Đức Phật đã dạy Chư Tăng là những người có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp còn người Phật tử tại gia có bổn phận hộ trì Chánh pháp, làm cho Chánh pháp được mọi người nhận thấy qua đời sống của cá nhân và gia đình thấm nhuần đạo lý Phật giáo
Để trở thành người Phật tử chân chánh

Đức Phật đã dạy Chư Tăng là những người có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp; còn người Phật tử tại gia có bổn phận hộ trì Chánh pháp, làm cho Chánh pháp được mọi người nhận thấy qua đời sống của cá nhân và gia đình thấm nhuần đạo lý Phật giáo...  Đó chính là chúng ta làm tròn trách nhiệm của người Phật tử chân chánh đối với đạo, góp phần xây dựng cuộc đời trở nên Chân, thiện, mỹ theo tinh thần Phật giáo.

A. KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ NGƯỜI PHẬT TỬ CHÂN CHÁNH
 
Khi một người biết đi Chùa, thờ Phật, lễ Phật, tụng kinh, Sám hối nghe Chư Tăng thuyết pháp có nghĩa là người đó đã xác nhận mình là Phật tử, nhưng từ một Phật tử để trở thành Phật tử chân chánh cần phải có những nhân tố tích cực hơn về hai phương diện sự và lý : Sự là thực hiện những lễ nghi đi chùa,tôn thờ, tụng kinh,lễ bái, sám hối vị giáo chủ mà mình theo, qua hình tượng, tranh ảnh, lý là thực hiện những lời dạy ứng dụng trong đời sống. làm cho lời dạy đó biến thành hiện thực có lợi ích cho cá nhân, gia đình. Đó chính là góp phần làm cho Phật giáo hưng thịnh.
 
Đạo Phật không đòi hỏi người Phật tử phải thực hành những điều khó khăn nhưng phải thể hiện tinh thần của Phật dạy qua đời sống, muốn thế qua thân phải lễ lạy, miệng tụng kinh, niệm Phật, xưng tán Phật hiệu, sám hối, ý phải thành tâm chánh niệm.

Tam nghiệp thân, khẩu, ý lúc nào cũng thanh tịnh, làm sao cho đạo đức cá nhân của mình được thăng hoa tốt đẹp. Đó chính là một trong những phương pháp mà người Phật tử chân chánh phải tu tập và thực hành trên bước đường đến giải thoát.
 
Đức Phật đã dạy Chư Tăng là những người có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp; còn người Phật tử tại gia có bổn phận hộ trì Chánh pháp, làm cho Chánh pháp được mọi người nhận thấy qua đời sống của cá nhân và gia đình thấm nhuần đạo lý Phật giáo. Đó chính là chúng ta làm tròn trách nhiệm của người Phật tử chân chánh đối với đạo, góp phần xây dựng cuộc đời trở nên Chân, thiện, mỹ theo tinh thần Phật giáo.
 
I. TẠI SAO PHẢI THỜ PHẬT?

1) Nguồn gốc xuất xứ & ý nghĩa

a/ Nguồn gốc xuất xứ
 
Khi Đức Phật còn tại thế và sau khi Phật diệt độ, để thể hiện lòng tôn kính đức đạo sư, Phật tử có vẽ họa hình tượng Phật để thờ. Câu chuyện truyền thuyết về Đức Phật lên cung trời Đâu Suất thuyết pháp cho thân mẫu liên tiếp trong ba tháng.

Nhà Vua Vu Điền mến mộ Phật Pháp thường đến tinh xá hầu Phật, nay xa vắng cảm thấy nhớ Phật nên có sai họa sĩ vẽ chân dung Ngài để chiêm ngưỡng. Sau khi Phật trở về nhà Vua có đem việc đó bạch với Đức Phật Ngài mĩm cười và cũng bắt đầu từ đây việc thờ chân dung Đức Phật được đệ tử Ngài tiếp nối từ đời nầy sang đời khác cho đến ngày nay.
 
b/ Ý nghĩa việc thờ Phật
 
Qua câu chuyện truyền thuyết trên khởi đầu là họa chân dung, đơn thuần chỉ là một sự nhớ thương của một người đệ tử đối với Phật và rồi dần dần trở thành ngưỡng mộ, tôn kính, tri ân.

Chúng ta nhận thấy trong xã hội con cháu thờ phụng ông bà, cha mẹ biểu lộ lòng hiếu thảo. Nhân dân lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc biểu lộ lòng mến mộ gương đức hy sinh vì dân vì nước. Điều nầy thể hiện "Cây có cội nước có nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây" đây là thần nhân bản trong đạo lý làm người.

Cho nên người Phật tử hơn ai hết ngoài việc chọn cho mình một vị giáo chủ để nương theo trên con đường tìm chân lý còn phải thể hiện đủ ba phương diện: tri ân, ngưỡng mộ và tôn kính.
 
o Thờ Phật với lòng tri ân: Người Phật tử ngoài việc tạo tượng, đúc chuông, xây dựng chùa chiền bố thí cúng dường tạo phước, còn phải nhận thức Đức Phật là một vị giáo chủ có những đức tánh màchúng ta cần phải học tập noi theo để từ đó hướng bản thân mình tiến dần đến giác ngộ giải thoát như Ngài. Qua hình ảnh đức Phật khơi lại nguồn tâm của chúng ta, làm cho nó tỏa sáng với những đức tính từ bi, bình đẳng.
 
o Thờ Phật với lòng ngưỡng mộ: Người Phật tử ngưỡng mộ Phật không có nghĩa là sùng bái,ca tụng, tôn thờ như một thần linh ban phước, giáng họa mà chúng ta ngưỡng mộ Ngài qua những đức tánh: Bi, Trí và Dũng ( từ bi vô ngại, trí huệ vô biên và hùng lực phi thường).

