Con còn nhớ lần đầu tiên con biết mặt thầy - đó là qua một tấm ảnh. (Hi hi hi…). Lần ấy, cô của con dẫn con đi các Chiếu. Từ Thường Chiếu, Linh Chiếu, Tịch Chiếu, Huệ Chiếu… và cho đến khi vào Viên Chiếu thì con đã… mệt nhoài.

Kính tặng Ni sư Như Đức - Trụ trì Thiền viện Viên Chiếu

Điểm tựa bình an...

Con còn nhớ lần đầu tiên con  biết mặt thầy - đó là qua    một tấm ảnh. (Hi hi hi…).            Lần ấy, cô của con dẫn con đi các Chiếu. Từ Thường Chiếu, Linh Chiếu, Tịch Chiếu, Huệ Chiếu… và cho đến khi vào Viên Chiếu thì con đã… mệt nhoài.

 Vì thế con đã “ngủ khò” ở ngoài xe. Về nhà, mấy hôm sau, cô bảo con lựa hình chụp ra, để đem ra tặng cho quý cô ngoài Viên Chiếu. Con đã ngập ngừng nói với cô rằng: “Mình đâu có ghé thiền viện đó”. Cô con đã phải chỉ vào tấm hình để làm “bằng chứng”: “Không ghé, sao có hình cô trụ trì ở đây ?”. Con nhìn hình, cười thẹn thùng: “À, đây là cô trụ trì của Viên Chiếu!”…

nsnhuduc.gif

NS Như Đức và tác giả tại TV Viên Chiếu

Lần thứ hai - lần này thì con được “diện kiến” với thầy bằng xương bằng thịt. Đó là lần con theo cô ra thăm Sư ông, khi hay tin Sư ông về thăm các Chiếu. Lần ấy, cô con đã mời thầy lên xe để đưa thầy từ Linh Chiếu trở về Viên Chiếu. Ngồi trên xe, con đã nhủ thầm trong bụng: “Ni sư này có giọng nói ngọt ngào quá, tụng kinh, thuyết pháp nghe chắc rất hay!”. Tự nghĩ và con tự cười thầm một mình… Vào đến Viên Chiếu, con khép nép ngồi một bên, để lắng nghe thầy và cô con trò chuyện. Những câu chuyện Thiền, những phương pháp Thiền, những bài học từ cuộc sống… con nghe, có cái hiểu, cái không nhưng thật sự con bị cuốn hút bởi lối nói chuyện của thầy. Chợt, con giật thót người khi nghe thầy hỏi: “Nè con, con tên gì? Bao nhiêu tuổi? Con làm gì?”. Thật không hiểu sao - con - một đứa mà mọi người vẫn nhận xét là rất điềm tĩnh trong giao tiếp lại trở nên lúng túng trước câu hỏi của thầy. Đến nỗi cô con phải nhắc con từng câu trả lời (!). Mãi đến sau này, con mới chợt nhận ra rằng, có phải chăng vì cái bóng thầy trong cảm thức của con khi ấy quá lớn nên con đã cảm thấy mình thật nhỏ nhoi, đến độ phải rụt rè… Tiễn con ra về, Thầy nhìn con và bảo: “Cái trán cô bé này cao quá! Thông minh lắm nhưng khi nhận làm đệ tử người ta rất sợ những cái trán này”. Thầy cười - nụ cười trông thật hiền hòa làm sao! Và con cũng nhoẻn miệng cười, không hiểu sao lại cảm thấy lòng vui vui trước lời khen (hay chê ?) của thầy. Ra đến xe, thầy nắm tay con và dặn: “Rảnh con ra chơi nghe. Cứ xem đây như là nhà của mình”. Con đã “dạ” - lần này thì tiếng “dạ” của con rõ to và chắc nịch như một lời hứa chắc chắn con sẽ trở ra. Và cho đến bây giờ, con vẫn không thể nào quên được cái siết tay thật chặt của thầy hôm ấy, cái siết tay đã đưa con về lại gần với Viên Chiếu, với Phật pháp hơn…

