Trong Phật giáo, đạo tràng có nguyên nghĩa phát sinh từ thời Đức Phật tại thế Nguyên tự trong Phạn ngữ là Bodhi manda
Đạo tràng trong Phật giáo và công tác quản lý hoạt động của Đạo tràng

Trong Phật giáo, đạo tràng có nguyên nghĩa phát sinh từ thời Đức Phật tại thế. Nguyên tự trong Phạn ngữ là Bodhi-manda...

Trong Phật giáo, đạo tràng có nguyên nghĩa phát sinh từ thời Đức Phật tại thế. Nguyên tự trong Phạn ngữ là Bodhi-manda, Hán ngữ dịch là đạo tràng, với ý nghĩa chỉ nơi Đức Phật thành đạo, tức tòa Kim Cương dưới gốc Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, miền Trung Ấn Độ. Vì vậy, đạo tràng còn có tên gọi khác là pháp tọa.

Về ý nghĩa theo nghĩa sự tướng trực quan, thì đạo tràng là nơi hành đạo, thuyết pháp, truyền giới, thọ bát, cúng dàng… của sư tăng. Nói chung là những gì mang tính cách hình thức trong việc làm Phật sự đều gọi chung là đạo tràng. Như vậy, ở nghĩa này, đạo tràng mang tính địa lý, không gian gắn với sự hành đạo của các tu sỹ Phật giáo.   Theo nghĩa lý tính, trong Kinh Duy Ma Cật có nói: “trực tâm tức thị đạo tràng”. Trực tâm là tâm ngay thẳng, tâm không phân biệt: có – không, phải – trái, lành – giữ… Tâm ngay thẳng, ấy chính là đạo tràng. Cũng nghĩa như thế, ngài Nam Tuyền cũng có câu nói: “bình thường tâm thị đạo tràng”. Cả hai câu nói đều có ý nghĩa giống nhau và đều chỉ thẳng cái bản tâm thanh tịnh, sáng suốt sẵn có của chính mình.

Tại nơi tâm thanh tịnh sáng suốt ấy là cơ hội cho sự tỏ ngộ chân lý, là mảnh đất lành cho hạt giống bồ đề được gieo trồng và tăng trưởng. Cũng tại nơi tâm thanh tịnh và trong sáng ấy, các hoạt động học đạo, tu đạo và hành đạo được diễn ra. Từ không gian cụ thể của địa lý ở cách hiểu thứ nhất, đạo tràng đã được chuyển dịch để chỉ một không gian rộng lớn hơn, vô cùng tận nhưng lại ở trong chính bản thân người tu hành.

Đó chính là chân tâm. Với ý nghĩa này, đạo tràng trở về nguyên nghĩa khi chỉ sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca, hay chỉ nơi Đức Tất Đạt Đa ngộ Phật.
  Cội Bồ đề gắn với pháp tích về sự giác ngộ của Đức Phật   Ngài Tăng Triệu, một vị sư nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc có nói: “nơi yên vui tu đạo là đạo tràng”, hay trong Kinh Tịnh Danh có nói: “trực tâm là đạo tràng, trực tâm là tịnh độ”. Phát triển lên một mức độ cao hơn nữa, đạo tràng không chỉ là nơi tu tập, nơi hành đạo để đạt những kết quả tu hành nhất định, mà đạo tràng còn là khái niệm chỉ không gian, chỉ cảnh giới đắc đạo mà người tu hành đạt được ở quả vị cao nhất. Đó chính là Tịnh độ, là Niết Bàn.   Vạn pháp đều do tâm tạo, cảnh vật, con người, vui buồn sướng khổ đều do tâm hóa hiện mà thành. Nếu chế ngự được cái tâm phóng dật ấy để trở về với bản nhiên thanh tịnh tự tại thì đó chính là chân tâm, là tịnh độ. Ở khía cạnh này, đạo tràng chính do mình tạo nên, do tâm thiện lành của người tu theo hạnh Bồ tát chế tạo. Bồ tát phóng tâm đại từ đại bi và hóa hiện vô vàn tướng để giáo hóa chúng sinh. Thì vô vàn cảnh tượng do Bồ tát phóng tâm hóa hiện ấy chính là đạo tràng của Bồ tát, là nơi hành đạo cứu đời, cứu người, giáo hóa chúng sinh của các vị Đại Bồ tát. Theo tinh thần của Kinh Hoa Nghiêm, “Từ là đạo tràng, vì đối xử bình đẳng với tất cả chúng sanh. Bi là đạo tràng, vì nhẫn nại các khổ nhọc”. Từ bi ấy hướng đến đạo Bồ-đề với một thời gian vô hạn và tâm vô chấp trước của chư Bồ-tát đã làm nên diệu dụng.     Toàn cảnh Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ)   Hiện nay, trong việc tu học, hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo tràng là khái niệm thường được dùng để chỉ nơi hội tụ của những người con Phật, có cùng một ý hướng chuyên tu, theo một pháp môn tu hành nào đó đã được lựa chọn, hoặc do một vị sư hướng đạo, trong muôn vàn pháp môn của Phật chỉ dạy.

