Niềm tin trong một sự thật Rồi thì, những gì phối hợp với thể trạng tâm thức này là một nhân tố tinh thần gọi là tin tưởng trong một sự thật Đôi khi nó được diễn dịch như niềm tin, nhưng tôi nghĩ đó là một sự chuyển dịch hoàn toàn không thích đáng Nó c
Đi Từ Viễn Ly Đến Từ Bi

Niềm tin trong một sự thật: Rồi thì, những gì phối hợp với thể trạng tâm thức này là một nhân tố tinh thần gọi là tin tưởng trong một sự thật. Đôi khi nó được diễn dịch như niềm tin, nhưng tôi nghĩ đó là một sự chuyển dịch hoàn toàn không thích đáng. Nó có khuynh hướng đến điều gì đó là chân thật, và niểm tin rằng nó là chân thật.
 

 
Và có thứ loại về điều này. Vì thế, chúng ta không nói về niềm tin kiểu phương Đông hay điều gì giống như thế. Bây giờ, đầu tiên là niềm tin trong một sự thật căn cứ trên lý trí. Do vậy, chúng ta tập trung trên khổ đau, và chúng ta có một niềm tin vững chắc trong sự thật rằng điều này thật sự là khổ đau và điều này thật sự là nguyên nhân của khổ đau. Và thêm nữa đấy là niềm tin chắc chắn rằng khổ đau ấy có thể loại trừ, nó có thể tiêu trừ vĩnh viễn.

Lời người dịch:

"Viễn ly chúng khổ quy viên tịch" là một câu trong bài tụng Hộ Pháp, được dịch là "xa rời các khổ về viên tịch" hay cũng có thể hiểu là "xa rời các khổ chứng niết bàn."Ai ở cõi ta bà này đã từng ở trong cảnh khổ, chịu đựng cảnh khổ, nếm mùi khổ đến một lúc mà người ta phải thốt lên, "Ô quá đủ rồi, tôi muốn từ bỏ cảnh khổ, tôi tin rằng tôi có thể thoát cảnh khồ và tôi sẽ hành động để thoát khổ." Khi người ta hạ quyết tâm thoát ly khổ cảnh thì gọi là viễn ly. Nhưng không chỉ quyết định thoát khỏi hoàn cảnh khổ (quả khổ) mà từ bỏ cõi luân hồi (nhân khổ) mới thật sự là viễn ly, như câu thường nghe nói "bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả".

Khi một người quyết tâm thoát khổ và thấy những người khác khổ thì cũng muốn hổ trợ để những người khác thoát khổ, hành động để giúp người khác thoát khổ, thì sự quan tâm đến người khác gọi là từ bi, vì đối với cá nhân hành giả thì tất cả những thứ ở thế gian đều không có gì để dính mắc hay luyến ái. Nhưng hành động giúp người khác trước hết không gì hơn là làm người ta thấy khổ và tự phát tâm thoát khổ, như Thiền sư Nhất Hạnh đã nói: "Khổ mà không biết khổ mới thật là khổ". Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ, hay như Thiền sư Nhất Hạnh nói một cách dễ hiểu là "Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ."

Với ba tầng bậc trong con đường giác ngộ[[i]] của Tổ Sư Tông Khách Ba - thứ nhất: tu để giữ được thân người quý giá, thứ hai: tu tiếp để giải thoát, thứ ba:cuối cùng tu tiến lên đế giác ngộ hoàn toàn, cần ba yếu tố chính[[ii]] – thứ nhất viễn ly, thứ hai bồ đề tâm, và thứ ba là thực chứng tính không. Làm thế nào để thấu hiểu và chuyển hướng từ viễn ly tự lợi đến từ bi lợi tha. Xin mời mọi người đọc toàn bài 'Đi Từ Viễn Ly Đến Từ Bi" của Giáo sư Berzin.

Nam mô A Di Đà Phật

Tuệ Uyển - 23/04/2011

Tối nay chúng ta sẽ nói về viễn ly [[iii]] và từ bi [[iv]]. Đây là hai thể trạng quan trọng của tâm thức mà chúng ta cần có để trau dồi như một bộ phận của động cơ của chúng ta khi chúng ta tiến hành trên con đường tâm linh của Đạo Phật. Những gì tôi muốn nói vào tối nay là một số vấn đề liên hệ với hai thể trạng tâm thức này, đặc biệt bởi vì hai điều này quan hệ rất gần gũi với nhau. Thực tế, chúng rất giống cùng một thể trạng tâm thức, chỉ vì những gì chúng hướng đến khác nhau rất mõng manh.

Như quý vị biết rất rõ một cách chắc chắn, giáo huấn của Đạo Phật đều hướng đến việc giúp đở chúng ta nhằm để lìa bỏ khổ đau và những rắc rối. Và phương pháp được sử dụng để xa lìa những rắc rối là để khám phá những nguyên nhân thật sự của chúng và để lìa bỏ những nguyên nhân ấy vì thế chúng không thể sản sinh ra khổ đau nữa. Và nó căn cứ trên niềm tin chắc rằng có thể xóa đi những nguyên nhân ấy trong một cách mà chúng không bao giờ có thể xuất hiện trở lại một lần nữa. Để làm điều ấy chúng ta cần phát triển một lộ trình của tâm thức: một cung cách thấu hiểu mà nó sẽ hoàn toàn đối trị và tiêu trừ nguyên nhân những rắc rối của chúng ta, mà căn bản là sự thiếu hiểu biết của chúng ta, sự thiếu tỉnh thức của chúng ta.

Thế thì, đó là giáo huấn Bốn Chân Lý Cao Quý. Đây là giáo huấn đầu tiên, giáo lý căn bản nhất mà Đức Phật đã ban bố. Và vì khi chúng ta nhìn vào từ bỏ và từ bi, cả hai điều đó đều hướng đến khổ đau, với nguyện ước cho sự khổ đau ấy biến mất. Sự khác biệt chính yếu ở đây là với viễn ly, tâm thức chúng ta tập trung trên khổ đau của chính chúng ta, và với từ bi nó tập trung trên khổ đau của người khác. Và thể trạng của tâm thức, thế thì, là rất tương tự, có phải không? Nhưng rồi thì câu hỏi là, có phải cảm xúc là hoàn toàn giống nhau và làm thế nào chúng ta thực hiện sự di chuyển từ cái này đến cái kia?

