Mấy ngày qua, trên các trang báo mạng đăng tải bài
Cứu trợ, sao cứ phải mì tôm, nước mắm?

“Cứu trợ bão lụt: Sao cứ phải mì tôm, nước mắm?” cái tít bài viết nhấn mạnh “cứu trợ sao cứ phải mì tôm, nước mắn” rất ‘kêu’ của tác giả Huệ Thi. Bài viết này đã được báo Người Lao Động đăng, trang mạng Đại Lộc - Quảng Nam và các trang mạng khác đăng tải chia sẻ rất nhiều. Các hộ nghèo vùng lũ Quảng Nam nhận quà cứu trợ của Phật giáo tỉnh BR - VT
 
Người viết (tác giả Huệ Thi) cho mình là người Đại Lộc, có dẫn chứng một số việc như năm 1999 nhận cứu trợ bằng gạo mốc, hay 1,5 gói mì tôm. Quy kết là làm từ thiện vì phong trào, hay đánh bóng thương hiệu… Rồi, người viết mong muốn: Sao không cho mỗi huyện vài xe phun nước rửa đường; hay mỗi xã vài máy phát điện; hay cho nước sạch, đèn sạc dự phòng cho từng hộ; hay cho tiền mặt để bà con dễ chi dụng; hay cho mỗi làng vài ghe nhôm cứu hộ, cho áo phao, thuốc tây. Sao không đổi mì tôm và mấy thứ đó…

Xin thưa, những điều bài viết nêu ra đều đúng, nhưng bất khả thi. Chúng ta là dân tại địa phương, đã mấy người đã từng đi thăm, đi thị sát vùng lũ để nắm bắt tình hình? Hay chỉ nghe đài báo để biết? Kể cả mấy vị nhà báo, đọc tin nhưng có thực sự đến vùng lũ để biết dân tình ra sao? Họ cần gì?

Bà con Việt ta xưa nay biết trọng nghĩa tình, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, những người ngoài tỉnh, nghe tin vùng nào có bão lũ là đi giúp. Tôi được biết, biết chính xác là họ gọi rủ nhau trong bạn bè, trong người quen, góp kẻ ít, người nhiều, đủ vài ba trăm phần, rồi nhờ người dẫn đường, hoặc nhà chùa, hội từ thiện, Mặt trận Tổ quốc hay chính quyền sở tại lấy danh sách dùm, họ chỉ đến thăm bà con và phát quà.

Dân vùng quê Đại Lộc nói riêng, Quảng Nam nói chung, bà con vùng thôn quê còn nghèo lắm, khổ lắm. Xong trận lũ thì chuối, rau đều hư thối, trong vườn chẳng còn chi. Mỗi nhà có năm ba sào ruộng, mỗi sào một năm thu 500kg lúa thì chỉ khoảng 10-12 triệu (chưa kể chi phí đầu tư sản xuất, chăm bón), chi dụng ra sao? không đợi thiên tai - nhân họa họ cũng đã khổ nghèo rồi.

Chuyện từ thiện bằng máy phát điện, máy rửa đường, ghe... như bài báo đã nêu, là để chính sách an sinh xã hội của chính quyền làm lâu dài kia mà? sao lại nhắc tới chuyện làm thiện nguyện mùa bão lũ. Còn nói chuyện gạo mốc, 1,5 gói mì cho 3 nhân khẩu – nhất định không phải là đoàn từ thiện tự phát rồi, mà việc này do chính quyền cấp thôn, cấp xã giữ gạo tại kho quá lâu hay vì lý do gì đó, rồi do việc điều phối phân phát, thi thoảng các nơi đều có xảy ra…

Tôi xác định tác giả bài viết không sai, nhưng do tư duy rập khuôn của người sinh ra hoặc đang sống trong cảnh đủ đầy, hoặc đã rời quê lâu ít “mục kích” lại cảnh bão lụt. Bài viết này đã gây ra sự hiểu lầm rất lớn, ít nhiều làm chùn tâm của nhà thiện nguyện. Trên mạng đều bàn tán việc dân vùng lũ Đại Lộc chê mì tôm, nước mắm, nên họ sẽ không về thăm, tặng quà cho bà con nghèo khó. Vậy ai là người bị thiệt? Trong bài đã nói là “cứu trợ bão lụt” thì chỉ cần như nhu yếu phẩm giúp cấp thời cho bà con trong mùa mưa lũ, nếu không phải là mì, gạo, dầu, mắm thì là gì đây? Tất nhiên, đoàn nào cũng kèm theo phong bì, dầu, mì chính…

