Ngài Lạt Ma Ole Nydahl sinh ngày 16 03 1941 19 02 Tân Tỵ tại vùng phụ cận Copenhagen, thủ đô và là thành phố lớn nhất của Đan Mạch Kể từ những thập niên 1970 của thế kỷ 20, ngài đã vân du giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền khắp nơi trên thế giới
Đức Lạt Ma Ole Nydahl và con đường hoằng dương Phật giáo Kim Cương Thừa

Ngài Lạt Ma Ole Nydahl sinh ngày 16/03/1941 (19/02/Tân Tỵ) tại vùng phụ cận Copenhagen, thủ đô và là thành phố lớn nhất của Đan Mạch. Kể từ những thập niên 1970 của thế kỷ 20, ngài đã vân du giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền khắp nơi trên thế giới.
Ngài cùng phu nhân Hannah Nydahl (1946-2007), thành lập hơn 650 trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa (Diamond Way Buddhism), truyền thống Phật giáo Karma Kagyu trên toàn thế giới. Ngài Lạt Ma Ole Nydahl cũng là tác giả của 10 quyển sách Phật giáo Anh ngữ.

Ngài Lạt Ma Ole Nydahl sinh ra và lớn lên ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Vào đầu những năm 1960, ngài từng phục vụ trong quân đội Đan Mạch, sau đó ngài nghiên cứu Triết học, học tiếng Anh và tiếng Đức tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nơi ngài đã hoàn thành Luận văn Triết học với điểm tốt nhất, ngài học ở các nơi như Hoa Kỳ và Đức.
 
Năm 1968 (Mậu Thân), ngài cùng phu nhân Hannah Nydahl đi Nepal trong tuần trăng mật và lần đầu tiên gặp gỡ những bậc đạo sư vĩ đại của dòng Kim Cương Thừa như nhị vị Drukpa Kagyu và Lopon Tsechu Rinpoche. 

Tháng 12 năm 1969, ngài gặp Đại Bảo Pháp Vương Gyalvva Karmapa lần đầu tại tháp Svvayambhu ở Nepal. Ngài cũng đã nhận lễ điểm đạo và những giáo lý về Đại Thủ Ấn (Mahamudra) từ Đại Bảo Pháp Vương cũng như từ những vị thầy cao nhất của dòng Kagyud mà thầy đã từng có thời gian theo học. Ngài cùng phu nhân Hannah Nydahl trở thành những đệ tử phương Tây đầu tiên của Đức Karmapa thứ 16 Rangjung Rigpe Dorje (1924 -1981). 

Trong khoảng gần 4 năm tu tập chuyên sâu ở Đông Himalaya, họ tiếp nhận những chân truyền quan trọng nhất và những chỉ dẫn sâu sắc từ những thiền sư vĩ đại đi trước của các dòng truyền thừa Kagyu và Nyingma:

- Đại Thủ Ấn - Mahamudra (“The Great Seal”, quan điểm Phật giáo cao nhất về tự nhiên của tâm thức) từ đời thứ 16 Karmapa, 1969-1981.

- Kagyu Ngagdzö (bộ “kho báu của những truyền thừa quan trọng nhất” của dòng Karma Kagyu) từ Karmapa đời thứ 16, 1976.

- Phát tâm bồ đề (tâm nguyện cống hiến cuộc sống cho sự giác ngộ của nhân loại) từ Shamar Rinpoche, người đứng thứ hai của dòng tu Karma Kagyu, 1970.

- Những tu tập nền tảng (Ngöndro) từ Kalu Rinpoche, 1970-1971.

- Rinchen Terdzö (“Kho báu của truyền thừa Nyingma”) từ Kalu Rinpoche, 1983.

Vào mùa thu năm 1972, Đức Karmapa thứ 16 Rangjung Rigpe Dorje yêu cầu ngài và phu nhân Hannah Nydahl trở lại châu Âu. Họ được trao nhiệm vụ giảng dạy và thành lập các trung tâm Phật giáo ở thế giới Tây phương dưới tên của Đức Karmapa. Hơn thế nữa, người cho phép đôi vợ chồng người Đan Mạch này tổ chức quy y Tam Bảo và phát nguyện Bồ đề tâm.

Họ cũng tiếp nhận nhiều lễ thụ pháp và những chỉ dẫn khác từ những bậc thầy kể trên cũng như từ Dilgo Khyentse Rinpoche, Gyaltsab Rinpoche, Urgyen Tulku, Bokar Rinpoche, Kanjur Rinpoche, Gyaltrul Rinpoche và những vị khác.

Năm 1995, Khenpo Choddrak Thenpel Rinpoche ban cho ngài với danh xưng một vị Lạt Ma nhân danh các Viện Phật giáo của Gyalwa Karmapa.
 

Burkhard Scherer, Giáo sư về Nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Canterbury, Christchurch, New Zealand đề cập rằng: Ole Nydahl chưa bao giờ tham gia khóa tu ba năm, mà ông gọi là “phẩm chất truyền thống như một vị Lạt Ma”. Tuy nhiên, Đức Karmapa thứ 16 Rangjung Rigpe Dorje nói rằng: “Nếu ai đó có trí tuệ và năng lực để thâm nhập vào giáo lý thì ngay cả không thực hiện khóa tu ba năm, một người có thể trải nghiệm sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng”. Ngài Ole Nydahl đã được xác nhận rõ ràng như một vị Lạt Ma của Shamarpa năm 2006.
 
