Những việc xấu ngay cả mới khởi ý niệm vi tế thôi đã có trung tâm xử lý nhân quả ghi lại Còn với việc thiện, ta chỉ nên nói ra ở mức độ vừa phải để khơi dậy lòng tốt từ những người xưa nay chưa biết đến khái niệm
Đạo Phật: Từ triết lý nhân sinh hướng về miền Tịnh độ

Những việc xấu ngay cả mới khởi ý niệm vi tế thôi đã có trung tâm xử lý nhân quả ghi lại. Còn với việc thiện, ta chỉ nên nói ra ở mức độ vừa phải để khơi dậy lòng tốt từ những người xưa nay chưa biết đến khái niệm “mở hầu bao” hiệp nghĩa.    
Từ triết lý nhân sinh

“Con người là chủ nhân vũ trụ”; câu nói thông dụng này nên sửa thành: “Con người là chủ nhân của trái đất”; như vậy cũng chỉ tạm chấp nhận được. Bởi trên không gian quả địa cầu còn nhiều cảnh giới khác nhau cùng tồn tại. Đơn cử như không gian của người âm. Con người là chủ nhân, là trung tâm. Vậy điều trọng yếu ta phải trang bị là gì nếu trước hết không phải triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh là gì? Đó chính là phần cơ bản trong đạo Phật. Đạo Phật đã nêu ra một cách chi tiết và sinh động về các tầng trời, cõi Phật - có vẻ xa vời. Nên chỉ bàn đến điều gần nhất với con người, ấy là sự sống sau cái chết. Có hay không cõi âm? Chưa cần trực ngộ, chưa cần chau mày nhăn trán nghĩ suy; đất nước chúng ta có hẳn một Viện Tiềm năng và Con người, trong đó nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, bằng khả năng có được “từ cõi chết trở về” đã nói chuyện với hơn mười nghìn liệt sĩ, những tưởng thừa lý do để đục bỏ ba chữ “chết là hết” cùng một dấu chấm than chạm khắc trên tấm bia chấp thủ của bao người. Gần đây, Phan Thị Bích Hằng, qua sự tiếp xúc với người âm đã thấy được sự nhiệm màu của đạo Phật: sống không tu tập, chỉ có đạo Phật mới cứu được con người bên kia thế giới, dẫu muộn. Trong một đại lễ cầu siêu, cô Hằng cũng thấy Thượng Dương hoàng hậu do sân hận với Nguyên Phi Ỷ Lan nên sau hàng ngàn năm vẫn chưa “siêu thoát”, vẫn còn chen lấn cùng chúng sinh bốc cháo và đồ vãi cúng…

