Tôi không phải là người ăn chay cho đến khoảng năm thập kỷ trước, nhưng khi tôi nhìn thấy con gà mái bị hành hạ trong một trại nuôi động vật, tôi quyết định trở thành người ăn chay
Đức Đạt Lai Lạt Ma Khuyến Khích Ăn Chay Nhân Ngày Từ Bi Thế Giới


New Delhi, Ấn Độ May 05, 2013 – Quyền Lợi Động Vật [1] là chủ đề của cuộc thảo luận và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đề ra những ý tưởng của chủ nghĩa ăn chay và giáo lý không sát hại [2] lần đầu tiên nhân Ngày Từ Bi Thế giới (World Compassion Day), tổ chức tại một khách sạn ở ngoại ô thành phố New Delhi hôm thứ Tư.

“Tôi không phải là người ăn chay cho đến khoảng năm thập kỷ trước, nhưng khi tôi nhìn thấy con gà mái bị hành hạ trong một trạinuôi động vật, tôi quyết định trở thành người ăn chay", Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã nói như thế tại một cuộc hội họp được tổ chức bởi hiệp hội truyền thông Pritish Nandy Communications (PNC), một công ty giải trí , và Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế (HSI), chi nhánh quốc tế của Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ (HSUS), một tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật.

“Ngày Từ Bi Thế giới là một ý tưởng mà chúng tôi đã có một thời gian. Mục tiêu là tái khám phá sự liên quan đến tinh thần không sát hại. Chúng tôi muốn làm sống lại tư tưởng của lòng từ bi, không chỉ là những cử chỉ tốt mà còn là một sáng kiến ​​để tạo ra một lối sống khác,” Pritish Nandy, người sáng lập PNC cho biết.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc đẩy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về việc tôn trọng sự sống và chủ nghĩa ăn chay. “Các phương tiện truyền thông phải đóng một vai trò quan trọng, và thậm chí cả thế hệ trẻ phải được thông báo về đạo đức luân lý thông qua giáo dục”, ngài nói.

Khi được hỏi về lập trường của ngài đối với Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Mặc dù chúng tôi lànhững người từ bi, nhưng chúng tôi sẽ không cúi đầu (khuất phục) trước họ. Chúng tôi phải chờ và xem nếu chính quyền mớithành lập[3] hành động theođường lối thực tế mới, nơi mà không có chỗ cho chủ nghĩa độc tài toàn trị,” ngài nói.

Những vị khách trong cuộc hội thảo bao gồm nam diễn viên tài tài tử Anil Kapoor, nhà văn Chetan Bhagat, và ông giám đốc cảnh sát Satyapal Singh.

“Để có lòng từ bi, một người phải hội đủ bốn yếu tố: (1) phải có tâm linh, (2) tin vào nhân tính (lòng nhân của con người), (3) tin vào nhân quả (tin rằng sẽ phải đối mặt với những hậu quả do hành động của mình đã làm, và (4) ăn chay”, ông Singh nói.

Wayne Pacelle, chủ tịch hiệp hội HSUS, cho biết, “người Ấn Độ tiêu thụ ít thịt hơn so với nhiều nước khác. Mức tiêu thụ thịt ở Ấn Độ là 3-4 kg mỗi người mỗi năm, trong khi đó ở Hoa Kỳ là 100-110 kgs.”

Chú thích của người dịch:

[1] Quyền lợi động vật là trách nhiệm đạo đức nhằm đảm bảo tình trạng khoẻ mạnh (well-being) cho động vật. Trạng thái khoẻ mạnh của động vật là trạng thái mà con vật có được sức khoẻ tốt, có khả năng đối phó tốt với môi trường sống và có thể biểu hiện được các hành vi tập tính đa dạng đặc trưng của loài. Bảo vệ quyền lợi động vật có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tinh thần của con vật.Bảo vệ quyền lợi động vật là trách nhiệm của con người bao gồm sự quan tâm tới tất cả các mặt liên quan đến sức khoẻ động vật, như chuồng nuôi, quản lí, dinh dưỡng, phòng và trị bệnh hợp lý, chăm sóc có trách nhiệm, cách đối xử nhân đạo và khi cần thiết thì ban cho cái chết không đau đớn. (Animal welfare is the ethical responsibility of ensuring animal well-being. Animal well-being is the condition in which animals experience good health, are able to effectively cope with their environment, and are able to express a diversity of species-typical behaviors1. Protecting an animal's welfare means providing for its physical and mental needs. Ensuring animal welfare is a human responsibility that includes consideration for all aspects of animal well-being, including proper housing, management, nutrition, disease prevention and treatment, responsible care, humane handling, and, when necessary, humane euthanasia. - Animal Welfare Committee)

[2] Ahimsa hay bất bạo động, không sát sinh là tư tưởng cốt lõi trong trong các tôn giáo Ấn Độ như Hindu giáo, Phật giáo và Jain giáo. Ahimsa tiếng Sanskrit có nghĩa là tính bất hại hay còn được hiểu là cái xấu, cái ác, cái bạo lực (himsa) không xuất hiện, không chỉ trong hành động, lời nói mà còn trong cả suy nghĩ. Ahimsa là sự biến mất hoàn toàn của bạo lực trong tất cả đời sống tinh thần và hành động của con người.

[3] Ý nói chính quyền mới do ông Tập Cận Bình (thay thế ông Hồ Cẩm Đào) lãnh đạo

 
Dịch: Tịnh Thủy

Về Menu

đức đạt lai lạt ma khuyến khích ăn chay nhân ngày từ bi thế giới duc dat lai lat ma khuyen khich an chay nhan ngay tu bi the gioi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tin tại sao tha thứ không phải là làm cho Chè long nhãn hạt sen tinh hoa ẩm thực hỏi hòa thượng Đóa hoa Phật pháp Thiên ba bước hóa giải xung đột trong tình Đóa hoa Phật pháp Tôi đi chùa sư bà cát tường Bác sĩ trải nghiệm thiền cùng Đức quán nhân duyên đường c½u 5 loại thực phẩm không tốt cho hệ chữ không diễn thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ trong lòng từ chuyện mồ mả và niềm tin của người cứ tru tri theo di lac viết Pho tượng như người thật ở chùa Quán 7 đối thiç kinh nikaya cau Ngó tự phật tứ niệm xứ Mỗi Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt Ð Ð Ð ç テス cach cung ram thang bay tai nha hop ly va Mông sơn thí thực Tiếng rống sư tử hoà Đức Vua Huế của miền Trung ruột thịt gs Tiếng rống sư tử ưng Chuối có khả năng diệt được Huế của miền Trung ruột thịt Cần bàn về lòng vị tha Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng Cao