Khi trở về châu Âu, ngài cùng phu nhân Hannah Nydahl bắt đầu giảng dạy Phật pháp và tổ chức các khóa tu tập thiền định, đầu tiên ở bản địa Đan Mạch, ở Đức và các quốc gia khác. Các trung tâm thuộc dòng Karma Kagyu và hoạt động theo hướng dẫn thực tế của ngài. Vào những năm 1990, Trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa (Diamond Way Buddhism) được thành lập như một cách để bảo vệ các trung tâm được thành lập trong cuộc tranh luận Karmapa.

Tính đến tháng 02 năm 2012, đã có 629 Trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa trên toàn thế giới. Hầu hết là ở châu Âu, Nga và Hoa Kỳ.

Ngài Lạt Ma Ole Nydahl suốt năm kín lịch trong giảng dạy giáo lý và các khóa tu tập thiền. Các khóa học của ngài bao gồm các chủ đề như Mahamudra và Phowa. Ngài đã vân du đó đây trên hành trình hoằng dương chính pháp Phật đà trong suốt 40 năm qua, giảng dạy tại các thành phố mới gần như mỗi ngày. Hoạt động giảng dạy của ngài đã được sự tán thán bởi Shamarpa vào năm 2012.

Cùng với các sinh viên của mình, Ngài Lạt Ma Ole Nydahl đã tạo ra các Trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa, các trung tâm giảng dạy được dịch sang các ngôn ngữ phương Tây khác nhau. Ngài Lạt Ma Ole Nydahl tin tưởng rằng cần thiết để mọi người đọc và hiểu những lời giảng dạy của ngài bằng tiếng mẹ đẻ của họ, để Phật giáo dễ bén rễ mọc mầm từ phương Tây.

Những người điều phối hoạt động và tham gia các Trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa, họ có một nền giáo dục cơ bản thế tục, có gia đình và công ăn việc làm. 

Triết học Phật giáo và Thiền định Kim Cương Thừa, cách họ hòa nhập vào cuộc sống thực tế hàng ngày. Là thành viên của trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa, họ chia sẻ trách nhiệm về hành vi của cộng đồng tu tập và học giáo lý. Trung tâm Triết học Phật giáo và Thiền định Kim Cương Thừa hoạt động trên cơ sở tự nguyện, trên cơ sở của tình hữu nghị và lý tưởng chủ nghĩa từ bi.

Trong 10 năm qua, ngài đã bắt đầu mở những trung tâm tu học, giảng dạy và bảo hộ những hành giả tu tập đạo Phật trên khắp thế giới theo yêu cầu và ngài cũng là người có đầy đủ khả năng để hướng dẫn các phật tử tu tập hành thiền và hướng mọi người tới Pháp.

Đức Lạt Ma Ole Nydahl thành lập các Trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa trên toàn thế giới. Ngài đã truyền đạt phương pháp này đến hơn 70.000 người với trung bình 12 khóa tu tập hằng năm trên khắp thế giới. Hiện tại, thầy làm việc như một chuyên gia trong lĩnh vực về sự sống, cái chết và tái sinh và cũng là người nắm giữ nhiều dòng truyền thừa Phowa.

Hoạt động rộng khắp của ngài đã mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho nhiều đệ tử. Sau khi Đức Karmapa thứ 16 Rangjung Rigpe Dorje viên tịch vào năm 1981, Shamar Rinpoche và Tenga Rinpoche yêu cầu Ngài Lạt Ma Ole Nydahl truyền đạt phương pháp tu tập Phowa (Chuyển thần thức vào lúc lâm chung) cho các thiền sinh Tây phương. Trong cùng năm đó, ngài thuyết giảng khóa Phowa đầu tiên ở Graz, Áo. 

Tại buổi nói chuyện với 4.000 thực tập sinh ở một khóa thiền định, Shamar Rinpoche nói rằng lý do mà các hoạt động của ngài tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng ngàn người đến tận ngày nay là do thầy đã theo mong ước của sư phụ, Đức Karmapa thứ 16 Rangjung Rigpe Dorje, một cách chính xác và không có mảy may nghi ngờ nào.

Với những hoạt động và niềm hoan hỉ liên tục, Ngài Lạt Ma Ole Nydahl hiện nay làm việc cùng với Karmapa đời thứ 17 Trinley Thaye Dorje, tái sinh của người thầy trước đó của mình.
Vân Tuyền - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

đức lạt ma ole nydahl và con đường hoằng dương phật giáo kim cương thừa duc lat ma ole nydahl va con duong hoang duong phat giao kim cuong thua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Lược khảo về quan hệ thầy trò Bơi lon lai tieng chuong nhu loi phat quên ï¾ å sao dùng Quan hệ anh em thân tộc trong kinh điển phần thi Vu lan diem tua tam linh giua quan dao truong sa Ð Ð Ð thien su khuong viet Điều kiện kinh tế tác động đến mùi xau à Cơm chay ngày Rằm 2 Hải đất nước Lâm bạo lực Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư Nguyện khà mệt ngủ của thế tôn vÑn Tiễn đưa người về đất 4 niềm vui của người tu tại gia Mẹ là mùa xuân Nghĩ sÃ Æ lẽ hoằng Gió Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn thuy tóm Cho một người xứ Quảng thân bai van hay cua chu tieu khi nho ve me Chùa Phú Thạnh Chùa Truông thay đổi tâm thái để thay đổi cuộc nhung buc tuong duoc tim thay sau hang tram nam Tức ấm ngÃ Æ n Mệt rồi ư Xin mời uống tách trà ý ai thẩm định cùng một đích đến thuÐ c lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão