Thập niên 30 - 40 thế kỷ trước, làng võ Sài Gòn xuất hiện võ đường Long Hổ Hội (ấp Cộng Hòa 5, xóm Võ Ngói, xã Hạnh Thông, Gò Vấp) với võ sư Lâm Hữu Hội - môn phái Thiếu Lâm Nững Xị. Năm 1932, Lâm Hữu Hội từng hạ đo ván Surivong - nhà vô địch Muay (kick boxing Thái) ngay tại Bangkok.

	Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn - Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng

Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn - Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng

Võ sư Long Hổ Bill bên di ảnh thân phụ Long Hổ Hội tại tổ đường (Q. Gò Vấp)

Những năm 1950 - 1970, đoàn võ sĩ chuyên đánh đài lưu động của võ phái Long Hổ Hội tạo sóng gió khắp sàn đấu ba nước Đông Dương. Ít ai biết ông đến với nghiệp làm thầy võ từ một tình huống rất oái oăm: Dạy võ để trả nợ.

Cao nhân tất hữu cao nhân

Võ sư Lâm Hữu Hội (1907-1988), sinh tại xã Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Người biết chuyện kể lại, ngay từ nhỏ ông đã có tính hào phóng, thương người, chuộng nghĩa khí và đặc biệt say mê quyền cước. Ông học võ với một cao thủ người Tiều (Trung Quốc), rồi "Lão Hổ vương" chuyên Hổ quyền, sau đó thọ giáo võ công suốt bảy năm ròng với Huỳnh Long đại sư (tức Chu Thiếu Quân, người Quảng Đông, dòng võ Chu gia nổi tiếng Long quyền).

Vốn có máu "giang hồ lãng tử" nên sau đó ít năm, Lâm Hữu Hội rời quê đi phiêu bạt khắp nơi, thường sống ở các bến xe khắp Nam kỳ Lục tỉnh bằng nghề xếp bến và bảo tiêu (áp tải hàng cho các con buôn). Thời gian đó, ông đã đụng độ và khuất phục không biết bao nhiêu tay "anh chị" sừng sỏ và ông được giới giang hồ nể trọng như một "đại ca lớn". Tuy vậy, ông thường giúp đỡ, bảo vệ những người nghèo khổ, yếu đuối.

Một hôm, ông tình cờ gặp lại người bạn đồng môn cũ (cùng học với ông thầy Tiều). Khi người bạn hỏi: "Lâu nay anh có học thêm võ nghệ ở đâu không?", ông tự tin: "Mình giỏi quá rồi còn học thêm gì nữa! ". Người bạn chỉ cười mỉm rồi mời ông về nhà chơi. Trong bữa cơm chiều, người bạn nhận định: "Võ nghệ của anh chưa thấm vào đâu". Lâm Hữu Hội nổi nóng bỏ đũa đứng dậy đề nghị tỉ thí. Kết quả, ông dễ dàng bị người bạn đánh bại. Từ đó, ông mới hiểu thế nào là cái mênh mông của biển võ và năn nỉ người bạn dạy lại cho, nhưng người bạn từ chối và giới thiệu ông đi tìm thầy.

Ông tìm lên núi Tà Lơn (Thất Sơn, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang) gặp ba người Tiều có vóc dáng rất kỳ dị: Một người cao to vạm vỡ, người thứ hai mập ú tròn lẳn, người còn lại gầy gò, nhỏ thó. Người cao to hỏi ông có muốn học thuật Phi hành không, ông trả lời: "Thưa thầy, con học võ là để đánh chứ không phải để chạy!". Cả ba người cùng cất tiếng cười vang, tỏ ra thích thú trước câu trả lời ngang ngang đúng "chất" con nhà võ của người xin theo học. Kế đến, người mập tròn ngỏ ý dạy cho ông môn Thiết thủ công nhưng Lâm Hữu Hội cũng từ chối khi biết thời gian luyện thành môn công phu này quá lâu. Sau cùng, ông xin theo học với người thầy nhỏ thó (cao thủ phái Thiếu Lâm Nững Xị,  một trong hai phái võ lớn của người Triều Châu). Thiếu Lâm Nững Xị thuộc Bắc phái, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, võ phái này có đặc điểm là chỉ có tấn công, sở trường đòn chân trên nền tảng là bộ "Lưỡng tấn".

