Trong quyển Phật giáotrong thế kỷ mới, Tại sao phải chấn hưng? do GiaoĐiểm xuất bản tháng 10-2006 có bài viết của Ni sư Thích nữ Huệ Liên về Sự đóng góp của Ni giới, một sứ mạng có thể thực hiện được. Trong đó tác giả đã đưa ra những lý thuyết và dẫn chứng thuyết phục, rằng nếu có điều kiện thích hợp thì “giá trị đóng góp của Ni giới có thể đạt đến mức cao nhất mà một hành giả Tăng có thể đạt được”. Gần đây báo Giác Ngộ (số 460) lại có bài Hương cỏ thơm viết về Sư cô-tiến sĩ Thích nữ Hương Nhũ trở thành giảng viên được yêu mến tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM của tác giả Như Nghiêm.

	Đọc "Hương Cỏ Thơm"nghĩ về Ni giới hôm nay

Đọc "Hương Cỏ Thơm"nghĩ về Ni giới hôm nay

Trong quyển Phật giáo trong thế kỷ mới, Tại sao  phải chấn hưng? do Giao Điểm xuất bản tháng 10-2006 có bài viết của Ni sư Thích nữ Huệ Liên về  Sự đóng góp của Ni giới, một sứ mạng có thể thực hiện được. Trong đó tác giả đã đưa ra những lý thuyết và dẫn chứng thuyết phục, rằng nếu có điều kiện thích hợp thì “giá trị đóng góp của Ni giới có thể đạt đến mức cao nhất mà một hành giả Tăng có thể đạt được”. Gần đây báo Giác Ngộ (số 460) lại có bài Hương cỏ thơm viết về Sư cô-tiến sĩ Thích nữ Hương Nhũ trở thành giảng viên được yêu mến tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM của tác giả Như Nghiêm.

Thật ra Hương cỏ thơm chỉ là một bài viết mang tính cách cá nhân về lòng kính trọng, mến yêu của một Ni sinh dành cho người thầy đứng trên bục giảng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Nhưng hiệu ứng của bài viết lại vượt xa hơn là một tình cảm riêng tư của học trò dành cho cô giáo. Mà nó mang tầm vóc thời đại. Ta thấy được điều đó qua cách đón nhận của các Ni sinh Phật học viện. Khi bài báo đó vừa phát hành thì tôi đã nhận được những cú điện thoại hỏi có đọc Hương cỏ thơm chưa? Có Ni sinh còn tặng hẳn tôi một tờ báo Giác Ngộ để… khoe. Rồi gợi ý tôi viết bài về chư Ni “càng nhiều càng tốt”…

Tôi không ngờ một bài báo bình thường lại được đón nhận quá nồng nàn như vậy. Vậy thì bài báo đó phải có một cái gì đặc biệt. Và tôi nghĩ rằng cái đặc biệt đó chính là ở chỗ nó đã ra đời đúng lúc, điểm trúng huyệt của những Ni sinh đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Đằng sau sự phấn khởi đó ta có thể thấy được một khát vọng muốn vươn lên, một nỗi lòng muốn tự khẳng định mình và một tâm nguyện muốn cống hiến… mà họ ấp ủ từ lâu. Bài viết do một Ni sinh viết về một Ni sư  đã nói giúp họ những điều đó, là giọt nước làm tràn ly nước, mà Sư cô Hương Nhũ chỉ là một mẫu hình. Rằng có ai biết được những vị Ni sư, Sư cô, mà trước hết là người phụ nữ Việt Nam cần cù lam lủ, với vẻ ngoài thầm lặng như cam chịu kia lại ẩn chứa bên trong bao điều kỳ diệu mà khi cần họ có thể bùng lên một cách mạnh mẽ?

Thật ra từ lâu tôi cũng rất muốn viết một cái gì đó về chư Ni. Vì tôi thấy rằng họ thật sự đáng kính, đáng được có nhiều hơn những gì họ đang là. Xã hội đã đổi thay, trên thế giới có nhiều phụ nữ đạt được những thành tựu xuất sắc trên hầu hết các lĩnh vực, từ kinh tế cho tới chính trị… Sự thành công của họ khẳng định một điều rằng, không phải giới tính mà là năng lực tự thân mới là quan trọng. Thế gian đã như vậy thì tại sao Phật pháp lại không được như vậy? Tại sao một cô giáo bình thường có quyền dạy học cho chư Tăng, nhưng khi cô giáo đó xuống tóc làm Ni thì quyền đó bị mất? Chẳng lẽ sau khi xuất gia không có giá trị bằng trước khi xuất gia? Nhưng rất mừng là trong những năm gần đây ta thấy cũng một sự  thay đổi tương tự trong hàng ngũ Ni lưu. Chư Ni đi học với số lượng đông, họ học cũng giỏi nữa, nhất là có vị còn đi du học nước ngoài.