Chính ba đức tánh đặc thù nầy có hiệu năng giúp cho người Phật tử xây dựng một con người có lòng nhân, một gia đình hạnh phúc và hoán cải hoàn cảnh xã hội. Ngưỡng mộ Đức Phật là chúng ta lập cước cho bản thân mình đi trên con đường Ngài đã đi.
 
o Thờ Phật với lòng Tôn kính: Tôn kính Phật không có nghĩa là chúng ta thần thánh hóa Đức Phật mà chúng ta tôn kính Ngài với một niềm tin qua một con người đức hạnh cao tuyệt, đưa đường chỉ lối cho chúng ta thăng tiến trên bước đường tâm linh.

Trên tinh thần đó người Phật tử là người thực hiện theo con đường giác ngộ của Phật, cho nên việc tôn kính Phật ngoài mục đích tín ngưỡng chúng ta còn thể hiện noi theo hạnh lành mà Phật đã thể hiện, trong đời sống.
 
2/ Nên thờ Đức Phật hay Bồ tát nào?
 
Chúng ta biết rằng các Đức Phật đều có những đức tính trọn lành, một gương sáng mà chúng ta có thể nương nơi các Ngài để tu tập. Thờ Phật là nương nơi đức tánh đó, chứ không phải nhờ Ngài ban ơn giáng phước, tuy nhiên phải tùy theo tâm nguyện của mỗi người cảm nhận Đức Phật nào mà ta cảm thấy thích.

Đối với Phật giáo Bắc tông ngoài thờ Phật Thích ca, Di Lặc, Di Đà, Dược sư...ngoài ra người Phật tử lại thường thờ các vị Bồ tát như Quán Âm, Phổ Hiền, Địa Tạng.... cũng chính điều nầy làm cho người Phật tử không xác định nhất quán về việc thờ Phật hay Bồ tát.

Cũng từ những lệch lạc về nhận thức tinh thần Phật giáo làm cho người Phật tử sanh ra thờ Phật, Bồ tát một cách không còn đơn giản mà trở thành " đa thần giáo " nơi thờ Phật, Bồ Tát chớp sáng lập loè, mất hết vẻ tôn nghiêm .

Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học cho nên càng đơn giản càng tốt, vì chính sự đơn giản là trang nghiêm. Chúng ta nên thờ độc tôn Đức Phật Thích Ca là vị giáo chủ cõi Ta bà, vì hình ảnh của Ngài gần gũi với giáo lý mà chúng ta đang thực hành, Ngài cũng được các Chùa cả Nam Tông và Bắc Tông Phật giáo đều tôn thờ. Phải quan niệm thờ một vị Phật là thờ tất cả Phật.
 
3) Thờ Phật ở đâu cho phù hợp?
 

Việc thờ Phật đối với người Phật tử là hết sức cần thiết vì ngoài biểu lộ xác định niềm tin Tam Bảo, còn một ý nghĩa nhắc nhở chúng ta hằng ngày. Cho nên việc thờ Phật phải ở nơi trang nghiêm,trang nghiêm không có nghĩa là trang nghiêm cho hình ảnh Phật và Bồ tát mà trang nghiêm cho chính bản thân chúng ta.

Vì kinh Phật dạy: " trang nghiêm tự thân tức là trang nghiêm Phật độ ". Thật vậy,trang nghiêm cho khung cảnh nơi thờ Phật là tạo cho người Phật tử một niêm tin hỷ lạc khi lễ Phật, tụng kinh. Như vậy, thờ Phật không nên rườm rà mà phải thờ sao cho có thẩm mỹ, vì chính sự thẩm mỹ đó tạo nên nét đẹp trang nhã phù hợp với tinh thần đơn giản, giải thoát của Đạo Phật.
 
Ngoài ra người Phật tử có thể treo hình ảnh Phật nơi phòng khách, phòng đọc sách, phòng học... nơi mà chúng ta làm việc hằng ngày, giúp cho chúng ta nhớ đến Phật với những hạnh lành mà mình cần phải noi theo, mỗi khi có những chướng duyên trái ý nghịch lòng, đức Phật như một vị Thầy bên cạnh nhắc nhở cho chúng ta từng giây từng phút.
 
II. TỤNG KINH, LỄ PHẬT & NIỆM PHẬT

1/ Nguồn gốc ý nghĩa việc tụng kinh, lễ Phật & niệm Phật

a) Vì sao phải tụng kinh?
 
Khi Đức Phật viên tịch khoảng ba tháng, các vị đệ tử của Phật nhận thấy sự quan trọng của Phật còn tại thế và ý thức đến sự lâu dài những lời dạy của Ngài nên đã vân tập về thành Vương Xá đọc lại lời dạy của Đức Phật.

Tôn giả A Nan là vị thị giả hầu cận Đức Phật nên được đại chúng đề nghị tuyên lại lời dạy của Phật gọi là Kinh Tạng, Ưu Ba Ly đọc lại giới luật gọi là Tạng Luật và sau nầy bàn luận thêm những điều liên quan đến lời dạy của Phật gọi là Luận tạng.

Có thể nói đây là lần kết tập đâu tiên nhằm hệ thống hóa nền giáo lý của Đức Phật, khỏang 200 năm từ ngày Phật nhập diệt, có nhiều lần tuyên đọc lại lời Phật mà chúng ta gọi là "kết tập kinh điển" nhưng mãi đến khoảng năm 83 trước Tây lịch mới ghi thành văn bản và sự trùng tuyên nầy là nguyên nhân đầu tiên đọc hoặc tụng lời Phật dạy cho đến ngày nay.

Việc tụng kinh không phải để Phật gia hộ phù trì, làm ăn phát đạt " ăn nên làm ra " mà đọc kinh nhằm để nhận ra nghĩa lý mầu nhiệm của kinh, để áp dụng tu tập trong đời sống.
 
b) Vì sao phải lễ Phật?
 
Lúc đức Phật còn tại thế với phong tục Ấn Độ lúc bấy giờ, lạy là bày tỏ lòng thành đối với các bậc đạo sư mỗi khi đến nghe Đức Phật thuyết pháp. Vì thế cho nên Chư tăng cũng như Phật tử đều qùy ngay ngắn, chắp tay lạy ba lạy, đầu cuối lên hai chân Đức Phật và đặt trán mình lên bàn chân Ngài, sau đó đi quanh Phật ba vòng gọi là " nhiểu Phật ", rồi mới ngồi xuống.

Điều nầy được Đức Phật mặc nhiên chấp nhận như một người đệ tử đối với bậc thầy khả kính, chứ không phải là một giáo điều có tính cách bắt buộc. Sau khi Phật nhập diệt người đệ tử vẫn xem Ngài như còn tại thế những hình thức lễ nghi và cung kính ấy vẫn được duy trì trong hàng môn đệ của Ngài cho đến ngày nay.
 
o L ễ Phật 3 lạy trước khi đọc lời Ngài nhằm nhớ lại xưa kia mỗi khi nghe thuyết Pháp đều lạy như vậy. Ba lạy là tượng trưng cho Tam Bảo tại thế gian, khi lạy phải qùy xuống, ngữa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng đạt trán mình trên hai lòng bàn tay. Lạy như vậy trong kinh gọi là " thân tâm cung kính lễ ".

Trong Phật giáo lạy Phật cũng thể hiện, thấu rõ sự lý vô ngại, đây là quan niệm của người Phật tử khi thờ Phật lễ Phật, thọ trì đọc tụng kinh và tọa thiền. Nếu không nhận ra điều nầy người Phật tử dễ bị thiên chấp: làm sự bác lý, hiểu lý thì quên sự, đây là bệnh cần phải biết để sửa đổi khi bước chân vào ngôi nhà Phật Pháp.
 
Về sự có 2 cách lạy
 
Ngã mạn lễ: Lạy Phật mà tâm không thành, ngoài lạy nhưng trong tâm không kính, lạy cho lấy có, đầu không sát đất, đứng lên cúi xuống một cách cẩu thả.
 
Cầu danh lễ: Lạy để người khác thấy mình là biết lạy, nhằm cho người khác khen mình nhưng khi không có ai thì biếng nhác, giải đải không muốn lễ bái.
 
Về lý có 4 phép lạy
 
Phát trí thanh tịnh lễ: Người lạy Phật thấu được cảnh giới chư Phật,lạy một vị phật là lạy tất cả Phật, lạy một lạy là lạy cả pháp giới vì hiểu được Pháp thân Phật đều dung thông .
 
Biến nhập Pháp giới lễ: Khi người lạy Phật nhận biết quán thân tâm của mình cùng pháp giới không rời nhau.
 
Chánh quán lễ: Lạy Phật là lạy tự tâm của chính mình, vì tất cả chúng sanh đều có tánh giác bình đẳng như nhau: " ở thánh không tăng ở phàm không giảm " là ý nầy. Cho nên không bị ngoài duyên Phật bên ngoài chi phối, quên Đức Phật thật ở bên trong, người xưa thường nói: "dĩ huyển độ chơn" (nương nơi cái giả để tìm ra cái chân thật)
 

Thật tướng bình đẳng lễ: Lạy Phật với tâm" năng lễ sở lễ tánh không tịch " ( người lễ và người được lễ đều vắng lặng) hay còn gọi là phàm thánh là một không hay không khác.
 
Bốn cách lạy trên thuộc lý cho nên nó cao thâm, nếu không suy tư tột cùng lý tánh thì khó có thể hiểu một cách xác đáng được.
 
c) Vì sao phải niệm Phật?
 

Niệm Phật là niệm hay nhớ nghĩ đến tánh giác của chính mình,phương pháp nầy giúp cho hành giả đạt đến trạng thái định tâm, không bị phiền não dấy khởi. Phương pháp nầy còn là hạt giống gieo vào cõi nước Cực Lạc, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh về.
 
Niệm Phật được phát xuất từ một câu chuyện : " A Xà Thế là con vua Tần Bà Sa La và Hoàng Hậu Vi Đề Hy, vì nghe lời xúi dục của Đề Bà Đạt Đa, đoạt ngôi vua cha bắt nhốt vào ngục, không cho ăn uống để phải chết đói. Hoàng Hậu Di Đề Hy biết vậy cho nên xin vào thăm, bà lén đắp thức ăn vào người, để đem vào ngục cho vua ăn. A Xà thế biết được liền hạ lệnh giam Hoàng Hậu,trong lúc cực kỳ đau khổ đó, Hoàng hậu tưởng nhớ đến Đức Phật. Đức Phật cũng cảm nhận được tâm niệm của Hoàng Hậu nên hiện đến thuyết Pháp nói về pháp môn niệm Phật cỏi Phật A Di Đà ở Tây phương và dạy bà phương pháp quán Vô lượng thọ. Chính nhờ tu tập pháp môn nầy sau khi chết Hoàng hậu được vãng sanh ".
 
 
Niệm Phật theo tinh thần của Tịnh độ tông có nhiều loại, ở đây đề cập đến một số phương pháp:
 
-Trì danh niệm Phật: Hành giả chuyên tâm niệm Phật A Di Đà mỗi ngày từ khi thức dậy trong 4 oai nghi ( đi,đứng, nằm, ngồi) cho đến lúc ngủ không cho các tạp niệm xen vào.
 
-Tham cứu niệm Phật: Đây có thể nói là một câu tham thoại đầu cuả Thiền tông,vì người niệm Phật luôn luôn quán sát, đặt câu hỏi: Niệm Phật là ai?, niệm phật từ đâu đến?, đến rồi đi về đâu?...
 
-Quán tượng niệm Phật: Hành giả ngồi trước tượng Phật quán sát các tướng tốt của Phật, nhờ chú tâm quán sát nầy mà tâm hành giả thấm nhuần lâu ngày thành nhất tâm bất loạn.
 
-Quán tưởng niệm Phật: Hành giả quán tưởng đến hình ảnh đức Phật A Di Đà, đi đứng không bị gián đoạn, lúc nào cũng đều thấy hình Phật hiện trước mắt hành giả.
 
-Thật tướng niệm Phật: Hànhgiả niệm Phật đạt đến bản thể chơn tâm không sanh diệt, như như bất động, không còn năng và sở ( người niệm và câu niệm ) đây là phương pháp niệm Phật thuộc về "lý " còn 4 phương pháp trên thuôc " sự " " niệm đến vô niệm mới là chơn niệm ".
 
Trong năm phương pháp nêu trên thì hành giả niệm Phật thì người niệm Phật chọn "trì danh niệm Phật" vì dễ thực hiện. Ngoài niệm Đức Phật A Di Đà ra người Phật tử còn niệm Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán thế Âm...
 
d) Ý nghĩa lợi ích của tụng kinh, lễ Phật& niệm Phật:

Ý nghĩa

- Đọc tụng kinh để cảm nhận lời Phật dạy và thấy mình không có phước duyên nghe chính từ kim khẩu Phật nói Pháp và cũng thông qua đọc kinh chúng ta mới tư duy quán chiếu những lới dạy của Ngài để từ đó thực hành tu tập.

Mục đích của việc tụng kinh là để thấu hiểu những nghĩa lý thâm sâu trong lời kinh, cho nên kinh nào cũng có thể thọ trì miễn kinh đó là của Phật dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của chính ta. Điểm quan trọng là việc tụng đọc kinh là hiểu được lý kinh để cố gắng thực hiện, sống với điều kinh nói, chứ không phải chỉ tụng cho nhiều hay ít hoặc kinh này cao hay kinh khác thấp, kinh nầy tiêu nghiệp có phước, kinh kia đổ nghiệp.
 
- Lễ Phật là lễ những đức tánh cao cả của Chư Phật, lạy cũng giúp cho chúng ta giảm bớt đi lòng kiêu căng ngã mạn, cống cao. Lạy Ngài là mong muốn được noi theo những đức tính từ bi hỷ xả của Phật và Bồ tát, ngoài ra không phải vì mục đích mong Phật, Bồ Tát ban ơn gia hộ. Lễ Phật còn là một biểu hiện tinh thần hướng thượng của người Phật tử đối với đấng giác ngộ mà chúng ta đang hướng về để tu tập học hạnh giải thoát.
 
Lợi ích
 
- Về Cá nhân : Lúc tụng kinh, lễ Phật tâm hành giả đặt vào văn kinh và tượng Phật mà mình đảnh lễ nên sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) nhiếp niệm một chỗ nên thân, miệng, ý không buông lung tạo ác nghiệp.
 
- Về gia đình: Trong gia đình nếu có người biết tụng kinh,lễ Phật thì gia đình đó có một nếp sống thuần lương đạo đức do ảnh hưởng qua lời kinh, tiếng mõ và biết lễ những bậc giác ngộ. Nếu trong gia đình khi nghe tiếng tụng kinh,thấy người khác lễ Phật tuy không thích cũng giảm đi sự ồn ào náo nhiệt, có một cảm mến, gia đình đó nhờ vậy mà hoà thuận êm ấm.
 
- Về những người chung quanh: Trong những giờ phút tụng kinh lễ Phật hương trầm hoa quyện vào với tiếng mõ nhịp đều pha lẫn tiếng chuông ngân có thể làm cho những người xung quanh thức tỉnh giấc mê quay về với thực tại, khi nhìn thấy một người biết lễ bái và tiếng kinh đi vào tai người nghe, gợi cho tâm thức người ấy một cử chỉ hướng thượng.
 
Để kết luận phần nầy chúng ta hãy đọc lại lời bạc trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông nhằm thấy rõ ý nghĩa đích thực của việc tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật và lễ Phật :
 
Lễ Phật giả kính Phật chi đức,
Niệm Phật giả cảm Phật chi ân,
Trì giới giả hành Phật chi hành,
Khán kinh giả minh Phật chi lý,
Tọa thiền giả đạt Phật chi cảnh,
Tham thiền giả hiệp Phật chi tâm,
Thuyết Pháp giả mãn Phật chi ý.