Để người âm được giải thoát, người trụ lễ cầu siêu nhất thiết phải là bậc minh tu, Hòa thượng, bậc chứng quả, đắc đạo… Nên siêu thoát ở đây, thiết nghĩ phải bỏ trong ngoặc kép, bởi siêu thoát đúng nghĩa phải là thoát khỏi luân hồi sinh tử, ví như lên được Tây phương Cực lạc. Có thể ví sự siêu thoát trên như một cán bộ tại cơ quan nọ trước đây làm việc trong căn phòng tối tăm chật hẹp, ẩm mốc, nay được chuyển tới gian phòng rộng, thoáng đãng sạch sẽ hơn; đó cũng có thể là tầng trời thấp nào đó, chứ chưa thay đổi cảnh giới! Mỗi cảnh giới có thời gian khác nhau. Chúng ta biết các liệt sĩ được tiếp chuyện với nhà ngoại cảm, sau mấy chục năm họ vẫn ở “tuổi hai mươi”, vẫn không già [bao nhiêu]. Biết đâu ở cõi ấy, một năm chỉ bằng một ngày ở cõi dương. Đời Hán có Lưu Thần và Nguyễn Triệu một lần lên núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên nữ, phải lòng liền cưới làm vợ. Nửa năm [ở cõi trời] chợt nhớ cõi trần da diết nên quyết định xuống thăm bà con họ hàng. Ai ngờ chẳng còn ai. Ngẩn ngơ hỏi han mãi mới biết người thân giờ đã trở thành thiên cổ qua bao đời dâu bể. Thượng Dương hoàng hậu, sau hàng ngàn năm, Phan Thị Bích Hằng cũng thấy bà “như cũ”. Như vậy có thể người âm sau nhiều năm [ngồi chưa ấm chỗ] họ vẫn chưa đến thời điểm chịu nghiệp quả tạo tác ở đời hoặc họ đã nhận chịu sự thống khổ vô biên nhưng “bất khả lộ”, hay họ chưa phải đầu thai vào các nẻo trong lục đạo. Hoặc gần giáo lý Phật hơn, chính là do còn chấp nê thân mình; nếu “hồn” họ chịu tới chùa nghe kinh, nghe giảng Pháp, niệp Phật khắc sẽ thâm nhập được vào một cõi nào đó không tệ để rút ngắn thời gian cập bến bờ Tịnh độ. Các nhà ngoại cảm nói chung, thiết nghĩ chưa thể nhìn thấy cảnh giới của địa ngục, ngạ quỷ, a tu la… (phải người chứng Đạo mới thấy được). Họ chỉ mới thấy cảnh giới Thân trung ấm và “những vấn đề xung quanh”. Điều này cũng là một hạn chế lớn khi soi vào định luật nhân quả, rộng hơn là không tránh khỏi khiến ai đó hiểu không thật đúng sự vi diệu của Phật pháp. Ngay cả người thân của Phật. Vào thời điểm xảy ra chiến tranh, Mục Kiền Liên liền xuống trần gian hốt quyến thuộc của Phật vào bát mang lên trời lánh nạn; cuộc chiến chấm dứt, Ngài xuống lại trần gian đổ bát ra thì thấy… toàn máu!

Đạo Phật hàng ngày nhắc nhở nhân loại hãy thức tỉnh. Bộ óc của con người thật vĩ đại, ai uyên bác không chừng nạp được hết thảy kiến thức liên mạng; chỉ trừ Phật pháp. Mức độ nghiêm trọng hơn khi nhân loại gán cho đạo Phật là một tôn giáo. (Chữ giáo gắn sau Phật phải mang nghĩa giáo dục mới đúng, chứ không phải là giáo thuyết (ism). Thật nực cười: tôn giáo [Phật giáo] lại không có giáo chủ. Đạo Phật hoàng toàn không có giáo chủ! Trong Kinh Nền Tảng Đức Tin có hai điều sau đủ chứng minh Đức Thế Tôn không phải giáo chủ: (1) chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở; (2) chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết. Phật chỉ giảng ra những điều mình thấy [lúc giác ngộ tối thượng]. Ai nghe rồi hãy hành trì và tự chứng xem có đúng không? Không đủ cơ duyên thì tự bỏ Phật, không một văn bản nào ràng buộc. Từ thời điểm 500 vị chứng quả A la hán đầu tiên do tổ Ca Diếp tập hợp để làm chứng cho việc chép lời Phật dạy [thành Kinh], (hễ một trong 500 vị ấy bảo lời này không đúng của Phật lập tức phải bỏ ra) cho đến nay đã rất nhiều người “giấu mặt’ chứng thánh quả, vẫn chưa ai lật lại một câu trong Kinh Phật. “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành” - câu nói của thầy giáo Thích Ca Mâu Ni nhẹ như mây khiến những người tu cúi lạy [tượng Phật] vạn lần còn mang ơn trọng.