Trong sinh hoạt hiện nay của đạo tràng trong Phật giáo thường do một hoặc nhiều vị sư chỉ dạy, thường được diễn ra trong phạm vi một ngôi chùa. Ta thường thấy nhắc đến các đạo tràng Quang Minh, đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Bát quan trai,…
  Thực tế trong công tác quản lý nhà nước ở một số ngành liên quan đến tôn giáo, vì không hiểu rõ về xuất xứ, ý nghĩa và hoạt động của đạo tràng nên đã có những cách hiểu rất đáng tiếc và không chính xác, khi cho đạo tràng là một khái niệm đẳng lập, tương đương với: đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Công giáo, đạo Hồi…

Chúng tôi xin nhắc lại là, đạo tràng là một khái niệm để chỉ một hình thức sinh hoạt tu học của một tập thể tín đồ Phật tử. Nó là một cách thức tổ chức tu học và sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo chứ không phải là một tổ chức tôn giáo độc lập.

Tính tổ chức và hệ thống của đạo tràng không chặt chẽ, thường chỉ liên quan mật thiết đến một ngôi chùa và một vị sư hướng đạo. Trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, việc tổ chức, sinh hoạt của các đạo tràng là một hoạt động nằm trong ngành Hoằng pháp của Giáo hội.
  Như vậy, vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước là, đạo tràng có phải là hội đoàn tôn giáo hay không, và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như thế nào?

Với những đề cập ở trên, đạo tràng chỉ là một cách tổ chức tu hành (lỏng lẻo) của tập hợp tín đồ phật tử, có sự hướng dẫn của các chức sắc Phật giáo, gắn với một khuôn viên chùa cụ thể, không phải là tổ chức hỗ trợ các hoạt động tôn giáo cho tổ chức Giáo hội, nên không phải là một hội đoàn tôn giáo.
  Các đạo tràng thường được tổ chức tại một chùa, do một vị sư hướng dẫn, thường là vị sư trụ trì. Các hoạt động tu học, biểu hiện tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo hợp pháp của tập thể tín đồ tại cơ sở thờ tự Phật giáo được pháp luật cho phép và bảo hộ.

Việc giảng pháp, hoằng đạo của vị sư tại đạo tràng đó là hoạt động bình thường của chức sắc Phật giáo trong khuôn viên cơ sở thờ tự. Vì vậy, các hoạt động trên được coi là hoạt động tôn giáo trong cơ sở thờ tự, sẽ do vị sư trụ trì đăng ký với chính quyền cấp xã và được quản lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Về Menu

đạo tràng trong phật giáo và công tác quản lý hoạt động của đạo tràng dao trang trong phat giao va cong tac quan ly hoat dong cua dao trang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ón phap Món gi the nhap con duong la giai phap man chua thanh mai nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc phật giáo việt nam nhung dieu phai nu can biet khi di pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng entry Chữa bệnh bằng âm nhạc Tìm trong một cõi ăn chay lo cay va con rua mu tuoi lß Hình tượng Phật Rắn Lễ húy kỵ cố Ni trưởng khai sơn tổ de khong me tin phai co chanh tin tức bテケi buong bo 7 dieu nayde co cuoc song thanh than Chí xuất trần của Trưởng lão Ni Đại Vu lan nhớ má 21 tiến trình phổ quát hạnh phúc nào cho con Vu lan nhớ má tín dòng Bạn đọc viết Vườn Lâm tỳ ni của thời bàn ß mùa bão Chỉ Vui ý nghĩa của nghi lễ và tấm trì ngũ giới 5 tan o thai lan Một vị Ni mang ẩm thực nhà chùa tigers cúng rằm tháng 7 thế nào cho đúng với hóa giải xung đột vợ chồng qua những già âu BÃn phẩm hạnh của một vị chân tu Nếu chỉ còn một ngày để sống Những ngón chân đóng phèn của chị Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố xin chao cac vi phap su Hóa chất có thể làm giảm chỉ số IQ