Sau 5 năm ròng rã khổ luyện, trình độ võ công của Lâm Hữu Hội thăng tiến vượt bậc. Một hôm, ba người thầy gọi ông lại, cho biết họ là những người trước đây bị dính vào oan án nên phải trốn sang Việt Nam ẩn náu, nay đã được giải oan nên trở về nước. Trước lúc chia tay, sư phụ bảo: "Con sau này có số làm thầy!", Lâm Hữu Hội chỉ cười buồn, nghĩ rằng thầy mình nói cho vui, hơn nữa ông cũng không có mộng làm thầy.

Từ con nợ thành võ sư

Sau khi ba người thầy về nước, Lâm Hữu Hội xuống núi, phiêu bạt về Sài Gòn tìm kế sinh nhai rồi trở thành "tay anh chị" bảo vệ cho sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (Quận 5). Môi trường này đã nhanh chóng cuốn ông vào những cuộc đam mê đỏ đen. Chẳng mấy chốc bao nhiêu tiền của nướng sạch, nợ nần chồng chất, đến nỗi phải ở nhờ nhà người quen để trốn nợ. Nhưng chính nhờ vậy mà cuộc đời ông lại rẽ sang hướng khác. Đầu tiên, để trả ơn, Lâm Hữu Hội nhận dạy võ cho con chủ nhà, sau nhiều người biết đến xin thọ giáo ngày càng đông, dần dần ông nổi tiếng.

Lâm Hữu Hội kết hợp chữ "Long - Hổ quyền" ghép với tên mình, thành lập võ đường Long Hổ Hội, đến lúc này ông mới sực nhớ và nghiệm ra: "Lời thầy dặn năm xưa quả không sai". Võ đường Long Hổ Hội lừng lẫy giới võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn với thành tích từng đào tạo nhiều thế hệ võ sĩ tài năng, những "sát thủ" trên võ đài như Triệu Sen, Mã Sơn Ba, Long Mousemy (Quang "cao"), Long Vân, Long Phi Hải (tự Lễ), Long Phi Báu, Long Mouse (tức Đới Văn Quý), Ruby lớn, Ruby nhỏ... và đặc biệt là "tứ đại thiên vương" gồm hai anh em võ sĩ gốc ấn Độ là A Mách và Mostaza, Tôn Ngọc Lực và Hải Huỳnh từng vô địch 6 tỉnh miền Trung suốt nhiều năm liền.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn nhớ hình ảnh võ sư Lâm Hữu Hội với dáng người cao to khoảng 1m80, thường đội mũ phớt, mặc đồ jean nhạt màu, đeo kính đen to bản che gần hết khuôn mặt, miệng luôn phì phèo điếu Camel, tay đeo đồng hồ Longgines.