Dịch nghĩa:
 

Lễ Phật là kính đức của Phật,
Niệm Phật là cảm ân đức cuả Phật,
Giữ giới là hành hạnh của Phật,
Xem kinh là để rõ lý của Phật ,
Tọa thiền là để đạt cảnh của Phật,
Tham thiền là để hợp cái tâm của Phật,
Thuyết pháp là để đầy đủ nguyện của Ph
ật.

III.VẤN ĐỀ ĂN CHAY
 
Vấn đề ăn uống trong đời sống con người là một trong những nhu cầu không thể thiếu, chính vì thế mà dân gian thường nói: " miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan lên đầu ". Thật vậy con người sống trong xã hội tranh đấu giành với nhau cũng chỉ vì ăn mà ra.

Đạo Phật không phủ định sự ăn cho nên trong kinh đức Phật cũng khẳng định:" cơ thể do ăn mà tồn tại, do ăn mà phát triển ", chính vì lẽ đó mà con người tạo biết bao là sát nghiệp cũng chỉ vì phục vụ cho thân mình, lúc còn là một Thái tử có lần Ngài than:" sự sống, sống bằng sự chết ".

Qua đó chúng ta thấy rằng người Phật tử không phải ăn chay vì "ăn kiên",hay ăn để đổi món ăn cho ngon miệng mà là một phương pháp tu tập quan trọng mà người thực hiện sẽ có lợi ích cho bản thân cho gia đình và cho cộng đồng xã hội.
 
1) Một số quan điểm & lợi ích của việc ăn chay
 
Trong Phật giáo truyền thống ăn chay được phát xuất vào lúc nào? Thời kỳ Đức Phật còn tại thế ăn chay hay ăn mặn (? ) đó là những thắc mắc của nhiều Phật tử tại gia khi nghe hoặc thấy trong Phật giáo tại sao có nhiều quan điểm và biểu hiện về ăn uống không đồng nhau?.

Ở nội dung của bài nầy chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm lập trường ăn chay như là một phương pháp tu tập không thể thiếu được đối với người Phật tử tại gia. Về mặt quan điểm chúng ta không phê phán mà chỉ dẫn chứa những kinh điển của hai hệ tư tưỡng Phật giáo, nhằm giúp cho người Phật tử nhìn đúng đắn hơn về ăn chay hầu khẳng định lập trường tu tập của mình va xem đây là dịp cho người con Phật nuôi dưỡng lòng từ và tránh được nhân quả nghiệp báo trong hiện tại cũng như tương lai, dựa trên nền tảng của lời Phật dạy qua hai bộ phái chính là Nguyên Thủy và Đại thưà Phật giáo làm cứ liệu về thuyết ăn chay của Đạo Phật.
 
 
a/ Quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy
 
Phật giáo Nguyên thủy cho rằng chính đức Phật cũng không đặt thành vấn đều ăn chay là tiêu chí hàng đầu vì sự giải thoát không phải do ăn chay mà được; ăn là để có sức khoẻ để hành đạo là chính vì thế quan niệm ăn chay không có mặt trong thời kỳ đầu của Phật giáo.
 
Tất cả chư Tăng Phật giáo Nam tông ở nhiều quốc gia như: Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào ... một số nước tu theo Phật giáo Nam tông và một số tu sĩ tu theo PG Nam tông Việt Nam vẫn giữ truyền thống nầy.

Quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy cho rằng, bản thân họ không sát sanh, không khích lệ người khác sát sanh, không tùy hỷ sự sát sanh và vì thế không phạm giới sát sanh. Có lần Đề Bà Đạt Đa đến thỉnh cầu Đức Phật ban hành cấm các vị Tỳ Kheo không được ăn thịt cá, Đức Phật không chấp nhận Ngài nói: "Sự ăn thịt cá có thể coi như trong sạch với ba trường hợp ( tam tịnh nhục): người ăn không thấy, không nghe, không có lòng hoài nghi rằng con vật bị giết riêng cho mình." Trong một đoạn kinh Amagandha Đức Phật nói với Jivaka:" phẩm hạnh xấu xa của người làm tội bằng nhiều cách khác nhau, còn tệ hại hơn là ăn thịt cá nhiều ".
 
Trong Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken có dẫn một đoạn kinh A Hàm: " Tôi muốn sống, không muốn chết, muốn được sung sướng không muốn đau khổ. Nếu có kẻ nào cướp đi sự sống của tôi, tôi có vui vẻ không?.

Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích..."
 
Qua những trích dẫn nêu trên chúng ta thấy rằng Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng sự bất tịnh của con người không phải do ăn, mà nó chính là lòng tham lam, sân hận, si mê, gian xảo, kiêu căng, tật đố....tạo thành ác nghiệp.

Chính vì quan niệm như vậy cho nên việc ăn chay hay ăm mặn là không bắt buộc, vì Đức Phật và đệ tử của Ngài theo truyền thống sống vào sự khất thực"ăn để mà sống chứ không phải sống để ăn".
 
b/ Quan điểm của Phật giáo Đại thừa
 
Trái với những quan niệm trên Phật giáo Bắc tông cho rằng người Phật tử là người nuôi dưỡng lòng từ thì không vì một lý do gì mà không thực hiện tinh thần từ bi của Phật trong đời sống.
 