Về nhà, con lại bị cuốn hút vào những tập kỷ yếu mà thiền viện đã tặng cho cô con. Qua những dòng phác họa của quý cô nơi Viên Chiếu, con đã tự hình dung ra được thầy - một vị trụ trì rất được lòng đại chúng. Con đã đọc và đã nghe từ những lời kể của những quý cô cùng đợt với thầy và sau này là những quý cô nhỏ hơn - tất cả đều rất cảm phục và hết lòng quý mến thầy: “Thầy trụ trì nghiêm lắm. Nhưng nghiêm để cho mình tốt hơn. Và cái nghiêm của thầy không phải để mình xa mà trái lại, không ai muốn xa thầy”, “thầy trụ trì đi vắng mới có mấy bữa mà chùa buồn ghê vậy đó!”, “thầy rất giỏi, có nhiều hạnh nguyện vĩ đại quá”, “thầy rất tâm lý” v.v… Và không hiểu sao, cứ mỗi lần nghe ai đó ca ngợi về Thầy là trong lòng con lại cảm thấy vui và hãnh diện lắm, cứ như là người ta đang “khen” mình vậy (?!)…

Con nhớ hoài mùa Vu lan đầu tiên con đi lễ chùa một mình. Vượt một quãng đường xa, ra đến Viên Chiếu thì trời đã xế chiều. Con vào chào thầy, dù đang bận tiếp khách, nhưng thầy vẫn đứng lên, lấy một bông hồng đỏ thắm và tự tay cài lên ngực áo cho con với lời dạy: “Thật hạnh phúc khi còn có mẹ, con à”. Con “dạ” nhưng lòng lại cảm thấy nhói đau, bởi con biết thầy đang cài một bông hồng trắng trong tim của mình.

Những lần sau này, khi nghe con ra Viên Chiếu, bao giờ cũng vậy, thầy luôn để dành cho con khi thì một đĩa xoài vườn chùa ngọt lịm, khi thì một ly yaourt, một trái chuối, hay một chùm mận chín đỏ… Nhìn con ăn một cách ngon lành, thầy cười và bảo: “Con phải ăn nhiều vào cho mập lên một chút!”. Và thầy ơi, với con, đó chính là những món ăn mà con luôn cảm thấy ngon nhất, đắt nhất. Bởi không có bạc nén, vàng thoi nào có thể sánh được với tấm lòng và tình thương hết, phải vậy không thầy ?

Con còn nhớ, có một lần con nũng nịu xin thầy một bộ áo vạt khách màu lam, thầy cười, gật đầu rồi nhờ một sư cô đo cho con. Và con đã sung sướng đến nỗi phải reo to khi quà ra hạ cho con năm đó là món quà đúng với niềm ao ước của con. Con mặc vào và xoay một vòng trước mặt thầy, cứ như là một đứa trẻ con háo hức khi được mẹ cho một chiếc áo đầm mới. Thầy lắc đầu và bảo: “Lớn rồi mà cứ như con nít” nhưng con thoáng thấy trong mắt thầy lấp lánh niềm vui…

Thời gian dần trôi qua, con đã vô tư đón nhận từ thầy những món quà nho nhỏ đến nỗi cứ ngỡ thầy có cả một kho quà bất tận. Khi thì là cái khăn choàng cổ màu tím con rất thích, khi là đôi bông ngộ nghĩnh của Ấn Độ, khi thì là sợi dây đeo cổ có mặt tượng Phật… Con trân trọng đón nhận và cất giữ tất cả những món quà đó không phải trong tủ kính mà trong sâu thẳm trái tim mình. Để rồi cho đến một hôm, con bất chợt nhận ra, đối với con - Thầy không phải chỉ là một bậc chân tu, một vị trụ trì mà con hằng tôn kính mà con còn có cảm giác thầy như là một người mẹ thứ hai của con. Thầy đã chăm sóc cho con rất nhiều, từ những lo lắng ân cần bên ngoài cho đến đời sống tinh thần của con. Những quyển sách thầy trao cho đọc, những băng giảng thầy đưa cho nghe… đã dần dần gieo mầm Phật pháp trong con. Con bắt đầu cảm thấy thích thú và say sưa tìm hiểu... Chỗ nào chưa rõ, con hỏi thầy và thầy lại tận tình cắt nghĩa cho con nghe. Và con cũng không nhớ là bắt đầu tự khi nào, mà hễ có vui, buồn gì con cũng gọi điện để chia sẻ với thầy. Những lúc ấy, thầy luôn im lặng lắng nghe con nói, chia vui cùng niềm vui với con và luôn tìm cách để hóa giải nỗi buồn cho con. Để rồi mỗi khi thấy con thắng được một phiền não thì thầy lại cười - nụ cười mà con và thầy Hạnh Huệ vẫn gọi đùa là “nụ cười muôn thuở” (vì từ lúc còn trẻ cho đến giờ dường như nụ cười ấy của thầy không hề thay đổi).