Nghĩa khí võ lâm

Giới võ lâm ngày ấy cũng thường truyền tụng nhiều câu chuyện về nghĩa khí, tình cảm của thầy trò võ đường Long Hổ Hội. Hồi những năm 1960, võ sĩ Long Mousemy (tức Đới Văn Quý) một lần xin thầy ra Nha Trang đánh giúp cho võ đường bạn một độ đài quan trọng nhưng thầy không đồng ý. Anh này vẫn lén đi và khi biết chuyện, thầy nổi giận cho rằng anh phản sư, khai trừ khỏi võ đường dù anh đã hết lời năn nỉ. Chia tay, anh quỳ lạy thầy: "Nếu thầy không thương mà tha lỗi cho con, thì  từ nay trở đi con thề sẽ không dùng đến nghề võ nữa!", rồi gạt nước mắt đi về. Khoảng hai tháng sau, tại một quán cà phê, do sơ ý làm ngã xe của một đám "ma cô", Long Mousemy bị chúng vây đánh. Dù trình độ võ công của anh có thể hạ gục hàng chục tên "giang hồ vặt" loại này nhưng nhớ đến lời thề với thầy, anh xuôi tay chịu đòn, bị đánh "thừa sống thiếu chết". Tình cờ biết chuyện, võ sư Long Hổ Hội nhận ra đó là một đệ tử trung thành nên đã xúc động tìm đến thăm và bỏ qua tất cả lỗi lầm của anh.

Tháng 2-1974, một võ sĩ lò Long Hổ Hội vì "túng quá hóa liều" nên lận "hàng nóng" trong người vào cướp tiền trong một sòng bạc trên đường Bạch Đằng (hẻm Long Vân Tự, gần võ đường Lê Quang Đại), bị cảnh sát bắt tại trận, đưa về bót Hàng Keo. Hay tin, võ sư Lâm Hữu Hội như "ngồi trên đống lửa", bởi nếu gã đệ tử khai "môn đồ võ phái Long Hổ Hội đi cướp sòng bạc" thì còn mặt mũi nào ông đứng trong giới võ lâm. Sự việc được "hóa giải" khi võ sư Trần Hữu Hoàng (võ phái Hắc Hổ) can thiệp. Chỉ vài tiếng sau đó, võ sĩ đi cướp bạc này đã được phóng thích. Mang ơn võ phái Hắc Hổ, từ ấy võ sư Lâm Hữu Hội ra một "điều luật" phổ biến rõ ràng đến tất cả các môn sinh: "Từ nay, nghiêm cấm môn sinh Long Hổ Hội động thủ với võ sinh Hắc Hổ dù bất cứ lý do gì!".

Võ sư Lâm Hữu Hội khuất núi tại Sài Gòn ngày 12-9-1988, thọ 81 tuổi. Bốn người con trai cố tổ sư môn phái Long Hổ Hội đều là võ sư, hiện người con út là võ sư Lâm Hữu Bình (tự Long Hổ Bill) tiếp tục duy trì võ đường Long Hổ Hội tại số 107/783 Nguyễn Văn Công, Q. Gò Vấp, TP.HCM. Tại đây, ngoài việc dạy võ các tối trong tuần, võ sư Lâm Hữu Bình còn có nghề chữa bong gân, trật khớp, gãy xương... theo phương pháp y học cổ truyền.                                                

Thiện Ngọc (Pháp Luật & Đời Sống)


Về Menu

Đi tìm những cao thủ trong làng võ Sài Gòn Kỳ 1: Võ sư phục thiện sau quãng đời giang hồ khét tiếng

Nỗi niềm về mẹ moi Nhìn lá thu rơi sợi vì sao ta cứ trôi lăn trong vòng sanh tử moi hieu duoc nhung dieu nhu the tai sao co su song chet noi tiep nhau Phát ngủ Chơn ngay phat dan nam ay hành chua nghia hoa ha tinh Trì chú với tâm thành 20 10 Ngụ Vị thiền sư nổi tiếng tuổi Thìn hạnh phúc ở đâu thảnh Ti bÃÆ to Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm vụ to hac tu Chất phụ gia gây tăng cân và có hại 修妬路 tuyet chua dien khanh năm Nắng quan điểm của đức phật về vấn đề tản mạn một kiếp người PhÃp ánh Nhớ thang Thanh Sô cô la giúp ngăn chặn nhịp tim bất Tảo tận thuyết hay thuyết tận TẠn tín tận thuyết hay thuyết tận bốn pháp xây dựng đời sống tại gia kiến thở thống ß Phòng cho