Các tầng cảnh giới gần như là sự đặc định từ vũ trụ. Nếu cõi người không cần pháp luật để trị ác nhân thì vũ trụ này cũng đâu cần tạo ra các tầng để ân sủng Phật, Bồ tát và ngược lại là đọa đày chúng sinh. Phật thấy chúng sinh quằn quại trong địa ngục, nhớp nhúa quăng quật trong cõi súc sinh, giằng xé nhau trong cõi ngạ quỷ và ganh đua tham đắm trong cõi người, a tu la nên đã cùng các Bồ tát hạ mình xuống cứu vớt. Nếu chúng sinh thấy được công ơn vô lượng của các Ngài, thì sẽ không một ai lại kêu: “Sao cuộc đời lắm bất công oan trái!”. Con người không chịu tu để vói tay “lên trời” nên cứ đinh ninh “nho còn xanh quá”. Một người nông dân nghèo họ thường ăn cơm vào buổi sáng để đủ sức lên đồng; cơ may nào đó được lên phố làm việc công sở lương bổng kha khá thì chuyển qua dùng bún cho buổi sáng. Sau một thời gian dư dả họ lại tìm đến những quán ăn sáng xa xỉ hơn, dẫn đến tình trặng lăng xăng tìm kiếm “cảm hứng” cho vị giác. Một người tu, nhờ năng lượng của thiền định và thanh lọc tâm tịnh sáng, một thời gian họ thấy không còn nhu cầu điểm tâm sáng nữa; chuyên tâm miên mật hơn người tu trở thành một thiền sư nhập thất hàng tháng hàng năm trời không cần ăn uống. Người nông dân [trở thành cán bộ] kia sẽ không hề chạm tay được vào niềm hạnh phúc vô bờ của người tu [trở thành thiền sư] khi đã dứt được cái sự ăn uống. Và nhiều niềm hạnh phúc tối thượng khác như dứt phiền não, ngũ dục lục trần… những thứ mà người phàm càng cố khoanh vùng hưởng thụ càng thấy bất lực khi thời gian dành cho sự tỉnh thức của mình dần ráo cạn.

Con người - chủ nhân của trái đất lẽ nào lại phớt lờ căn cốt triết lý nhân sinh?! Không tin có đời sau là không muốn biết đến căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin nhân quả báo ứng là không muốn biết đến căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin luân hồi sinh tử là không muốn biết đến căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin nếu tu tập đúng theo cách chỉ dạy của Phật sẽ đứng hẳn ra ngoài Tam giới trọn vẹn hết khổ đau là không muốn biết đến căn cốt của triết lý nhân sinh v.v. Con người lẽ nào muốn trang bị tất cả những triết lý khác trước rồi mới trang bị điều căn cốt của triết lý nhân sinh?  

Con Người tin sâu điều căn cốt triết lý nhân sinh, nghĩa là tin sâu quy luật nhân quả luân hồi. Tin sâu thuyết này sẽ không còn nghĩ ác, không còn hành vi bất thiện, dẫu cho sự nghĩ và hành vi ấy không ai nào biết đến. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm mười hai có 3 câu:

Đại hải Long Vương lúc làm mưa
Có thể phân biệt đếm từng giọt
Ở trong một niệm biết rõ ràng

Hằng ngày ta vẫn giấu những việc xấu - gọi là nghiệp; và khoe khoang việc tốt, những việc liên quan đến từ thiện - gọi là đức. Nhưng điều đó gần như vô nghĩa. Mới chỉ Đại Hải Long Vương thôi trong một niệm đã đếm được bao giọt mưa trong một trận mưa, huống hồ các Bồ tát và Phật. Phật trong một sát na đếm được lá bao nhiêu lá rụng trong rừng. Cũng như lúc ta đóng ngoặc kép dòng tên một người nổi tiếng cho vào google rồi enter, trong một giây sẽ cho ra hàng triệu kết quả. Phật thấu suốt đức nghiệp của hết thảy chúng sinh. Những việc xấu ngay cả mới khởi ý niệm vi tế thôi đã có trung tâm xử lý nhân quả ghi lại. Còn với việc thiện, ta chỉ nên nói ra ở mức độ vừa phải để khơi dậy lòng tốt từ những người xưa nay chưa biết đến khái niệm “mở hầu bao” hiệp nghĩa. Hãy dè sẻn ở mức tối đa hành động thiện nguyện của mình làm gương, mà tốt nhất hãy lấy minh chứng công đức từ những người thật ta từng chứng kiến, càng gần ta và càng gần người ta muốn phục thiện càng tốt.

