹ nơi người lái đò suối Yến. Đi chùa ngày này là vắng lắm, nghĩa là cái tĩnh tại của hư vô mênh mang như tràn ngập trong lòng người. Cả một năm vất vả ngược xuôi, cả một năm uể oải mệt nhoài… như một khoảng ký ức cũ bỗng tan ra theo chiếc mái chèo khua trên dòng Yến.

2. Núi xanh ngắt và ẩm ướt

Sơn thủy hữu tình là đây. Bức tranh xuân không thể thiếu được nét xanh mềm của núi. Con đò đi trong lòng suối Yến, cũng là đi giữa bốn bề núi non xanh. Hơi nước đọng li ti trên mặt lá cỏ làm áo núi như phủ mờ một màu sương khói bảng lảng. Cây cỏ đang ngậm mưa xuân, ngậm khí xuân để trổ những chồi xuân, chờ đầu hạ khai hoa kết trái. Cái tĩnh lặng sương khói ấy đang cất giấu trong lòng sự chuyển dịch của trời và đất, của mùa tiếp mùa, của sinh sôi…

3. Chùa nằm khuất trong núi

Thiên Trù là bếp của trời. Khói hương gặp khí lạnh không tan ra mà quấn quýt trên mái, vẽ ra trong không gian những bức tranh vô hình, vô ảnh… Nhưng ấm lòng. Để kẻ thành kính xa nhà bỗng thấy như gặp lại cố hương. Lòng bình an từ những bước chân đầu tiên đặt chân trên thềm đá, gõ vào cánh cổng rêu phong như ngàn năm qua vẫn vậy, để rồi khi được ngồi xuống lặng lẽ trước bàn thờ Phật mà nghe những tiếng vọng trần gian như lùi xa mãi ngoài kia. Không phải tại khói hương mà cay mắt, tại sự bình an mà bỗng nghẹn lòng.


Hoa đào vài nụ cũng báo xuân sang...- Ảnh: Việt Văn

4. Ăn chay ở chùa là một hạnh ngộ

Bếp chùa lúc nào cũng mở thông cửa đón khách từ thập phương dừng bước. Những bà vãi rời nhà đến chùa chấp tác nấu liên tục cơm, rau, làm muối vừng, múc tương dưa. Bếp lửa hồng xúm xít những mèo mẹ mèo con trốn cái rét ngoài sân, nằm sưởi ấm. Cơm chay của nhà chùa dành cho tất cả những ai đã trèo đèo lội suối đến viếng chùa bất kể mùa nào. Bếp cứ nấu, cứ bày ra từng mâm, khách chờ đủ người rồi xin cơm ăn. Ăn xong lại tự dọn để những người sau tiếp nối. Khách đến chùa có người già người trẻ, có đủ giai tầng trong xã hội nhưng chắc chắn ăn một lần là nhớ mãi, cơm chay ở chùa Hương.

5. Tiếng trống giao thừa như xé vỡ màn đêm trừ tịch

Từng hồi trống dồn dập theo nhịp thay tiếng pháo báo hiệu một năm cũ đã qua, một năm mới đang đến. Tiếng bước chân của những khách du là phật tử chọn cách đón năm mới trong chùa thay vì phố thị cũng nhộn nhịp cùng bước chân của các sư tăng lên chùa lễ Phật. Cái khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa quá khứ và tương lai chạm vào nhau trong một khoảng tĩnh tại này. Không gian tỏa hương. Nghe trong thinh lặng như tiếng những nụ đào phai đang tách vỏ, tiếng của hạt mầm ủ sâu trong lòng đất cũng muốn vội vã trồi lên…

6. Xin một chữ an nơi thư phòng

Sư ông đang mải miết viết. Này là chữ phúc, chữ lộc, chữ minh, chữ tâm, chữ nhẫn. Chữ được viết thảo, chữ được viết thành thư pháp mà mỗi nét phất như bay lên. "Mặc hương" là hương thơm của mực, cũng là hương của Tết, cái Tết trong chùa bởi một lẽ chỉ ngày này, sư ông mới mài mực, bày giấy điều, giấy dó viết những chữ thay lời chúc phúc cho đệ tử thập phương. Xin một chữ an viết thảo, chờ khô mực cuộn lại, thay cho lộc phật, lộc trời, mang về để cầu cho một năm mới, không gì bằng bình an!


Ngày xuân, thầy chùa cho chữ

7. Tinh sương, là thời khắc ra về

Đào phai trong khuôn viên chùa đã he hé nụ. Tiếng chuông chùa vẫn ngân lên lúc 5 giờ sáng. Tiếng tụng kinh năm mới đã vang vang khắp nẻo về. Xuống núi trong bồng bềnh sương khói. Người lái đò vẫn nhẫn nại gác chèo đứng đợi nơi con đò ở bến Trò. Lúc đi vào thì trĩu nặng bụi trần ai, lúc đi ra thì tâm thanh tịnh nhẹ như sương. Suối Yến vẫn mênh mông sóng sánh nước trong như hổ phách. Mái chèo hôm nay vẫn khua trên dòng Yến nhưng đã khác với mái chèo năm cũ. Những vần thơ về tháng giêng bỗng ngân nga trong tâm trí:

“Tháng giêng mưa ngoài phố
 Mưa như là sương thôi
 Như bóng cây giăng khói
Như mộng ru bên trời…
Tháng giêng mưa trên tóc
Những người đi lễ chùa
Theo giọt mưa cầu phúc
Tiếng chuông từ bi mơ”.

Ừ nhỉ, sắp giêng sang…

Cát Khuê(Thanh Niên)


Về Menu

Cuối năm tha thẩn chùa Hương

hãy từ bỏ những gì không phải của Tạm biệt thầy nhà giáo nhà văn Võ 西南卦 Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện của gßi 普提本無 Mỗi năm cuoi nam Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ Niệm khúc mưa Cần sau 3 lan dai nan thuyen troi tren sa Thể b羅i Thần thay diem lanh co phai la dau hieu cua giai thoat nghe loi phat day tại sao phật tử phải đến chùa tụng 禮佛大懺悔文 真言宗金毘羅権現法要 bo tat lễ truy niệm hòa thượng dương dal tại 放下凡夫心 故事 bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn Cúm và những câu hỏi nóng bỏng làm bạn với khổ đau Ngày ăn chay Việt Nam Tại sao không Ít ăn ngủ sức khỏe tốt tinh thần ï¾ï½ sヾ luật tạng và những nguyên tắc sống an tuc tùy 11 lời khuyên tâm huyết giúp người Tiểu đường do vi khuẩn đường cau chuyen ve tam nhà tri soi mat thuong Tổng luận năm Thủ uẩn 正信的佛教 yếu tố mật giáo trong hai thời công phu ki廕穆 học phật bằng cách nào Lâm Đồng TT Thích Minh Hạnh hanh phuc cua doi nguoi Co tín không nhi de tu hien tuong den ban the Hành thiền trong quản trị thời gian lịch sử phật giáo nam tông tại huế nho mua phat dan xa mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến quên t thầy ở đây Vì sao ngày càng có nhiều người mắc học tứ học phật Lý Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư duy Về