Và có lẽ, mãi mãi sẽ không bao giờ con có thể quên được, những buổi trưa yên ả, gió dìu dịu nhưng cũng đủ làm lao xao cây cối trong vườn chùa, con được ngồi bên cạnh thầy để học đan áo. Thầy dạy con cẩn trọng từng mũi kim lên xuống, mỗi một mũi kim là một chánh niệm… Riêng con, những khi ấy, con cảm thấy mình hạnh phúc vô bờ khi được tắm mình trong dòng suối từ ái, Thiền vị của thầy.

Rồi mới đây, khi hay tin thầy bệnh, mà con còn bận công việc, không về thăm thầy ngay được, con đã gọi điện ráo riết ra Viên Chiếu, rối rít dặn dò: “Thầy phải uống thuốc”, “Thầy phải uống sữa”, “Thầy phải cạo gió”, “Thầy phải mặc áo, quấn khăn…”… Thầy bật cười trong điện thoại “Ừ, ừ, thầy phải… thầy phải…”. Suốt đêm đó con trằn trọc không ngủ được, cứ trông cho trời mau sáng để ra thăm thầy. Ra đến nơi, con chưa kịp hỏi thì thầy đã bảo: “Con đi xe  máy chắc là mệt lắm!”. Bỗng dưng con nghe sống mũi mình cay cay - mưa vẫn muôn đời mưa từ trên cao rơi xuống... Khi nghe con hỏi thầy đã đỡ nhiều chưa, thầy vội nói nhanh như để xua tan nỗi lo lắng nơi con: “Thầy không sao, không sao, con yên tâm”… Nhưng mà làm sao con có thể yên tâm được chứ khi mà thấy thầy vẫn cứ khúc khắc ho…!

Buổi chiều hôm ấy, cũng như bao lần khác, sau khi dùng cơm xong, hai thầy trò đi dạo một vòng quanh khuôn viên Viên Chiếu. Thầy lại kể cho con nghe những kỷ niệm vui về một thuở Viên Chiếu hoang sơ - những câu chuyện con nghe không bao giờ chán. Thầy dẫn con lại chỉ cái giếng - một dấu tích của những ngày xa xưa ấy. Giờ đây, mỗi chiều, quý cô vẫn thường ra ấy xách nước bằng cần để giặt đồ. Cảm thấy thích, con xin thầy để cho con xách thử. Thầy gật đầu đồng ý. Oh, thấy dễ vậy mà khi bắt tay vào mới biết không phải vậy. Con gần như đã phải bám chặt vào chiếc cần nhưng vẫn không đưa được chiếc thùng xuống đụng mặt nước. Một sư cô đã phải giúp con. Lần thứ hai, thầy dạy con thế đứng, nhưng con vẫn phải nhấp đến 4 - 5 lần thì chiếc thùng mới tới được nơi cần tới. Lần thứ ba, có tiến bộ hơn, nhưng thầy vẫn phải giúp con một tay thì con mới kéo lên được một nửa thùng nước (!). Hi hi hi… Vậy mà con vẫn thở dốc…

Làm sao có thể nói hết ra đây những bài học mà con được học từ thầy. Làm sao có thể nói cho cạn nguồn yêu thương mà con cảm nhận được thầy đã dành cho con. Duy chỉ có một điều mà giờ đây con tha thiết muốn thưa với thầy, đó là, trong con, với con, thầy chính là một người mẹ thứ hai, là điểm tựa bình an nhất mà con may mắn đã có được trong đời.  

Tùy bút của  PHƯƠNG DU


Về Menu

Điểm tựa bình an...

åº Vấn thai 1993 việc chua buu phuoc Bạo lực học đường 5 tan o thai lan đức tín đêm mưa hoc dien nghi thức cúng cầu an đầu năm Công dụng tuyệt diệu của quả xoài tri song voi hai chu テス hanh nguyen duc bo tat quan the am Hồi hướng đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà ngoài cuộc sống cau thiền sư thich nhất hanh Nói với chính mình để có giấc chánh ấn Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và ưng lẠc lễ phat giao nhat ban mÑi huyền Ly Thể Phật giáo duong thien loi cu bon on lon ma nguoi phat tu can nho Thiền cuộc bán gày tòa man chÙa トo phat Mất ngủ ngon ngu cua thien va thi ca phan 2 mẹ Rắn ky ngÓi hoa