Sau 7 ngày thiền định dưới cội Bồ đề, Phật chứng quả đầu tiên là Túc mạng minh - thấy rõ ràng những đời quá khứ, vị lai. Cuộc đời một sinh mệnh trong Tam giới như sợi dây giăng ngang trời với vô vàn nút thắt, mỗi nút đánh dấu một kiếp, quãng giữa các nút dài ngắn tùy thuộc vào số mạng, vào các kiếp [là người trần hay người trời, a tu la hay súc sinh, ngạ quỷ…]. Con người nói chung đều phải bám vào quả địa cầu quay tít mù và luôn trong cảm giác lo sợ run tay mỏi gối văng vào các nẻo luân hồi thấp thua. Dẫu sao, biết sợ điều ấy cũng xem như bước giác ngộ đầu tiên vậy.

Hướng về miền Tịnh độ

Phật có 84 ngàn Pháp môn. Pháp vốn “bình đẳng, vô hữu cao hạ”; “không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”. Nhưng ở thời Mạt pháp, Tịnh độ tông là thù thắng nhất. Mục đích tối thượng đạt giải thoát, tâm phải “như tường vách”, tuyệt tĩnh bình lặng. Các tổ sư xưa và những pháp sư được xem là Bồ tát tái lai hiện thời hầu hết đều giảng về Tịnh độ. Lời của Phật Thích Ca: Thời Chánh Pháp người ta thành tựu pháp thiền quán, trong thời Tượng pháp, người ta thành tựu pháp thiền định và trong thời Mạt pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh độ. Và khi thuyết A Di Đà kinh Ngài đã nhắc nhở, đến thời Diệt pháp thì chỉ còn lại 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật”. Người tu bước vào vườn Kinh điển Đại thừa nhất thiết không thể bỏ qua câu trong Vô Lượng Thọ kinh: “A Di Đà Phật uy thần quang minh, tối tôn đệ nhất, thập phương chư Phật sở bất năng cập”. Và Phật Thích Ca còn tôn A Di Đà là “Phật trung chi vương”. Thế nên đến Bồ tát Văn Thù cũng cầu sanh về Cực lạc. Trong 13 tổ Tịnh độ tông, có đến 7 vị từng là tổ của các pháp môn khác; đặc biệt Ngài Long Thọ được tôn làm tổ của 8 pháp môn mà chặng nước rút cuộc đời cũng hướng về Tây phương thế giới. Phật Di Lặc hiện tại Đâu Suất nội viện tương lai đến Ta bà hóa độ chúng sanh cũng không ngoài 4 chữ A Di Đà Phật mà truyền giảng.

Tây phương Cực lạc quốc, tầng thấp nhất mà người sơ cơ may mắn lên được là “Phàm thánh đồng cư độ”, tức mới là học sinh tiểu học của Phật. Nhưng điều tối thắng là ở đấy có vô lượng thời gian để đột phá thêm các tầng cao hơn, không bị trôi lăn vào sáu nẻo luân hồi. Có thể so sánh với các nấc thang trong trò chơi. “Ai là triệu phú”, khi trả lời đúng năm câu hỏi, hoặc mười, nếu có sai tiếp cũng không rơi xuống (hưởng lợi) ở câu số 6 hoặc câu số 1. Cũng chính vì nghĩ tu niệm Phật cũng chỉ là học sinh tiểu học nên nhiều người cao sở trí nhầm cho pháp môn này dễ dãi, không theo.