Đã có một thời kỳ tôi nghe một số chư tôn túc nói rằng Ni học cho lắm rồi thì cũng về chùa se nhang, bán đồ chay… Nhưng làm sao có thể khác được khi mà thời đại nó là như vậy(như ông bà xưa nói con gái đi học chữ chỉ để viết thư cho trai). Điều mà bấy lâu nay tôi rất lấy làm lạ là tại sao tại những trường Phật học số lượng Ni sinh theo học bao giờ cũng đông hơn Tăng. Năng lực tiếp thu của họ cũng giỏi hơn Tăng. Họ thường được xếp hạng rất cao trong lớp, cao hơn Tăng. Ví dụ như đợt tuyển sinh Học viện khóa VI vừa rồi, hai hạng nhất và nhì đều là của Ni. Tăng chỉ đứng hạng ba. Vậy mà sau khi ra trường thì họ lại biệt tăm biệt tích. Không thấy có thành tựu gì nổi bật… Nhưng cái thời ấy đang dần trở thành… kỷ niệm. Cùng với xu hướng phát triển của thời đại, Ni giới cũng đã vươn lên để tự khẳng định mình, và họ đã được đón nhận. Bằng chứng là Phật học viện đã cho phép chư Ni được đứng lớp… dạy cả chư Tăng. Riêng lớp Triết học Phật giáo khóa VI của chúng tôi có ba “cô giáo” như thế đảm trách xuyên suốt nhiều bộ môn khác nhau. Đó là Sư cô Hương Nhũ, Sư cô Hằng Liên từ Ấn Độ về, và Sư cô Huệ Chơn tốt nghiệp ở Trung Quốc.

Ngoài những đặc điểm cần phải có của một người đứng lớp như kiến thức, tự tin, nhiệt tình, vui vẻ…, điều đáng quý ở các vị giảng sư Ni này là đức tính khiêm cung, lễ độ. Khi nghe một Tăng sinh xưng “em” với mình thì Sư cô Hằng Liên từ tốn mà nói rằng “không dám nhận, vì dù sao quý thầy cũng là Tăng”. Nhưng ngược lại quý sư cô đó lại xưng mình là “con” và vẫn gọi các Tăng sinh bằng “thầy’ một cách trân trọng. Đây có lẽ là trường hợp khá đặc biệt chỉ có trong môi trường giáo dục Phật giáo Việt Nam. Nhưng điều đó không hề làm cho giá trị của họ giảm xuống  mà ngược lại họ càng được “học trò” mình kính mến thêm mà thôi. Thú thật tôi chưa thấy có trường hợp “trò” nào dám hỗn với “cô giáo” cả.

Trước đây tôi cũng có gặp  trường hợp một số vị Ni, vì muốn chứng tỏ “bình đẳng” với Tăng nên đã có những hành động biểu lộ khá là… khiếm nhã. Ngay cả phép lịch sự tối thiểu khi xã giao là xá chào nhau mà họ cũng… bỏn xẻn đối với chư Tăng. Còn nếu có nói năng thì cố tình kẻ cả, trịch thượng chứ không bao giờ chịu thua. Lúc đó tôi cũng nghĩ rằng như thế là bình đẳng thật. Vì chư Tăng nói lỗi của chư Ni được thì chư Ni cũng có quyền đó chứ sao. Nhưng khi vào Học viện, nhìn thấy trình độ học vấn và sự khiêm nhường của các giảng sư Ni, tôi mới thấy những vị Ni trước đó rất là… bình dân học vụ. Thì ra càng am hiểu về Phật pháp người ta càng biết hạ mình và tôn trọng người khác, coi trọng thực chất hơn là hình thức, họ làm nhiều hơn nói,  và âm thầm đóng góp chứ không đả phá điều gì. Người càng khiêm nhường thì càng làm được nhiều việc. Bởi vì “thùng rỗng kêu to” vẫn là câu chuyện xưa nay. Ôi, kính làm sao phận liễu yếu đào tơ mà có chí xông trời thẳm, và thương làm sao khi làm “thầy” mà vẫn tự cho mình là “con”! Hình ảnh ấy gợi tôi nhớ đến những vần thơ trong sách Tâm lý đạo đức của thầy Chân Quang:

Xin cúi xuống làm người hèn kém

Miễn đôi tay làm đẹp cuộc đời

Tình thương chan khắp muôn nơi

Con tim tuy nhỏ nhưng trời đất ôm.