Thuật ngữ "từ bỏ" hay "viễn ly" hay "renunciation" không chỉ được dùng trong Anh ngữ, mà thực tế trong tất cả những ngôn ngữ khác mà Đạo Phật hiện diện ở phương Tây, người ta bắt đầu hỏi, thật sự, có phải đấy là sự chuyển dịch chính xác của thuật ngữ ấy. Người ta tự hỏi thuật ngữ có được đặt ra bởi những nhà truyền giáo, là những người có cấu trúc nhận thức khác biệt. Thế nào đấy, thuật ngữ viễn ly hay 'renunciation' dường như chỉ có nghĩa rộng là từ bỏ mọi thứ, bởi vì liên hệ trong ấy thì không hay, và bỏ đi rồi sống trong một tu viện hay một hang động; và đấy không thật sự là ý nghĩa của ngôn từ ấy trong Phạn ngữ hay Tạng ngữ. Thuật ngữ, đặc biệt nếu nhìn vào Tạng ngữ, có nghĩa là một sự quyết định; nó có nghĩa là trở nên tin tưởng, chắc chắn. Và nó liên hệ một cách đặc biệt đến sự quyết tâm để tự do khỏi khổ đau mà nó tập trung vào.

Bây giờ, dĩ nhiên để có sự quyết tâm để tự do khỏi khổ đau ấy đòi hỏi ý chí từ bỏ sự khổ đau và nguyên nhân của nó. Do thế, nó thật sự có ý nghĩa rộng rãi của việc từ bỏ điều gì đấy hay quay lưng đối với việc gì đó, bởi vì người ta nhận ra rằng những gì chúng ta tập trung vàolà khổ đau thật sự hay một nguyên nhân của khổ đau; nó không chỉ là hướng đến bất cứ việc gì [mung lung]. Và bằng việc nhận thức rằng đây là khổ đau hay nguyên nhân của khổ đau, và rằng tôi không muốn trãi nghiệm nó nữa, rồi thì tôi muốn ra khỏi [khổ đau] ấy, vì thế tôi muốn từ bỏ điều ấy. "Tôi muốn nó biến mất," tôi giả sử, có thể là một lối trung tính hơn của việc biểu lộ điều này. Do vậy, đây là trường hợp hoặc là nó tập trung vào khổ đau của chính chúng ta hay trong trường hợp của từ bi, tập trung trên đau khổ của người khác. Chúng ta nguyện ước cho nó biến mất.

Thế nên , chúng ta có thể thấy rằng một khía cạnh rất quan trọng ở đây là thật sự nhận ra điều đó là gì mà chúng ta đang tập trung trên ấy, vậy thì, khổ đau là gì và nguyên nhân của khổ đau là gì, và rồi thì để nhận ra những nhân tố tinh thần đa dạng liên hệ ở đây. Tông Khách Ba, trong Lá Thư Khuyên Bảo Thực Tiển về Kinh Điển và Mật Điển, giải thích rất rõ ràng những gì cần thiết để có thể thiền quán. Vì vậy, thiền quán có nghĩa là để làm cho quen thuộc và tập thành thói quen tâm thức của chúng ta với một thể trạng nào đấy của tâm thức, hay với một đối tượng; ở đây chúng ta đang nói về một thể trạng của tâm thức.

Và để biết làm thế nào để làm cho chúng ta quen thuộc với nó, thì chúng ta cần biết tất cả những đặc thù của thể trạng tâm thức ấy; chúng ta cần biết điều gì được tập trung trên ấy. Do thế, trong trường hợp này nó được tập trung trên khổ đau và nguyên nhân của nó. Và chúng ta phải biết tâm thức ấy liên hệ như thế nào đến đối tượng ấy. Thành ngữ kỷ thuật là "tâm thức đòi hỏi đối tượng như thế nào?" Và như thế, cung cách mà nó cư xử đến đối tượng ấy là với nguyện ước cho nó biến mất đi. Đúng không? [Lòng mong muốn khổ đau cút đi] Đấy là không chỉ tập trung trên nó và chú ý đến nó; cung cách mà nó liên hệ đến điều đó là, "Hãy đi đi!"

Rồi thì, luôn luôn có, trong bất cứ một thể trạng nào của tâm thức, nhiều nhân tố tinh thần khác nhau hiện diện, phối hợp với nó. Và vì vậy, nếu chúng ta biết tất cả những nhân tố này, thế thì nó sẽ hổ trợ chúng ta sản sinh thật sự loại thể trạng tâm thức biểu hiện đặc biệt ở đây. Tông Khách Ba cũng đã chỉ rõ nhiều thứ khác mà chúng ta cần đến. Tôi không biết là chúng ta có thời gian để lướt qua tất cả những thứ ấy hay không. Chúng ta cần biết rằng thể trạng ấy của tâm thức tùy thuộc, nói cách khác, trên những gì là thể trạng của tâm thức mà chúng ta có trước đây với điều này, sẽ giúp chúng ta xây dựng và hổ trợ cho thể trạng ấy của tâm thức.

Những thể trạng nào của tâm thức [[v]] sẽ hổ trợ thể trạng tâm niệm mà chúng ta muốn phát sinh và những thứ nào sẽ tổn hại nó, thí dụ giống như, từ ái sẽ hổ trợ điều này, cho dù thương yêu cho chính chúng ta hay cho người khác; và thù ghét, cho dù đó là sự thù ghét chính mình hay thù ghét người khác, sẽ gây thiệt hại cho tâm niệm ấy. Và cũng thế, chúng ta cần biết những gì lợi ích và sử dụng thể trạng ấy của tâm thức một khi chúng ta phát sinh nó. Và, một mặt, viễn lý sẽ giúp chúng ta thật sự tự do với khổ đau của chúng a, và từ bi sẽ giúp chúng ta có thể hổ trợ người khác thoát khỏi đau khổ của họ; có một chức năng cho thể trạng ấy của tâm thức. Và trở lai điều thức nhất – tôi không cho một thí dụ sẽ hổ trợ cho thể trạng này của tâm thức – nó là suy nghĩ thật sự về những đau khổ này cũng như việc xác định những thứ này, được thấy trong chính tôi và trong người khác.