Dễ hay không phải hành mới rõ. Yếu chỉ quan trọng bậc nhất lúc niệm Phật là phải nghe rõ từng chữ đã niệm (dẫu là niệm thầm). Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật cho đánh một tiếng chuông và hỏi ngài A Nan có nghe không. A Nan trả lời có; bấy giờ Phật không cho đánh chuông, lại hỏi A Nan có nghe không. A Nan bảo không nghe. Phật giảng: không phải không nghe, mà là nghe cái không nghe. Tham khảo thêm Trường Trung Đạo của Bồ tát Long Thọ: “Nếu Thực Thể không có thì Phi Thể lấy gì mà được gọi là Phi Thể chứ?”. Lúc ta niệm Phật không ra tiếng nhưng chú tâm sẽ nghe được; nghe rõ ràng, câu niệm Phật ấy mới được tính điểm. Ban đầu thử thực hành niệm (nghe được) ba lần nối nhau mà không ý niệm tốt xấu xen lộn, rồi thực hành lên năm lên mười niệm một lần. Tiến tới ngồi thiền nối nhau câu niệm Phật không vọng tâm, đến lúc không còn biết đến niệm nữa mà chỉ nghe “A Di Đà Phật” nối nhau vô tận… Niệm Phật ai cũng có thể công phu suốt ngày đêm: đi đứng nằm ngồi, hễ không phải dùng trí não thì câu niệm Phật tự động bật lên. Làm được vậy xem như bước trên miền Tịnh độ. Quyết chí niệm đến nhất tâm bất loạn, đạt Tam muội thì Tây phương Cực Lạc thế giới hiện bày. Trần gian có xảy ra đại nạn cũng không mảy may tác động đến mình. Sanh tử do ngã bất do thiên.

Chết là một chuyến đi dài. Sợ chết bởi ta quá nhiều ham muốn dính mắc không thể dứt mà lại không có “lộ phí” dắt lưng - ấy là đức và 6 chữ Phật hiệu nằm lòng. Gom đủ hành trang rồi, chết được chuyển lên cõi trang nghiêm vạn lần; ở đó có thể nhìn thấy người thân, nhìn thấy chúng sanh thiếu may mắn hơn và trong khả năng có thể, giúp đỡ được họ. Còn không chúng ta với họ là một, cùng lấm bết trong Ta bà, cõi âm hay lạc nhau trong tam ác đạo thì có gặp nhau trong một nhà cũng chẳng thể nhận ra; lại sân hận giết chóc nhau, tiếp tục tơ tướp trong nhiều nhiều kiếp nữa và mong chi gặp Phật. Cái sự thiếu nhân duyên này (vì không gieo thiện căn), có người đứng bên hố địa ngục, được Bồ tát nhắc hãy niệm Phật giải bớt nghiệp họ cũng thà gieo vào chảo dầu sôi khổng lồ ấy. Với thời gian ngắn ngủi ngụ tại trần ai, đời người như bọt biển, “như mộng huyễn bào ảnh”, trong mắt của chư Phật Bồ tát ta thực đang bén lửa. Không nhanh nhanh chuyên trì niệm Phật sẽ hóa linh hồn. Phật thuyết trong kinh Phạm Võng: “Linh hồn đi đầu thai từ loài nầy qua loài kia xuyên qua tất cả những hình dạng từ đá sỏi, thảo mộc, cầm thú, và những người tính tình khác nhau”. “Có tất cả bao nhiêu chúng sanh, nào sinh trứng, nào sinh thai, nào sinh nơi ẩm ướt, nào hóa sinh, nào có hình sắc, nào không hình sắc, nào có tưởng, nào không có tưởng, nào chẳng phải có tưởng, nào chẳng phải không có tưởng…” (Kinh Kim Cương Bát Nhã). Hiếu thắng sẽ nghiêng về A tu la, si muội nghiêng về súc sanh, tham tài vật ăn uống thì nghiêng về ngạ quỷ… Kinh ví như cái cây, lúc cây [người] bị chặt [chết] ắt đổ về phía đã nghiêng sẵn ấy. Trải qua hàng ức kiếp, lội qua vô số loài không ngoại trừ địa ngục mới thấy hào quang phóng chiếu cuối đường hầm.