Tôi nhớ cách đây chừng mấy năm, Học viện có tiếp một vị Ni sư người Âu Mỹ. Vị này có nói là có “sứ mệnh” đi vòng quanh thế giới, tổ chức đại hội hai năm một lần kêu gọi bình đẳng trong Phật giáo bằng cách… bỏ Bát kỉnh pháp. Tôi không muốn đề cập tính đúng sai, nên hay không nên, cần hay không cần của sự việc đó, nhưng mà như có một vị thầy đã nói, điều cần thiết của chư Ni ngày nay là tăng cường học hỏi, nâng cao trình độ của mình cả về thế học lẫn Phật học chứ không phải đi cãi nhau là Bát kỉnh pháp có phải do Phật nói hay không, có cần xóa bỏ Bát kỉnh pháp hay không? Và đó chính là con đường mà chư Ni Việt Nam đang đi cũng như bước đầu thu hoạch được kết quả đáng khích lệ. Ni giới Việt Nam có cách làm riêng để khẳng định vị trí của mình. Họ không hô hào kêu gọi này nọ mà chỉ âm thầm học tập và làm việc, “chậm mà chắc”. Và một khi nội lực đã đầy đủ thì dù người khác có muốn phủ nhận cũng không thể nào phủ nhận được.

Dù sao đi nữa sự phát triển của Ni giới, nhất là Ni giới PGVN là một điều đáng mừng, đáng động viên, đáng khích lệ. Trong bài viết của vị Ni sư nói trên có nói rằng: Sở dĩ những tiềm năng tốt đẹp của chư Ni chưa được phát huy là vì còn phải “chờ nhân duyên”. Thiết nghĩ nhân duyên ấy đã đến gần. Với những gì cho thấy hiện nay tôi tin rằng Ni giới nước ta sẽ còn lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để thi thố tài năng và cống hiến sức mình. Các Ni sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nên ý thức được điều này, noi gương “Hương cỏ thơm”, noi gương các sư chị, phấn đấu không ngừng trau giồi trí huệ, để ngày mai góp sức cùng chư Tăng thắp lên ngọn đuốc PGVN ngày càng huy hoàng sáng lạn.

Tiềm năng của Ni giới chắc không ai hiểu rõ hơn chính bản thân họ. Bài viết này chỉ góp thêm một tiếng nói, như một lời sẻ chia, khích lệ mà thôi.

Hữu Huệ


Về Menu

Đọc "Hương Cỏ Thơm"nghĩ về Ni giới hôm nay

tat Ăn chay xư Huê Hấp thụ protein một cách hiệu quả 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí tim hieu ve nhung tuong tot la ky cua duc phat Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung bat chanh dao 3 nhìn lại thân mình hanh phuc nao cho con thuong lam mien trung nhung bai hoc vo ly tu lop da cap Khánh Hòa Lễ húy nhật lần thứ 23 nguyên nhân những khổ đau trên thế gian Còn cái Kính chương ii thích ca thế tôn Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ chuyến Tổ Môn Hồn quê chợ làng chướng 抢罡 vÛi Sơ lược tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ 5 phút quán vô thường mỗi ngày để Mùi khói bếp sau lũ chuoi tri duc dat lai lat ma noi ve phat giao ung dung 05 phần 1 sống Thông tuong Dẫu メス thời 隨佛祖 sử chuot can kho rach nguoi khong tranh gianh la nguoi co phuoc nen than trong voi cac phap thien ngoai phat giao Hơi Đậu om nấm Lợi và hại của một số thực phẩm Thực phẩm ngừa tiểu đường 4 thói quen xấu làm da lão hóa xuân về thay áo mới To so luot va y nghia 18 vi la han trong phat giao cho tat thuong bat khinh Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Nghiện chụp ảnh tự sướng có