Bây giờ, mặc dù điều này nghe giống như nhiều chi tiết kỷ thuật, thực sự nó cực kỳ, cực kỳ hữu ích, bởi vì nếu chúng ta tiếp cận sự rèn luyện của Đạo Phật hay bất cứ loại rèn luyện tâm linh nào, và khuynh hướng của chúng ta là để phát triển, hãy nói như, từ ái hay bi mẫn[[vi]] hay bất cứ điều gì, làm thế nào chúng ta thực hiện? Chúng ta không biết một cách chính xác điều ấy ra sao mà có nghĩa là từ ái và bi mẫn, và vì thế quý vị rất thường chỉ gọi là biết suy luận ở chỗ này thế thôi. Và chúng ta có thể có ý tưởng riêng của chúng ta về từ ái và bi mẫn có thể là như thế nào, nhưng ngay cả ý tưởng riêng của chúng ta thường là điều gì rất là rất là mơ hồ.

Và vì thế, nếu chúng ta cố gắng để sản sinh điều gì đấy mơ hồ, điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là chỉ có một cảm giác mơ hồ cho nó vào lúc cuối, và chắc chắn một cảm giác mơ hồ về điều gì đấy không phải là điều mà Đạo Phật đòi hỏi chúng ta phát triển. Và vì thế, mặc dù trong sự rèn luyện của Đạo Phật chúng ta đang hành động với những gì có thể được gọi là những giá trị tâm linh, những thể trạng tâm linh, và v.v..., cung cách tiếp cận là trong một cung cách rất chính xác khoa học. Nếu chúng ta hiểu biết với sự chính xác những gì chúng ta đang hành động, những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện với tâm thức chúng ta, nó thực là chính xác.

Vì thế nếu chúng ta có sự chính xác trong việc chúng ta hành động như thế nào với nó và những gì chúng ta đang cố gắng để làm với nó, và chúng ta không có nghĩa là chỉ nói với tâm thức chúng ta mà cả với trái tim của chúng ta, cảm xúc chúng ta và v.v..., thế thì chúng ta có thể thật sự trau dồi nó và phát triển nó. Bằng không nó chỉ là rất là rất là mơ hồ huyền ảo.

Một số người trong chúng ta có thể là không được định hướng quá khoa học tính hay hợp lý. Một số người trong chúng ta có thể là những người rất trực giác và chúng ta hành động nhiều hơn với những cảm xúc, nhưng nếu chúng ta nhìn vào sự trực giác một cách thật gần gũi, thì chúng ta sẽ thấy rằng loại trực giác tốt nhất là sự trực giác thật chính xác. Trực giác mơ hồ cũng không đưa chúng ta đi xa được. Do vậy, bất chấp cá tính của chúng ta là loại nào, sự chính xác là rất hữu ích.

Bây giờ, những nhân tố tinh thần nào phối hợp viễn ly với từ bi? Nói một cách khác, những gì tôi muốn nói ở đây là vẽ lên một bức tranh – một bức tranh chính xác – một bức tranh chính xác hơn về những gì là những thể trạng tinh thần được thảo luận một cách nổi bật trong giáo huấn Đạo Phật.

Rồi thì câu hỏi dĩ nhiên là ngay cả nếu tôi có thể diễn tả thể trạng này của tâm thức và cảm xúc một cách chính xác, tôi sẽ cảm nhận nó như thế nào? Làm thế nào tôi biết rằng những gì tôi cảm nhận là điều thật sự? Tốt thôi, nếu chúng ta có một ý tưởng về những gì mà thể trạng này của tâm cần hàm chứa, nhằm để là một điều thật sự, rồi thì chúng ta có thể so sánh những gì chúng ta có bây giờ với điều thật sự là gì.

Và rồi thì chúng ta có thể nhìn vào cảm nhận của chúng ta, cố gắng để phân tích nó, thấy tất cả những phần tử đã hợp thành nó, và khám phá bộ phận nào của thể trạng tâm thức ấy là yếu kém hay không hoàn hảo. Và vì thế, chúng ta biết những gì chúng ta cần hành động trên ấy nhằm để làm cho thể trạng tâm thức chúng ta chính xác hơn. Phân tích và thấu hiểu cảm xúc của chúng ta không phải là một tiến trình diệt trừ cảm giác; nhưng nó là một tiến trình mà cũng được nối tiếp theo trong tâm lý trị liệu, để hổ trợ chúng ta trị liệu những cảm nhận của chúng ta, để làm cho chúng lợi ích hơn cho chúng ta và những người khác.

Cảm xúc nào vượt trội hiện diện với viễn ly và từ bi? Đấy là một từ ngữ, mà – không phải là vấn đề dễ dàng để diễn dịch – nhưng nó là một thể trạng chán chường với điều gì đấy: "Tôi đã quá đủ với điều gì đó." Đôi khi nó được diễn dịch hơi mạnh mẽ hơn – và tôi cũng đã hoàn tất – yểm ly hay trở nên chán ghét; chán ghét với sự khổ đau của chúng ta, chán ghét với sự đau khổ của người khác. Nhưng trên sự phản chiếu xa hơn, tôi nghĩ rằng đấy là một từ ngữ quá mạnh, bởi vì chán ghét có thể dễ dàng bùng vở thành một cảm xúc phiền não.

Vì thế, tôi nghĩ nó có hơi trung tính hơn. "Đủ với khổ đau này rồi, nó phải chấm dứt" – cho dù nó là của chính chúng ta hay của người khác. Do vậy, nó có một yếu tố nào đấy vào trong nó để quyết định thật sự. "Thế thôi, đủ rồi!" [khổ đau ơi ta đã quá đủ với ngươi, và ngươi phải chấm dứt]. 

Và tôi nghĩ, chúng ta có thể thấu hiểu điều này một cách thật sự , thật sự, trong kinh nghiệm thông thường của chúng ta. Chúng ta có thể đau khổ, có một vấn đề, và tôi thật sự muốn lìa khỏi nó, nhưng chúng tôi thật sự không làm bất cứ điều gì để xa lánh nó mặc dù chúng tôi muốn ra khỏi rắc rối ấy và chúng tôi hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi muốn thoát khỏi nó. Cho đến khi chúng ta chắc chắn thật sự quyết tâm và tiếp cận điểm ấy chỗ mà chúng ta nói, "Thế thôi, đủ rồi." Thế ấy, đó là một thành phần, đó là một âm điệu cảm xúc quan trọng ở đây.