Tôi và nhiều người đã đốt hết chín mươi phần trăm thời gian vô ngần quý giá để tạo nên những lâu đài cát. Công sức biển trời của con dã tràng ấy trong một giây bị sóng nghiệp lực xóa sạch. Chính lòng sân hận loài người cộng lại tạo nên sóng thần cùng bao thiên tai ác chướng. Khoa học đã đo được mức độ biểu cảm nhạy bén của nước. Nếu ta hòa ái với nước, bức ảnh chụp nước kết tinh đẹp như hoa tuyết; nếu sân hận và sử dụng nước phí phàm khinh khi, kết tinh chụp được xấu như một quả chín thối. Cơ thể người nước chiếm từ 50-70%, là “nói” lên điều gì? Tác phẩm Vạn vật của Vũ trụ Hồng trần của giáo sư Eddington đưa ra một kết luận: “Nếu chúng ta loại bỏ hết các khoảng trống không trong thân thể con người và góp lại những chánh điện tử và điện tử của con người làm thành một khối, thì xác thân của chúng ta chỉ còn nhỏ bằng hạt bụi, phải dùng kính phóng đại mới vừa đủ thấy mà thôi”. Ngạc nhiên chưa. Ấy mới chỉ góp phần nhỏ minh tường lý Bát Nhã bất khả tư nghì.

Hiểu bát nhã, hiểu bản thể của nước, con người sẽ trân trọng bản thân mình hơn, yêu thương mình và yêu thương mọi người hơn. Chúng ta không bắt cái thân giả tạm này luôn bị tra tấn bởi bia rượu quá liều, không phải lơ ngơ trong các chất gây nghiện như bia rượu ma túy cần sa. Yêu bản thân không phải tỉa tót, chăm chút từng milimet da thịt, không phải tô son điểm phấn và không được phép ai vấy bẩn lên mình. Biết yêu bản thân là giữ tâm trong sạch, “chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành”, ngày đêm tưởng nhớ Phật, lạy Phật, niệm Phật, ngày đêm nguyện nếu mất thân này sẽ được sanh về Tây phương Cực lạc. Thể tướng từ đó mà đẹp ra, thân vô bệnh, phúc vào nhà; lấy tướng ấy phúc ấy tiếp tục hành thiện trong lặng lẽ và nên xóa dấu, tức biết vun đức thành núi đạt phước báu vô lượng. Phước ấy cộng với sự buông bỏ cùng triệt, chuyên trì niệm Phật, cửa Không đã mở đón họ ngay tại ngũ trược ác thế này.

Cõi nhân gian như một giấc mộng lớn. Nhưng chúng ta từ mê lại tạo thêm nhiều cảnh mê nữa để hoan lạc chìm đắm. Tôn vinh xướng họa phần con, nhấn dìm phần người. Nên tồn tại có đời người mà tích nghiệp cho muôn đời không ra khỏi mê lộ của tâm. Tìm lại chân như chính là biết yêu người khác và mở rộng đến cả loài vật. Một đạo sư Ấn Độ trong tác phẩm rất ngắn nhưng quan trọng nhất của mình cũng đã triệt ngộ chơn tánh khuyên nhủ người đời: “Nếu người đó thật sự có điều xấu mà con nghĩ, thì con đang làm cho nó mạnh hơn và nuôi dưỡng tính xấu đó; và như vậy con đang làm cho bạn con trở nên xấu xa thay vì tốt lành hơn”. Liễu nghĩa ấy, người tu sẽ luôn nghĩ tốt về tha nhân để họ được tốt hơn. Đó cũng chính là nước trong ta lên tiếng đòi “nhân quyền”. Nước biết được đáp án là công trình tiến bộ vĩ đại; tác giả là tiến sĩ Masaru Emoto, nhận xét: “Tâm của bạn tốt, vạn vật tự nhiên cũng sẽ tốt; tâm của bạn không tốt, vạn vật tự nhiên cũng sẽ không tốt”. Được vậy chính tâm phàm có cơ duyên khế hợp với tâm Phật: “Ngoài ta ra tất cả đều là Phật”.