 
Về lịch sử
 
- Việc ăn chay sau khi Phật nhập Niết đạo Phật phát triển về phương Bắc và phát triển mạnh vào thời điểm 274 - 232 ( khoảng thế kỷ 13 trước Tây lịch) vào thời đại Asoka (A Dục Vương ), một vị Hoàng đế Phật tử ăn chay trường và khuyến khích mọi người ăn chay, nhà Vua còn ra lệnh cấm mọi hành động giết thú vật để tế lễ thần linh, việc săn bắn trong rừng, dưới sông đều bị cấm. Ngài xây dựng nhiều bia đá ghi khắc giới luật và lời Phật dạy, trong một bia đá có ghi "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ,nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt ".
 
- Khi Phật giáo du nhập vào đất nước Trung Hoa dưới triều đại nhà Lương (502-594 trước Tây lịch), triều đình đã ban hành lệnh cấm tất cả các thức ăn thịt cá tổ chức tại các buổi tiệc trong hoàng cung và yêu cầu dân chúng ăn chay, Nhà vua cũng cấm việc giết thú vật tế lễ thần linh trong Đạo giáo ( Lão giáo), cấm không được dùng những con vật như tắc kè, rắn, hổ ...làm thuốc.

Đến triều đại nhà Đường việc ăn chay càng được triều đình cổ vũ , mãi đến triều Minh có Hoà Thượng Vân Thê - Châu Hoằng (1565-1615) là vị xiển dương việc ăn chay một cách mạnh mẽ, không những khuyên ăn chay mà còn khuyến khích mọi người nên phóng sanh.
 
Về Kinh Đại thừa
 
Trong Kinh điển của Phật giáo Đại thừa rải rác nhiều đoạn Đức Phật nói đến việc cấm ăn thịt :
 
- Kinh Lăng già (Lankavatara) " Có thể có một số tín đồ của Ta còn mê muội sau khi Ta nhập diệt, không biết lời dạy và sự dạy của ta vá có thể kết luận sai lầm rằng; Ta cho phép họ ăn thịt và chính Ta cũng ăn thịt . Điều nầy hẳn là sai lầm. làm sao những người đang an trú trong tâm từ bi, tu tập khổ hạnh và cố gắng theo con đường Đại thưà, lại có thể bảo những người khác ăn thịt thú vật?. Qủa thực Ta đã từng đưa ra những qui định về sự ăn, chứ không qui định về sự ăn thịt...".
 
- Kinh Lăng Nghiêm : " Người tu chánh định cốt ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại ắt phải lạt vào đạo qủy thần ...Các loài qủy thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng,sau khi ta diệt độ,trong đời mạt pháp, loại qủy thần nầy sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng đạt được đạo Bồ Đề....".
 

- Kinh Niết Bàn: " Này Ca Diếp, bắt đầu từ ngày nay trở đi , Như Lai không cho phép hàng Thanh văn ăn thịt, nếu đàn việt đem đến dâng cúng phải xem thịt ấy như con thịt mình.Như Lai cấm tất cả các đệ tử không được ăn bất cứ thịt gì".
 

- Trong đoạn kinh khác, một hôm Ngài A Nan bạch Phật:
 
- Bạch đức Thế tôn, tại sao trước kia Phật cho các đệ tử ăn "tam tịnh nhục" mà nay Ngài lại cấm không được ăn thịt?.
 
- Đức Phật nói: "Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ ...đến nay trình độ các ông đã cao nên ta cấm tuyệt đối ăn thịt cá ".
 

c/ Quan điểm ăn chay của người Tây Phương
 
Hiện nay trên thế giới có hai chế độ ăn uống: một chế độ ăn thực phẩm với rau đậu, ngũ cốc mà người Đông phương cho rằng đó là ăn chay, còn một chế độ khác là ăn cá thịt và các thức ăn biến chế từ cá thịt, các động vật.

Khoa học đã có những công trình nghiên cứu cho rằng các loại bệnh như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, một số bệnh ung thư là do ăn nhiều thịt động vật, các chất bơ, sửa. So sánh hai chế độ ăn uống nêu trên thì chế độ ăn thực phẩm rau, đậu có nhiều sức khoẻ, ít bệnh tật hơn ăn thịt cá.

Điều nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy nạn thịt bò điên tại Anh năm 1998 và thịt gà tại Hồng Kông năm 1999, tạo nên sự khủng hoảng kéo dài cho đến ngày nay vẫn còn là một sự ám ảnh cho nhiều quốc gia trên thế giới, nhập khẩu các loại thịt nầy. Bà Linda Gilbert Chủ tịch Tổng giám đốc công ty Heath Focus ( Tư vấn và tiếp thị ) ở Mỹ phát biểu: " Hình như chủ nghĩa ăn chay đang tràn ngập các quầy hàng heath food và đang trên đường đi vào các dòng sinh hoạt chính của đời sống người dân Mỹ " và bà kết luận : " Chiều hướng giảm thiểu hoặc chấm dứt ăn thịt sẽ tiếp tục ".

Trên thế giới ngày nay vấn đề môi trường sinh thái và các Hội bảo vệ động vật hoang dã có khuynh hướng càng ngày càng nhiều, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự sống của người Tây phương có chiều hướng phát triển; Bác sĩ Albert Schweitzer, người đoạt giải Nobel về hoà bình đã nói: " không giết sinh vật kể cả côn trùng, không ăn bất cứ cái gì mà trước kia đã từng có sự sống"
 
2) L ợi ích của sự ăn chay
 
Ăn chay ngoài ý nghĩa là một phương pháp tu tập nó còn ảnh hưởng về mặt đời sống, dưới đây là bản so sánh của Bác sĩ Lê văn Cầm - Tâm Chánh (Pháp) chúng tôi trích từ quyển "Quan điểm về ăn chay của đạo Phật" do Tâm Diệu biên soạn nhằm giúp qúi Phật tử so sánh trên cơ sở khoa học :
 
 
BẢNG SO SÁNH TÍNH THEO 100 GRAM MÓN ĂN
 

Chất đạm
 
Chất béo
 
Chất ngọt
 
Chất vôi
 
Chất sắt
 
Sinh tố A
 
Sinh tố B
 
Sinh tố C
 
Trứng gà trứng vịt
 
Thịt bò
 
Cá chiên hay nướng
 
Thịt gà nướng
 
Sữa tươi
 
Gạo lức
 
Gạo trắng
 
Trái chanh
 
Trái xoài
 
Trái cam
 
Đậu phụng rang
 
Đường trắng
 
Củ cải đỏ
 
Cải bắp
 
Rau dền tươi
 
Đậu trắng lớn hột
 
Đậu nành
 
Khoai lang tây
 
Khoai lang ta nướng
 
Cà chua tươi
 
12,8
 
18,6
 
24,0
 
22,1
 
3,2
 
7,7
 
7,7
 
0,7
 
26,7
 
1,2
 
1,4
 
2,3
 
21,8
 
43,0
 
2
 
1,9
 
1
 
11,6
 
16,0
 
12,5
 
3,9
 
3,6
 
1,7
 
0,3
 
0,2
 
44,2
 
0,3
 
0,2
 
0,3
 
1,7
 
2
 
0,1
 
0,7
 
0,3
 
0,8
 
 
4,7
 
77,7
 
79,4
 
13,3
 
17,2
 
10,1
 
23,4
 
99,5
 
9,3
 
5,3
 
3,2
 
62,0
 
19
 
19,1
 
27,9
 
4
 
0,062
 
0,007
 
0,026
 
0,013
 
0,110
 
0,066
 
0,010
 
0,022
 
0,005
 
0,019
 
0,067
 
0,045
 
0,046
 
0,147
 
0,102
 
0,013
 
0,020
 
0,010
 
2,90
 
8,70
 
1,32
 
3,32
 
0,20
 
2
 
0,90
 
0,60
 
0,30
 
0,20
 
2
 
0,62
 
0,43
 
2,55
 
10
 
8,51
 
1,02
 
0,80
 
0,44
 
1.600
 
14
270
 
 
3.000
 
95
3.000
 
45
 
20.700
 
37
 
45
 
50
 
3.500
 
1.100
 
38dv
 
12
 
42
 
16
 
100
 
10
 
12
 
21
 
40
 
72
 
24
 
27
 
35
 
127
 
350
 
56
 
32
 
26
 
95 dv
 
 
5
3.500
 
1.100
320
 
1.400
 
1.300
 
28
 
200
 
470
 
980
 
520
 
Trên bảng này số trong 4 cột đầu chỉ về Gram. Số trong cột "sắt" chỉ về Miligram. Số trong cột sinh tố chỉ về đơn vị quốc tế
- Chất đạm thường có nhiều trong đậu nành, đậu phộng, thịt, cá...

- Chất béo thường có nhiều trong dầu, mỡ, bơ (Le beurre)...
 
- Chất ngọt thường có nhiều trong đường, mía, các thứ trái cây chín, các loại bánh ngọt hay kẹo, mứt hoặc cà-rem...
 
Hơn nữa, chúng ta còn thấy các chất vôi, chất sắt cũng như các sinh tố A, B, C, D, E, F... và nước nữa.
 
Cho nên, chúng ta ăn uống hằng ngày phải lựa chọn thế nào cho có đầy đủ chất bổ để nuôi cơ thể, thông thường thân thể con người cân nặng khoảng 55 đến 75 kg, thì phải có từ 2.000 đến 3.000 mới đủ số nhiệt lượng (calories).

Ví như một người cân nặng 60 kg, thì phải cần dùng 60 grammes chất đạm, 360 grammes chất ngọt và 60 grammes chất béo. Bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh được là 1 gramme chất béo sanh được 9 đơn vị nhiệt lượng. Do vậy, chúng ta dùng những thực phẩm kể trên, sẽ có được đơn vị nhiệt lượng như sau :
 
60 gr. chất đạm x 4 = 240
 
360 gr. chất ngọt x 4 = 1.440
 
60 gr. chất béo x 9 = 540
 
____________
 
Cộng chung = 2.220
Qua bản so sánh nêu trên ăn chay sẽ có những lợi ích như sau:
 
-Tránh được các bệnh tật do các động vật mang lại qua ăn mà phát sinh, như cổ nhân thường nói:
 
" Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập" (họa do miệng mà ra, bệnh do miệng mà vào) thân thể được khoẻ mạnh.
 
- Nuôi dưỡng tinh thần từ bi trong mỗi con người, chính nhờ ăn chay mà các ác pháp không phát sinh tinh thần được nhẹ nhàng trong sạch.
 
IV. SÁM HỐI Ý NGHĨA & LỢI ÍCH

1) Khái niệm về sám hối
 
Đức Phật thường ca ngợi " Ở đời có hai hạng người đáng khen: hạng người thứ nhất là người không có lỗi, hạng thứ hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối". Ngài khẳng định một cách qủa quyết :" Phàm còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào hoàn toàn trong sach, không một ai mà chẳng có tội ". Tất cả mọi chúng sanh trong đời sống hằng ngày không ai là không có lỗi lầm do vô tình hoặc cố ý tạo nên.