Niềm tin trong một sự thật: Rồi thì, những gì phối hợp với thể trạng tâm thức này là một nhân tố tinh thần gọi là tin tưởng trong một sự thật. Đôi khi nó được diễn dịch như niềm tin, nhưng tôi nghĩ đó là một sự chuyển dịch hoàn toàn không thích đáng. Nó có khuynh hướng đến điều gì đó là chân thật, và niểm tin rằng nó là chân thật. Và có thứ loại về điều này. Vì thế, chúng ta không nói về niềm tin kiểu phương Đông hay điều gì giống như thế. Bây giờ, đầu tiên là niềm tin trong một sự thật căn cứ trên lý trí.

Do vậy, chúng ta tập trung trên khổ đau, và chúng ta có một niềm tin vững chắc trong sự thật rằng điều này thật sự là khổ đau và điều này thật sự là nguyên nhân của khổ đau. Và thêm nữa đấy là niềm tin chắc chắn rằng khổ đau ấy có thể loại trừ, nó có thể tiêu trừ vĩnh viễn.

Bây giờ, đó là một bộ phận quan trọng ở đây. Nếu điều đó thiếu đi, toàn bộ âm hưởng cảm xúc sẽ hoàn toàn khác biệt. À, thí dụ, tôi nhận ra rằng tôi có một rắc rối trong đời sống, nó có thể bất cứ là điều gì, và tôi có thể thấu hiểu một ít về nguyên nhân, và tôi thật sự muốn lìa xa điều ấy, và tôi thậm chí tôi đã đến một mức độ mà tôi thấy đã đủ.

Tôi thật sự muốn làm điều gì đấy về việc ấy, nhưng tôi nghĩ nó là tuyệt vọng, rằng thật sự không có cách nào để thoát khỏi nó và tôi chỉ có cách, gọi là, câm mồm và học để mà sống với nó. Hay tôi bắt buộc phải có điều này mãi mãi. Và đó là một thể trạng rất khác biệt của tâm thức, có phải không? Bởi vì trong thể trạng ấy, trong điều mà chúng ta cảm thấy tuyệt vọng, thế thì rất dễ dàng để mà vô cùng chán nãn và ngã lòng về toàn bộ tình cảnh ấy mà thôi, bởi vì mặc dù tôi thật sự muốn thoát khỏi điều ấy, nó chỉ thật sự là một tư tưởng ước mong và chẳng có gì nhiều có thể hành động để hoàn tất.

Và sự tin chắc ở đây của chúng tôi là chúng ta có thể lìa xa vấn nạn mãi mãi phải được căn cứ trên lý trí. Tôi hiểu tôi sẽ lìa xa rắc rối như thế nào và tôi tin chắc rằng điều ấy sẽ có thể hiện thực. Do thế, điều này cho chúng ta hy vọng, và hy vọng cho chúng ta sức mạnh, và sức mạnh là rất quan trọng cho việc có thể thật sự làm điều gì đấy để lìa bỏ vấn đề rắc rối. Vì vậy, niềm tin tưởng trong một sự thật ấy căn cứ trên lý trí.

Niềm tin tỉnh thức minh bạch: Khía cạnh thứ hai của việc tin tưởng trong một sự thật là điều được gọi là "niềm tin tỉnh thức minh bạch". Nó rõ ràng trong đầu, nó rõ ràng trong tâm thức của chúng ta về cảm xúc phiền não, nhưng không phải dọn sạch đối tượng [chúng ta muốn dẹp bỏ phiền não chứ không phải dẹp bỏ con người]. Vậy thì điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa rằng với loại niềm tin vững vàng này, thế thì tâm thức thất vọng của chúng ta rõ ràng, tâm thức của chúng ta rõ ràng nghi ngại về hoàn cảnh; tâm thức của chúng ta rõ ràng về cảm giác bất lực; tâm thức chúng ta rõ ràng về cảm giác sợ hãi.

Khi chúng ta có nhiều vấn nạn và khó khăn, chúng ta sống trong một sự đối diện kinh khiếp với sợ hãi, và "Ôi, nó sẽ cứ như vầy mãi mãi." "Tôi sợ làm bất cứ điều gì bởi vì có thể tôi sẽ chỉ làm cho nó tệ hại hơn mà thôi." Tôi muốn nói rằng, tôi chắc là tất cả chúng ta đều biết những thí dụ về điều này, của chúng ta hoặc của người khác. Chúng ta đã có những mối quan hệ vô cùng vô cùng kinh khủng với người nào đấy; một quan hệ rất điêu tàn, lạm dụng, và lừa dối, nhưng chúng ta sợ phải thoát ra mối quan hệ ấy và chấm dứt nó bởi vì có thể nó sẽ tệ hại hơn nếu không có người ấy. Nhưng ở đây, chúng ta có niềm tin vững vàng rằng chúng ta có thể lìa xa vấn nạn ấy, và trong việc lìa bỏ vấn đề rắc rối ấy, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.

Cũng thế, những gì chúng ta rời xa đang cường điệu sự tiêu cực của khổ đau. Chúng ta có rắc rối, phải rồi? Vì thế, nếu chúng ta thổi phồng sự tiêu cực của đau khổ ấy, thì chúng ta làm nó thành ra một quái vật kinh khiếp. Ý tôi muốn nói là, chúng ta thậm chí có thể làm nó thành cụ thể và làm nó thành ra một ác quỷ, sau đó, một lần nữa điều ấy cho ra thêm sợ hãi, có phải không? Do vậy, không phải rằng chúng ta sợ hãi và vì thế chúng ta phải chạy đi và trốn lánh. Một lần nữa, ấy là vấn đề ngôn ngữ, của việc chúng ta diễn dịch thuật ngữ. "Tôi muốn vượt thoát khỏi ngục tù của luân hồi." Chúng ta nghe thuật ngữ này. Nhưng điều gì thật sự là thể trạng cảm xúc mà những từ ngữ này gợi lên? Chúng ta phải hết sức, hết sức thận trọng ở đây.