Nếu ai đó lấy một triết gia, một nhà văn lẫy lừng hay một siêu sao làm thần tượng, bất chấp đạo lý loay xoay cố vươn cho bằng họ để “đứng trên mọi người” thì âu chỉ là sự tụt hậu vĩnh viễn. Tất cả vũ trụ nằm trong tâm. Phải hướng vào nội giới. Câu khắc trên ngưỡng cửa Thánh Điện Delphes: “Ngươi hãy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết vũ trụ và các vị Thượng Đế”. Nếu không khám phá nội giới thì cũng bằng ta đang lấy ngao lường biển, “nhún dây tư tưởng vào cõi vô tận”. Không thấu lý bát nhã ba la mật, không muốn hành đạo mà chỉ chuyên sâu soi Phật pháp bằng trí, dễ nhìn nhận thái tử Tất Đạt Đa, vua Trần Nhân Tông là những hiện tượng chán bỏ trần gian; thiền sẽ làm mất cảm xúc và theo đó Phật giáo phiêu du trong một cõi quá xa biệt hồng trần.

Có gì lạ khi một đứa trẻ không học lại thông thạo các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp, hay là một thiên tài âm nhạc. Có gì lạ khi nhân loại tìm thấy những thành phố chìm dưới đại dương. Một cơn đại hồng thủy có thể sẽ bóp méo trái đất, chỗ cao lún xuống chỗ trũng trồi lên. Cộng nghiệp của nhân loại càng gia hạn, “lãi” càng cao, con người càng khó có cơ hội “trả nợ”. Không xa nữa rồi chúng ta sẽ chết! Lúc đó “ta” sẽ nhìn lại xác thân của chính ta từng ngày một thối rữa, con mắt nở ra lồi ra rồi nổ bụp; lúc đó, “ta” mới thực sự sáng nhãn căn giữa cái cảnh giới đang đứng trở nên mù mịt tăm tối lạ lùng. Tịnh tâm niệm Phật khắc khắc ngày nối đêm không lui sụt, tức ta đang bắt sóng với nước Phật; càng chuyên tâm tinh tấn sóng ấy càng mạnh, càng không nhiễu loạn. 6 chữ kim cương “Nam mô A Di Đà Phật” hành ngay lúc đã thấy này mà không gác lại đến hôm mai sẽ cứu vớt bất cứ ai sanh về Tịnh độ nếu tin sâu luân hồi nhân quả thường hằng bất biến.  

Nhụy Nguyên
 

Về Menu

đạo phật: từ triết lý nhân sinh hướng về miền tịnh độ dao phat tu triet ly nhan sinh huong ve mien tinh do tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ca cao tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận cháo ngưng Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày chua khai tuong chùa kim dung Chay Giấc ngủ quan trọng thế nào Cơm tấm chay 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây tìm le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre mạt Cười phÃƒÆ hành trình gieo chữ của thầy giáo tật Nhớ món sắn xào chay Về một bức thủ bút chữ Nôm của de Nét cổ Thăng Long ném dao thành Lễ tưởng niệm nhập bảo tháp vÛi cac vi dong tu chuc cac vi nam moi an lac Phát hiện giải pháp mới trị mất ngủ 8 công dụng tốt cho sức khỏe của Thiền sống trong tỉnh thức Một cái nhìn thật ảo từng Sạc Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu đường phÃp Đậu hũ cay sốt nấm nguyen cho nguoi khac hanh phuc vãµ Bảo Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ chá chua yellow crane tôi ơi mi mê lầm rồi HoẠnu Táo có lợi cho sức khỏe Quả me Thuốc hay ngày hè hinh anh nguoi phat tu thuan thanh trong thoi cảm nhận về cuộc đời của pháp sư má Ÿ Ënh