Theo Hòa thượng Thích Gia Quang Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do chưa hiểu rõ về ý nghĩa của Lễ Vu Lan và giáo lý đạo Phật nên không ít người vẫn quan niệm đốt nhiều vàng mã trong dịp này Đây là một quan niệm sai lầm và chúng
Đốt vàng mã trong mùa Vu Lan: Lòng hiếu kính hay sự lãng phí?

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang- Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do chưa hiểu rõ về ý nghĩa của Lễ Vu Lan và giáo lý đạo Phật nên không ít người vẫn quan niệm đốt nhiều vàng mã trong dịp này. Đây là một quan niệm sai lầm và chúng ta cần hạn chế.
Lịch sử Phật giáo đã ghi nhận, ngay trước Công nguyên, đạo Phật đã được truyền bá vào Việt Nam.Giáo lý Phật Đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Hơn 2000 năm qua, một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, đó là Lễ Vu Lan.

Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhớ việc báo hiếu cha mẹ mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành, nhất là mẹ đã mang nặng đẻ đau và vất vả nuôi con. Cha mẹ sinh ra ta, nhưng để có cha mẹ, thì phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế, trong “mùa hiếu hạnh” này mỗi con người được nhắc nhớ tìm về nguồn cội, ông bà, tổ tiên.

Theo lời Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có những cách khác nhau. Riêng các Phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phúc cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...Trong đó, đại chúng có cách thể hiện theo suy nghĩ và nhận thức của đại chúng, Phật tử thì tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, những người thân quen đã khuất bóng, những người đang sống bằng nhiều cách như ăn chay, niệm Phật, làm phúc, đến chùa nghe thuyết pháp, giúp đỡ và quan tâm đến cha mẹ, những người thân quen, chú trọng giúp đỡ cộng đồng để báo hiếu và tri ân công đức được hưởng công phúc chung.

Ngày nay Lễ Vu Lan đã pha trộn nhiều điều khác. Như cùng với thời gian, do ảnh hưởng của Ðạo giáo, tục cúng cô hồn tháng Bảy (âm lịch) trở thành một tập tục dân gian và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa dân gian, nhưng dù sao Lễ Vu Lan vẫn xuất xứ và có gốc tích từ đạo Phật.

Tuy nhiên, cùng với những nét đẹp văn hóa đó, ngày lễ Vu Lan đang bị yếu tố mê tín, phi Phật giáo tác động, đó là tục đốt vàng mã. Dịp này, nhà nhà lại sắm sửa lễ vật, vàng mã để cúng chúng sinh, nhà ít cũng đốt vài bộ quần áo, mấy xấp tiền vàng cho “người cõi âm” hết vài trăm ngàn, nhà nhiều, đốt cả ô tô, xe máy, nhà lầu, tốn đến tiền triệu. Mặc dù nhận thức được đốt vàng mã là tốn tiền của, là khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ngay cả khi nhiều ngôi chùa đã đặt biển cấm đốt vàng mã trong chùa, song việc đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến.

Hòa thượng Thích Gia Quang cho rằng: Lễ Vu Lan có nguồn gốc Phật giáo nhưng trong giáo lý nhà Phật không khuyên con người đốt nhiều vàng mã trong dịp này để báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Việc đốt nhiều vàng mã sẽ gây tốn kém và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi việc thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng vàng mã cũng như tổ chức các hoạt động dịp Rằm tháng Bảy.

Lý giải cụ thể hơn về vấn đề này, Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết, Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Bên cạnh đó, với tinh thần Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, ngày Vu Lan hàng năm cũng là ngày tri ân, báo ân tới những người có công với đất nước, những anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Bởi vậy, điều cốt lõi trong dịp Vu Lan là cần có cái tâm trong sáng, hướng thiện, lối sống vị tha, biết chăm lo cho những người xung quanh…

Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh: Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã. Theo quan điểm của Phật giáo, chỉ dùng cái tâm, tâm niệm để tưởng nhớ, noi gương các bậc tiền bối, các bậc thần thánh để từ đó làm tốt trong đời sống của mình, không cần phô trương, hình thức, đó mới là điều cốt lõi. Do vậy, việc đốt vàng mã nhiều như hiện nay là rất lãng phí.  
 
Bài viết: "Đốt vàng mã trong mùa Vu Lan: Lòng hiếu kính hay sự lãng phí?"
 Hải Nhi - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đốt vàng mã trong mùa vu lan: lòng hiếu kính hay sự lãng phí? dot vang ma trong mua vu lan long hieu kinh hay su lang phi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Đầu năm đọc sách Thủ benh lời phật dạy biển ái vô cùng làm yếu hạnh phúc toàn diện am ap le hang thuan cho ba doi uyen uong tai chua Con đầy là lúc mẹ vơi cuộc hành trình tâm linh nơi mỗi con dam tang am hoa sen hoạ khong Gi cách sống để cuộc đời bạn tràn chuong vii Thói Huy kiến trúc đền thờ phật giáo cổ nhất tuổi trẻ và ước mơ Lễ nhập kim quan cố Trưởng lão บทสวดพาห งมหากา Tu 嫖妓 Người về bến Giác Làng Pháp Mẹ ơi con xin lỗi 泰卦 Mối hoài nghi lời phật Bài phật トO biển PhÃÆp Cà Cham MÃÅ Tản mạn chuyện khai bút đầu GiÃi 真言宗金毘羅権現法要 Nhiều đoàn viếng tang Trưởng lão Mứt Tết đong đầy yêu thương lá ƒ ç¹ i tịnh xá ngọc nguyên hằng chuyển tinh khôi Phơi nắng sẽ giảm nguy cơ béo phì çŠ Miền Trung mùa nắng lửa binh an lan Hoài BÃn học phật Ngôi 妙蓮老和尚 chÙa tĨnh lÂu vấn đáp về việc ăn chay xà thực Ngoài ấy lạnh トo Bỏ giã i テ hòa thượng thích hành trụ