Thế nên, đấy là một nguyện ước mạnh mẽ mà tôi muốn thoát ra. Ý tôi là, ngay cả nếu chúng ta ở trong một trại tù, "Tôi thật sự muốn thoát ra." Đây là thể trạng của tâm thức. Quý vị biết, chúng ta không đang nói về sự sợ hãi điều gì đấy và rồi thì tôi muốn trốn biến đi, bởi vì nếu khác đi nó sẽ tóm được tôi, và gây hại cho tôi. Vì thế, nếu thể trạng tâm thức ở đây – hãy chỉ nói về viễn ly trước – nếu thể trạng của tâm thức được phối hợp với niềm tin tỉnh thức trọn vẹn, rồi thì sự quyết tâm này, giải thoát khỏi những rắc rối của chúng ta, là một tâm thức và thể trạng cảm xúc rất rõ ràng và tĩnh lặng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không cảm nhận được gì cả. Và nó không phải là một cảm giác mạnh mẽ.

Vì thế chúng ta phải thật sự thấy điều gì liên hệ ở đây. Tốt thôi? Không phải là chúng ta ghét bỏ luân hồi (samsara), mà là "Tôi chán ghét hoàn cảnh của tôi và vì thế bắt buộc tôi phải lìa khỏi nó." Đấy không phải là một thể trạng tâm thức tĩnh lặng, sáng suốt (Thể trạng tâm thức tỉnh lặng và tỉnh thức là yểm ly luân hồi chứ không phải chán ghét hoàn cảnh).

Niềm tin tỉnh thức trọn vẹn: Niềm tin loại thứ ba – chúng ta có niềm tin trong sự thật căn cứ trên lý trí, niềm tin tỉnh thức trọn vẹn – và bây giờ niềm tin trong sự thật với một sự quan tâm ngưỡng mộ. Thế thì, sự ngưỡng mộ ở đây là "Tôi sẽ thoát khỏi điều này, và tôi sẽ làm điều gì đấy để thoát khỏi nó." Vậy thì, có lẻ một thí dụ hàng ngày của thể trạng tâm thức này mà chúng ta đang liên hệ đến sẽ là những người nào đấy lớn lên trong sự nghèo đói, và họ quyết tâm thoát khỏi sự nghèo đói ấy, và đề làm điều gì đấy thành công hơn trong đời sống của họ. Không phải rằng họ sẽ đổ đầy thù hận trong tình trạng của họ. Họ rất sáng suốt, tĩnh lặng, những gì họ phải làm để thoát khỏi, và họ sắp làm điều ấy, bởi vì họ đã quá đủ với tình trạng này. Họ biết họ phải làm gì, và họ chỉ làm điều ấy, một cách trung thực.

Tôi đang nghĩ đến một thí dụ về một người bạn của tôi, người lớn lên trong một gia đình rất nghèo túng, trong một khu vực rất bạo động. Anh ta đi đến trường, hầu hết bạn bè trong lớp ở trong băng đảng, và đánh đấm với nhau. Anh ta quyết tâm thoát khỏi điều ấy. Anh biết những gì anh ta phải làm: anh ta đã làm việc rất cực nhọc để kiếm tiền, kiếm cơ hội, đến trường đại học, học ngành y và bây giờ anh ta là một chuyên viên giải phẩu não rất thành công.

Vậy thì, đấy là những gì viễn ly có nghĩa là, đấy là những gì viễn ly biểu hiện khi nó được tập trung trên sự khổ đau của chính chúng ta. Vì thế, khi viễn ly được tập trung trên sự khổ đau của người khác, cũng giống như thế. Chúng ta tập trung trên sự khổ đau của người khác, và cung cách mà tâm thức chúng ta suy nghĩ là "điều [khổ đau] này phải ra đi." Và thể trạng tâm thức, cảm xúc với nó là cảm nhận này "điều này dã quá đủ." "Điều này đã quá đủ", và mọi người có cùng những vấn nạn này. Đúng thôi? Không phải là chúng ta chán ghét nó, phẩn nộ nó (nếu chúng ta chán ghét và phẩn nộ thì nó trở thành một loại phiền não) .

Nghĩ như thế, một lần nữa, (chán ghét, phẩn nộ) đấy là một loại cảm xúc phiền não. Đúng thôi? Chúng ta vững vàng trong niềm tin của chúng ta và sự thông hiểu của chúng ta là, điều này là nguyên nhân rắc rối của họ và họ cũng có thể thoát khỏi nó. Không phải là chúng ta chỉ nguyện ước cát tường cho họ mà chúng ta biết rằng (chỉ mong ước) điều ấy là vô vọng. Và niềm tin của chúng ta là một loại tin tưởng tỉnh thức trọn vẹn, vì thế tâm thức của chúng ta, với lòng từ bi này, là vắng bóng cảm xúc phiền não. Điều này là rất quan trọng (lòng từ bi chân thật là không có phiền não).

Tôi nghĩ về những thí dụ, tôi nhớ mẹ tôi thường xem tin tức trên truyền hình và bà nghe, tin tức địa phương, tất cả những sự ám sát, trộm cướp, và hảm hiếp và v.v... và bà cảm thấy rất giận dữ, rất giận dữ công phẫn. "Điều này kinh khủng như thế nào ấy và nó không nên xãy ra," và v.v... Nó giống như từ bi, nhưng đấy là một thể trạng rất bối rối, rất phiền não. Điều này không phải là từ bi "thật sự". Chúng ta có một hổn hợp của từ bi và quan tâm trong trường hợp này, nhưng giận dữ và khó chịu. Từ bi – từ bi "thật sự" – không là một tình trạng khó chịu của tâm lý; nó là một thể trạng rất sáng suốt của tâm thức. Và nó phối hợp với một niềm tin, với một sự ngưỡng mộ, một nguyện vọng, mà nó là "tôi sẽ cố gắng làm điều gì đấy về điều này, để giúp xóa tan khổ não này."

Vì thế nó không chỉ là một niềm ao ước rằng họ sẽ làm điều gì đấy để xua tan khổ đau của chính họ, mà tôi sẽ cố gắng đề hổ trợ. Nhưng, nó phải được căn cứ trên sự thấu hiểu thực tế về những gì mà chúng ta có thể làm. Nó không lẫn lộn với ý tưởng rằng "tôi là thượng đế toàn năng và tôi sẽ xuất hiện và cứu vớt thế giới.""nếu tôi thành công trong việc giúp người này, tôi kỳ diệu thế nào ấy, và nếu thất bại, tôi là kẻ tội lỗi". Đây là tại sao chúng ta cần thấu hiểu thật rõ và có sự vững vàng trong tiến trình qua vấn đề là khổ não nào có thể được loại trừ. Và tiến trình là một thứ sinh khởi tùy thuộc trên vô số, vô biên, vô lượng nhân duyên (nguyên nhân và nhân tố), chứ không chỉ trên năng lực ý chí của tôi và nguyện ước của tôi có thể làm cho khổ đau biến mất.