Người Phật tử là người dám mạnh dạn nhận ra những lỗi lầm mà mình phạm phải. Trong Phật giáo sám hối không phải là "rửa tội" hay xá tội như một số quan niệm của các tôn giáo khác, mà đây là một hành động mạnh dạn nhận ra lỗi lầm để rồi sau đó tự mình sửa đổi.

Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình, nhằm thăng hoa tự thân cho mỗi người con Phật trên bước đường tu nhân học Phật.

Có thể xem đây là con đường chuyển hóa tam nghiệp trong qúa trình hoàn thiện nhân cách của một con người từ địa vị phàm phu bước lên Phật qủa.
 
2) Sám hối là gì ?

a/ Định nghĩa
 
Tiếng Phạn gọi là Samma, Trung Hoa dịch âm là"hối qúa". Trong kinh nói : "Sám giả, sám kỳ tiền khiên, Hối giả, hối kỳ hậu qúa" ( ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau).
 
Như vậy, Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo,nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nửa. Nói cách khác Sám hối là "ăn năn chừa bỏ ", đây là trọng tâm của sự sám hối. Nhưng nếu cứ thường xuyên phạm tội, rồi thường xuyên sám hối, lại phạm tội lại sám hối, như vậy không còn ý nghĩa và không phải là phương pháp sám hối của Phật dạy.
 
Sám hối có thể xem như là sự mạnh dạn ăn năn nhận lỗi của người thế gian, khi mình làm cho người nào đó buồn phiền tức giận, đến xin lỗi. Trong Phật giáo cũng thế, do thân hành động sai, lời nói không khéo, ý buông lung niệm ác, nay nhận ra bộc lộ lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi quyết không tái phạm.
 
 
b/ Các pháp sám hối
 
Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi tác pháp sám hối:
 
Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Tất cả,nay con xin sám hối.


Về sự sám hối
 
-Tác pháp sám hối:Lập đàn thỉnh chư Tăngchứng minh,người sám hối trình bày lỗi lầm của mình thành khẩn ăn năn,sám hối không tái phạm nửa.
 
-Thủ tướng sám hối: Người sám hối đến trước bàn thờ Phật và Bồ Tát thành tâm lễ bái từ 1 ngày, 7 ngày cho đến 49 ngày, khi nào thấy được tướng hảo của Phật và Bồ tát hoặc hoa sen thì mới thôi.
 
-Hồng danh sám hối: Đây là pháp sám hối do Bất Động pháp sư đời Tống biên sọan lấy từ 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật và rút 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược vương, Dược Thượng.Đây là nghi thức sám hối phổ thông nhất được các Chùa Việt Nam thường dùng trong những ngày Sám hối .
 
Về lý sám hối
 

-Vô sanh sám hối: lý sám hối dành cho những người có căn cơ cao, cho nên ở đây chúng ta chỉ biết qua một pháp nầy với hai cách qúan:
 
Quán tâm vô sanh: Đây là lý được rút từ Kinh Kim Cang: " Tâm qúa khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được và tâm vị lai cũng không thể được". Dùng pháp quán để thấy rõ : " Tội từ tâm sanh cũng từ tâm mà diệt ".
 
Quán pháp vô sanh: Quán sát thật tướng không sanh diệt "ở thánh không tăng ở phàm không giảm"; đây chỉ cho chơn tâm, Phật tri kiến, Pháp thân ...Vì khi nhận được chơn tâm rồi thì các tướng sanh diệt không còn.
 
Tuy có nhiều phương cách khác nhau về sám hối nhưng người Phật tử chúng ta phải tự chọn cho mình một cách thích hợp với mình nhất để nương nơi đó mà sám hối, miễn sao chúng ta đọc và hiểu được nghĩa lý của việc làm thì thật sự mới có lợi ích. Trái lại, miệng đọc mà không hiểu ý nghĩa thì chẳng được lợi lạc gì. Đây là cái tệ trong Phật giáo hiện nay.
 
3/ Lợi ích của sám hối
 

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai. Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: "Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai" và Ngài cũng khẳng định: "Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng " ( Kinh tứ thập nhị chương) . Qua đó chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:
 
Mọi hành động trong đời sống không bị sa vào lầm lỡ vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.
 
Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nhân xấu trong hiện tại .
 
Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.

Về Menu

để trở thành người phật tử chân chánh de tro thanh nguoi phat tu chan chanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ban be khong do sao no hai nhau Gi tuà cuc vi Lumbini mùa sếu về làm lÃƒÆ 加持是什么意思 Bá i Phật giáo tuoi tre ngay nay voi goc nhin phat giao LÃ Æ thành đạo theo tinh thần thiền tông coi thien duong rac hỏa 11 lợi ích của trái vả Chúng tại sao ba không giàu có quên Thủ Lúc di hai mot nha su trong tu the toa thien vien tich ÄÆ Bổ sung vitamin B có tốt cho trí åº Xà lam website phat giao niem khà Ngăn bố thí thế nào để lòng bình an nên vuot thoat tram luan î ï bệnh giム閩南語俗語 無事不動三寶 du giÃƒÆ dao phat va hoa binh vị Đau cột sống hanh phuc tùy luật phật giáo thú Cảm ơn ai duc la goc re cua moi kho dau tập thiền 天眼通 意味 suy nghiệm lời phật xin ăn mà không ăn hieu ve nhan qua thử hải Huyền m¹ giu 泰卦 PhÃÆp Kinh ban Thiền định và khoa học thần kinh 还愿怎么个还法 vÃƒÆ nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới Nước chanh ấm không đường tốt cho giãƒæ