Hơn nữa, mỗi đoàn mỗi nơi. Đoàn sau đâu biết đoàn trước phát gì để mà chuẩn bị quà phẩm, nên có khi chồng lặp là chuyện tất nhiên, chỉ những ai thừa đủ mà vẫn cam tâm nhận quà, rồi về dư thừa mì lên tiếng khen chê, trách họ không biết nhường cho những mãnh đời thiếu khổ khác?

Không thể lấy tư duy của người thành phố, người xa quê hay tư duy kẻ có công việc thanh nhàn mà áp đặt cho bà con nghèo vùng lũ, xa chợ, xa phố, thiếu nhiều phương tiện sinh hoạt được. Là người cầm bút, hay trên bục giảng, trước tiên phải có cái tâm vì cộng đồng, vì dân nghèo trước cái đã…

Cũng có đôi khi người đáng nhận thì không được nhận, kẻ không đáng nhận thì lại được nhận, đây không phải là do người làm từ thiện hay đơn vị phát quà, mà do địa phương phát phiếu nhận không bình đẳng có thiên vị. Đơn cử, nếu đoàn ở ngoại tỉnh, ngoài địa phương thì đoàn đó phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ, chính quyền huyện, xã. Việc cấp phiếu không đúng đối tượng là do địa phương sở tại mà thôi, không đổ lỗi đến đoàn thiện nguyện.

Còn nữa, thuốc Tây ít ai dám phát vì việc này phải có chuyên môn, có y bác sĩ chứ không ai cho đại trà được. Nếu có thể được thì đoàn thiện nguyện lo mua thuốc men (theo sự hướng dẫn của bác sĩ) và phải mời 5 đến 7 bác sĩ đi theo, mà đâu phải dễ có bác sĩ để mời đi 3 đến 5 ngày (nếu ở xa).

Khi bài viết đưa lên trên công chúng, khen cũng lắm, phản bác cũng nhiều. Tôi chỉ mong những người khen hay chê hãy lấy tâm tư, hoàn cảnh của người dân nghèo vùng lũ mà nói, còn nói về những điều hay, hướng tương lai thì xưa nay, báo đài, chủ trương… đã đưa ra và nói rất nhiều rồi.

Hãy viết và nói như thế nào cho bà con vùng lũ được chút ấm lòng. Mong thay!

Bài viết: "Cứu trợ, sao cứ phải mì tôm, nước mắm?"
Thích Như Giải - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cứu trợ sao cứ phải mì tôm nước mắm? cuu tro sao cu phai mi tom nuoc mam

tức 不空羂索心咒梵文 tỳ tập tre net dep cua niem phat Đạo Người xuất gia 轉識為智 mua xuan trong dao phat làm sao cho con tự nguyện đi chùa một lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời lòng vị tha pháp hành cần thiết trên Cơm chay cho ngày đầu tháng Thiền tập với trẻ em cương lương tiếp và pháp hoa tam muội chùa non thật Giáo gió mùa về 真言宗金毘羅権現法要 Tổ hien đạo phật ngoc Khánh Hòa Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương Quan hoa phuoc den tu dau Hòa suối Ăn chay giảm cân chữa bệnh Thõng su that thu nhat tiep theo VÃÆ du già 5 điều cần biết về hiến tặng cuộc đời là vô thường Chuyện phật Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi Trì muoi dieu thien nhận Mời đón đọc Nguyệt san Giác Ngộ số Niệm chậm steve jobs dinh nghiep nhu nhung dau cham chùa Thá y dã¹ng kinh tu thap nhi chuong 放下凡夫心 故事 cuộc sống quả báo nhãn tiền 妙蓮老和尚 chương ii thích ca thế tôn HoẠcoi phat o dau xa chung cuoc ДГІ duyên Bóng 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than tiếng chim kêu xé lòng 华严经解读