Hãy nhớ rằng nhân tố đầu tiên mà chúng ta cần cho sự phát sinh hoặc là viễn ly hoặc từ bi là nó cần phải được tập trung trên khổ đau, hoặc là sự khổ đau của chính mình hoặc là khổ não của kẻ khác. Do vậy, loại khổ đau nào là câu hỏi đầu tiên. Thế nên, Đức Phật đã chỉ rõ ba loai khổ đau thật sự [khổ khổ, hoại khổ, hành khổ]. Không đi vào chi tiết cụ thể ở đây, chúng ta có thể tập trung trên sự đớn đau và bất hạnh. Điều đó không quá khó để mong muốn nó chấm dứt.

Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều kinh nghiệm về điều ấy trên chiếc ghế của nha sĩ và tôi đang trãi nghiệm sự đau đớn ấy, hãy nói là, điều gì đấy mà người nha sĩ đang thực hiện, tôi có sự từ bỏ ấy không? Có phải đấy là tình trạng tâm thức của tôi không? Điều gì thực sự là thể trạng tâm thức của tôi? Đấy là một câu hỏi vô cùng hấp dẫn, một cách thực sự. Chúng ta đang cảm nhận gì trên chiếc ghế ấy? Sợ hãi, tôi nghĩ là hầu hết chúng ta là như thế. Chúng ta làm nên sự đau đớn ấy mà chúng ta cảm nhận, chúng ta thật sự thổi phồng nó, và chúng ta làm nó thành một con quỷ dữ, và chúng ta chắc chắn không định tĩnh, hoàn toàn không thể định tĩnh.

Vì thế, ở đây, nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của từ bỏ, hoặc xa rời hay viễn ly, chúng ta đang tập trung trên sự đớn đau của cái máy khoan răng. Chúng ta muốn nó chấm dứt cho rồi. Được rồi? Chúng ta muốn sự khổ sở từ nổi đau đớn ấy chấm dứt. Chúng ta phải đã quá đủ về nó và chúng ta chắc chắn rằng chúng ta có thể xa rời nó.

Ở đây chúng ta có một sự phức tạp thích thú. Chúng ta có thể thấu hiểu rằng chúng ta có thể lìa bỏ nó đơn giản bằng cách chờ đợi nó cút đi. Chúng ta sẽ không ngồi trên ghế của nha sĩ, vị nha sĩ này sẽ không khoan trám cả cuộc đời tôi. Vô thường ở đấy và nó sẽ chấm dứt, tôi chỉ phải chịu đựng nó. Và với điều ấy chúng ta có thể tĩnh lặng và chúng ta có thể tin chắc điều ấy nếu tôi tiếp tục tĩnh lặng – đừng bải hoải trên chiếc ghế ấy và đừng căng thẳng lên – vì rằng nó sẽ chấm dứt và nó sẽ qua đi. Hay chúng ta có thể tin chắc rằng chúng ta có thể lìa xa khổ não của sự đau đớn này bằng việc thay đổi thái độ của chúng ta đối với nó.

Chúng ta đang nói về những hoàn cảnh bất lợi thành những trường hợp tích cực, vì thế nếu tôi nghĩ về khổ đau của tất cả những người đang bị tra tấn ở Tây Tạng hay những nơi khác trên thế giới, và những gì tôi đang trãi nghiệm thì không có gì có thể so sánh với điều ấy, sau đó tôi có thể hoàn toàn tin chắc nếu tôi có thể suy nghĩ như thế thì tôi sẽ tiếp tục tĩnh lặng được, và tôi sẽ không đau khổ quá nhiều từ sự đớn đau. Sự đau đớn sẽ vẫn ở đấy, nhưng nó không còn là vấn đề quá to tát để đối diện nữa. Vì thế, ở đây chúng ta có sự viễn ly hay giải thoát. Chúng ta đang giải thoát điều gì?

Ồ, sự đau đớn, sự đau đớn sẽ vẫn ở đấy và tôi thấu hiểu rằng nó sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn, nó là vô thường, nhưng những gì tôi thật sự từ bỏ, xa rời đấy là sự sợ hãi và đau khổ tinh thần và tất cả những thứ này đang phối hợp với trãi nghiệm của tôi thể hiện trên chiếc ghế nha sĩ và làm nó thành một sự tra tấn. Và điều ấy là thật sự, những gì chúng ta sẽ là – nếu chúng ta thực hành sự viễn ly ở đây – đấy là chúng ta sẽ viễn ly, sẽ từ bỏ, sẽ xa rời. Vì thế nó thay đổi toàn bộ hoàn cảnh rất nhiều.

Chúng ta thấy điều này, tôi đang nghĩ về những thí dụ của những đại lạt ma, những vị đã qua đời trong những bệnh viện ở phương Tây, cho dù nó là ung thư, cho dù nó là bất cứ điều gì. Và chắc chắn, họ phải trãi nghiệm những sự đau đớn nào đấy, nhưng một cách chắc chắn các ngài đã thoát ly sự sợ hãi về điều ấy hay thoát khỏi những sự lo lắng ấy, và những điều tương tự. Và thay vì thế, các ngài đã thay đổi toàn bộ hoàn cảnh thành những gì mà các ngài thực sự nghĩ là về khổ đau của và sự đau buồn những người khác, và đặc biệt các bác sĩ, các bác sĩ cảm thấy buồn rầu, và vì biểu lộ quá nhiều sự quan tâm đến việc bác sĩ cảm nhận trong việc chạy chửa cho các ngài như thế nào và sau đó tất cả những người đến viếng thăm và v.v...

Và vì thế, những gì ở phía sau, hay trong thâm tâm tôi phải nói, cung cách mà các ngài đối phó với bệnh tật là từ bỏ, xa rời, thoát khỏi hay viễn ly. Vì thế, các ngài thật sự đã lìa bỏ sự căng thẳng và thoát khỏi đau đớn tinh thần của toàn bộ hoàn cảnh, với sự quan tâm cho cả chính các ngài và những người khác, những người liên hệ đến. Và nó không phải là điều gì đấy mà chỉ là một sự giả vờ, quý vị biết, "Ô, vâng, được thôi, okay thôi, tôi không có điều gì mà, tôi tốt thôi," nhưng bên trong thì không okay chút nào.

Nếu trường hợp như thế đấy thì chúng ta đang thiếu vắng niềm tin tỉnh thức trong sáng, loại niềm tin vững vàng mà nó đã xua tan sự sợ hãi và bức rức. Bởi vì chúng ta biết rằng đây là cách đề khuếch tán hoàn cảnh, nếu chúng ta áp dụng sự đối lập "điều này" và điều kia". Và dĩ nhiên, nếu chúng ta càng quen thuộc với toàn bộ sự thực hành về viễn ly và từ bi, thì điều này sẽ đi đến một cách tự động. Nó không phải là một điều giả tạo mà chúng ta phải phát khởi.

Thế này, một hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mất việc hay chúng ta mất tiền tiết kiệm, hay bất cứ điều gì, và có một sự bức rức trong tôi, nhưng rồi thì cũng có một sự băn khoăn trong những người khác, vì thể chúng ta muốn điều bức xúc ấy biến đi, cả trong chính chúng ta và những người khác. Vì thế không phải là quý vị dừng lại ... quý vị biết, đi từ viễn ly đến từ bi không có nghĩa là chúng ta chấm dứt sự viễn ly, giải thoát và thôi suy nghĩ trong dạng thức của chính quý vị. Mà bây giờ chúng ta mở rộng nó cả cho chính chúng ta và những người khác.

Bây giờ, đấy là sự viễn ly và từ bi được hướng đến ngay sự khổ sở của đau đớn và bất hạnh. Bây giờ, chúng ta cũng chỉ ra rằng niềm hạnh phúc thông thường của chúng ta là một hình thức của khổ não. Vì thế, điều này đang liên hệ đến sự kiện rằng niềm hạnh phúc thông thường của chúng ta không bao giờ tồn tại lâu; nó chẳng bao giờ thõa mãn; chúng ta không bao giờ cảm thấy đủ. Nó biến thành đau khổ và bất hạnh.

Vì thế, thí dụ nếu ăn kem là một nguyên nhân chân thật của hạnh phúc, thế thì cang ăn nhiều, chúng ta phải trở nên hạnh phúc hơn. Và rõ ràng, đến mức độ nào đấy mà chúng ta càng ăn, chúng ta càng cảm thấy bệnh hoạn hơn. Do vậy, chúng ta thất vọng, chúng ta không tiếp tục vui sướng nữa, chúng ta không biết khi nào tính tình chúng ta thay đổi, và chúng ta không bao giờ thõa mãn. Vì thế, chúng ta cũng từ bỏ điều này. Đúng thôi? "Tôi quyết định tự do khỏi điều này, từ bỏ điều này, thoát khỏi điều này."

Vậy thì, điều ấy có nghĩa là gì? Có phải đấy có nghĩa là chúng không bao giờ muốn hạnh phúc một lần nữa chứ gì? Tôi từ bỏ niềm hạnh phúc của tôi bởi vì không thõa mãn? Thế nên, để nghĩ như thế sẽ rõ ràng là một sự thấu hiều sai lầm về vị thế của Phật Giáo. Niềm hạnh phúc thông thường sẽ đi đến chấm dứt vì thế chúng ta chấp nhận điều ấy, chúng ta không phóng đại nó, và chúng ta vượt thắng sự khổ đau đối với hoàn cảnh này từ niềm hạnh phúc thông thường của chúng ta như thế nào? Một câu hỏi thật hấp dẫn. Để nói về điều ấy "tốt thôi, tôi sẽ hưởng thụ nó như nó là gì thôi," niềm hạnh phúc thông thường là gì và nó sẽ tồn tại như thế nào, thế ấy thôi.

Vì vậy, tôi sẽ không bị chán nãn bởi vì tôi biết nó sẽ chấm dứt, do thế tôi không nghĩ là nó sẽ hiện hữu mãi mãi. Bây giờ, nó không đủ, nó không thõa mãn [nhưng tôi không bức xúc về điều ấy]. Ô, quý vị biết, nếu chúng ta nghĩ về nó, chúng ta thật sự loại trừ điều gì mà vấn nạn sẽ là gì, "tôi tiên liệu gì nó sẽ làm gì," trong hình thức của sự thõa mãn?

Tôi sẽ đưa ra một thí dụ. Ở bên một người thân hữu, một người thương yêu, quý vị biết, chúng ta không luôn luôn với thân hữu, bạn bè luôn luôn ra đi sau khi thăm viếng chúng ta, và chúng ta không thõa mãn. Chúng ta muốn người ấy ở đấy lâu hơn. Ồ, điều gì chúng ta dự tính nhận được từ cuộc viếng thăm ấy mà chúng ta không thõa mãn? Đấy là thế nào ấy bên cạnh người ấy sẽ làm chúng ta vui mừng một cách căn bản, xa rời sự cô đơn và bất an mãi mãi? Quý vị thấy, chúng ta không hãi lòng bởi vì những gì chúng ta dự tính đã không [thể hiện] đầy đủ. Nhưng những gì chúng ta dự tính là không thể có được.

Do thế, nếu chúng ta không dự đoán bất cứ điều gì diệu kỳ sẽ xãy ra, thế thì, chúng ta sẽ toại nguyện với bất cứ điều gì xãy ra. Đấy là chấp nhận thực tế. Quý vị thấy, chúng ta vui sướng với sự thăm viếng ấy; chúng ta thõa mãn với bửa ăn ấy; chúng ta thích thú với sự thân mật mà chúng ta có hiện tại. Nó sẽ không loại trừ sự buồn rầu chúng ta, sự cô đơn, hay sự đói khát của chúng ta mãi mãi,v.v...; chúng ta không dự trù như thế. Chúng ta không phóng đại và chúng ta tỉnh thức rõ ràng về điều ấy. Không phải chúng ta khó chịu và thất vọng về điều ấy. Và thế ấy. Chúng ta vui thích với điều ấy cho những gì đã xãy ra và khi nó chấm dứt, nó phải chấm dứt.

Vậy thì, chúng ta từ bỏ những rắc rối, thoát khỏi những đòi hỏi thầm kín mà chúng ta đối diện với niềm vui bình thường của chúng ta, và rõ ràng khi chúng ta tập trung trên những vấn đề của các người khác với niềm hạnh phúc thông thường, thì một lần nữa một thể trạng tâm thức trong sáng là rất quan trọng. Chắc chắn không phải là chúng ta ganh tị rằng người kia vui sướng mà ta thì không, mặc dù chúng ta nhận thức rằng niềm hạnh phúc của họ sẽ không làm họ thõa mãn.

Chúng ta nhận thức rằng, quý vị biết, con người này đã dự đoán quá nhiều từ điều gì đấy, hãy nói rằng đấy là mối quan hệ thân mật này với một người, hay rằng họ luôn luôn chán chường và bất mãn, và vì thế quý vị nhận ra điều ấy như một rắc rối. Không phải rằng chúng ta không muốn họ hạnh phúc. Những gì chúng ta đang tập trung đến là niềm hạnh phúc hay rắc rối đã đến từ cung cách mà người ta trãi nghiệm hạnh phúc.

Do thế, bằng việc làm sự khác biệt ở đây giữa hạnh phúc và rắc rối với hạnh phúc, thế thì điều ấy cho phép chúng ta đón mừng hạnh phúc mà người khác đang cảm nhận, điều ấy nhấn mạnh rất nhiều trong giáo huấn của Đạo Phật. Chúng ta đón mừng trong niềm hạnh phúc của người ta; tuy thế, chúng ta thấu hiều một cách thực tế những nhược điểm và chúng ta có lòng từ bi đối với những rắc rối mà họ có với niềm hạnh phúc ấy. Tuy thế, ngay cả nếu nó là niềm vui trần tục, niềm vui thông thường; nhưng chúng ta có thể chào mừng trong niềm hạnh phúc ấy.

Bây giờ, hình thức khồ đau sâu sắc nhất mà Đức Phật chỉ ra là sự đau khổ chân chính thật sự, là những ǵ được biết như "tất cả - tác động khổ đau cùng khắp – [hành khổ]". Điều này liên hệ đến sự tái sinh tái diễn một cách không thể kiểm soát [[vii]] mà tất cả chúng ta có, mà nó là căn bản để trãi nghiệm hai loại vấn nạn đầu tiên [khổ khổ và hoại khổ]. Chúng ta sẽ tiếp tục có một thân thể mà nó ở trong một hình sắc hay một hình sắc nữa mà chúng ta phải trãi qua toàn bộ tiến trình bị sinh, làm một đứa bé, phải học hỏi mọi thứ một lần nữa, vướng bệnh tật, thân thể bị bệnh hoạn, nó bị thương tật rất dễ dàng, nó già đi và rồi chết đi.

Và chúng ta sẽ tiếp tục có một tâm thức mà trong cách này hay cách nọ sẽ là mê muội, sẽ làm nhiều dự án, đủ loại tư duy kỳ dị, và tình cảm sẽ luôn luôn đi lên và đi xuống, [thăng trầm] khi này khi khác. Và chúng ta sẽ luôn ở trong những mối quan hệ mà chúng ta sẽ không bao giờ mãn nguyện và sẽ luôn luôn có vô số những sự phức tạp.

Chúng ta sẽ không đạt được những gì chúng ta muốn, những gì chúng ta thích; thực tế, chúng ta sẽ là một bộ phận của điều ấy. Chúng ta sẽ gặp những gì chúng ta không thích, hành động trong cách này hay cách nọ, chúng ta không thích nó, chúng ta sẽ không có được đưởng lối của mình. Chúng ta sẽ chán chường, chúng ta không có được những gì chúng ta muốn mặc dù chúng ta cố gắng rất cực nhọc để có chúng; như là một nghề nghiệp tốt, một người phối ngẫu lý tưởng, hay bất cứ điều gì như thế. Không có gì chắc chắn, không chỉ về những kiếp sống tương lai; không có gì chắc chắn về những gì chúng ta sẽ cảm nhận như trong khoảnh khắc tới đây.

Chúng ta sẽ luôn luôn phải gì lợi ích của loại thân thể này và kiếp sống hiện tại này mà chúng ta đang hướng tới, và thích hợp trong một điều mới hoàn toàn, và phải học hỏi mọi thứ một lần nữa, và kết thân một lần nữa. Toàn những thứ nhặt nhảnh. Và với sự từ bỏ, viễn ly, hay giải thoát chúng ta [cảm thấy] đã quá đủ với các điều này.

Trong thực tế, thật là thích thú, nếu chúng ta nhìn lại thể trạng thật sự của tâm thức liên hệ ở đây, tôi nghĩ cũng có một nhân tố của việc nhàm chán; chúng ta không còn bị mê hoặc nữa bởi vì chúng ta không phóng đại cuộc sống giống như thế nào. Rồi thì trong một ý nghĩa chúng ta không bị quyến rũ bởi nó và nếu chúng ta không bị nó làm mê muội, thực tế chúng ta chán chường với những rắc rối cứ lập lại không ngừng mà chúng ta phải đối diện. Và chúng ta thấu hiểu nguyên nhân của những vấn nạn mà chúng ta có là những cảm xúc phiền não, thái độ phiền não, thái độ bốc đồng đã bị lèo lái bởi những thứ ấy. 
 

Về Menu

đi từ viễn ly đến từ bi di tu vien ly den tu bi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

トo nghệ thuật hạnh phúc trong thế giới Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán Mua kính đọc chữ kinh Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa mot 永平寺 niem phat mot thang phat di da cho biet vang sanh toi đẻ hạt xa Thức ăn nào giúp tạo cảm giác no lâu ÄÆ Những bài thuốc cho người mỡ máu cao công đức xây ca O tuân thủ năm giới bình an cho chính 5 tan o thai lan Khoai phà p Đồng Tháp Húy kỵ Hòa thượng Hồng Kim phat giao la mot triet hoc hay la mot ton giao ngã hãy nghĩ rằng mọi thứ đều có thể Nhà giáo Trần Phương Lan đã ra đi neu mot ngay toi mat di nguoi yeu va ghet toi se cuÑi dá ng há ng Sóng L廙 mười điều tạo ra công đức và phước cánh chã Nhất Một khoảnh đời bố mẹ và triết phat A Di Da 12 vấn đề xã hộidưới cái nhìn phật ï½ MÃ Scan não có thể giúp dự báo nguy cơ tự ï¾ å Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ tự rộng hòa nay hinh tuong hoa sen trong kinh phap hoa nguyen ly vo thuong trong triet hoc phat giao Bạn Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh cung tu bi hy xa