Nhu cầu cuộc sống, cơm áo gạo tiền chi phối khiến chúng ta mãi mê trong việc tìm kiếm vật chất mà vô tình biến mình trở thành một con thiêu thân, gây sai lầm và không biết mình sai lầm, cho đến khi hậu quả đến thì đã vỡ mộng không cứu chữa Điều này thườn
Đừng làm con thiêu thân

Nhu cầu cuộc sống, cơm áo gạo tiền chi phối khiến chúng ta mãi mê trong việc tìm kiếm vật chất mà vô tình biến mình trở thành một con thiêu thân, gây sai lầm và không biết mình sai lầm, cho đến khi hậu quả đến thì đã vỡ mộng không cứu chữa. Điều này thường rơi nhiều vào giới trẻ khi chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để nhìn nhận cuộc đời sâu sắc và xa hơn. Vì thế, đừng làm con thiêu thân chính là đề tài khá hữu ích dành cho mọi người.
Con thiêu thân là con vật nhỏ bé, có cánh và có tập tính thấy đèn là lao vào không biết ánh đèn đó sức nóng như thế nào hoặc đó là cạm bẫy. Nó bám hoặc bay xung quanh bóng đèn cho đến khi nào cánh bị cháy, rơi xuống đất thì thôi. Chính vì chỗ đó nên người ta mượn hình ảnh này để khuyên rằng: Đừng làm con thiêu thân mà bất chấp mọi thứ để chiều chuộng những đam mê của mình một cách hoang tưởng để rồi không biết điểm dừng để đánh mất hết sự nghiệp, tương lai của cuộc đời.

Giới doanh nhân có câu: “Biết dừng lại đúng lúc con người ta không bao giờ bị suy sụp”.  Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao mình biết được dừng ở chỗ nào là đúng lúc? Con người phần lớn đợi đến khi nào sụp đổ, đợi đến khi nào thất bại, đợi đến khi nào sụp đổ mới tỉnh ngộ. Đó là vì không có trí tuệ, một học thức và không có  một người đạo đức để ủng hộ bên mình, để nhắc nhở nên khó biết khi nào nên.

Bản năng của con người mình hay chiều chuộng vào những thói quen mà mình từng ước mơ, mà thói quen này mình từng huân tập và những thói quen này là chạy theo những thói hư tật xấu thì rất là nhiều. Chưa có phán đoán, chưa có tư duy, chưa có hiểu rộng thành ra không biết chỗ nào nên dừng hay nên tiến thành ra mắc phải những sai lầm.

Một dấu hiệu đáng mừng chính là hình ảnh của những đứa trẻ được cha mẹ dẫn đến chùa rất sớm. Mặc dù ở độ tuổi nhỏ như thế chúng không phân biệt được Phật là gì, tu là gì, vì sao phải đi chùa nhưng hành động “vô tình” này là chúng ta gieo duyên lành cho trẻ đến với Phật pháp, dạy chúng đạo đức qua những hành động nhỏ, chẳng hạn như:  đây là Phật này con, đây là Hộ Pháp này con, đây là người nghèo nè con, đây là tội nè con, đây là phước nè con.

Cứ như thế các hạt giống này vô tình cứ chảy vào tâm thức, rồi khi lớn lên chúng y thức được cách sống đúng đắn cho riêng mình. Chúng ta không cần phải chăm bẵm, lo lắng con cháu mình sẽ hư nữa bởi chúng đã được dạy bảo từ nhỏ,nó thấm sâu vào nhận thức ngay buổi đầu rồi.

Học Phật điều đầu tiên để giúp chúng ta có thể phân biệt đâu là thiện đâu là ác, đâu là tội, đâu là phước. Rất có thể chúng ta biết việc này là tội, việc này là phước, việc này là ác, việc này là thiện, rất có thể biết ác, biết tội nhưng chưa làm được, chưa giữ được nhưng ít nhất chúng ta cũng phân biệt được đúng sai, tội phước.

Điều này quan trọng vô cùng bởi nhờ như vậy nên chúng ta mới tự mình hạn chế ít nhiều trong cuộc sống sai lầm của chúng ta nếu tiến bộ hơn nữa chúng ta hạn chế rất nhiều và một ngày nào đó chúng ta sẽ hoàn thiện được mình để tránh đi quả báo đau khổ mai này và những kiếp tương lai:

”Đệ tử lâu đời lâu kiếp,

Nghiệp chướng nặng nề

Tham giận kiêu căng

Si mê lầm lạc

Ngày nay nhờ Phật

Biết sự lỗi lầm”


Đọc lại câu chuyện thời Đức Phật giáo hóa một người từng giết người là Angulymala (Vô Não). Anh này bị đầu độc sai lầm bởi ngoại đạo, bảo anh ta muốn đắc đạo thì anh hãy đi giết một ngàn người và một ngàn người đó mỗi một người anh đi lấy một ngón tay như thế này anh xâu vào để xâu vào làm vòng hoa để đeo.

Chàng Vô Não trước kia là một người hiền lương bình thường như bao người khác nhưng từ khi bị đầu độc sai lầm anh đã trở thành một kẻ giết người không gớm tay. Khi giết chín trăm chín người nghĩa là trên đọa đường đó giờ đây không ai dám đi nữa bởi vì người ta đồn rằng có một kẻ giết người không gớm tay như vậy và anh ta đợi mãi chỉ còn một ngón tay nữa là đủ số một ngàn ngón tay là anh đắc đạo rồi mà tới bây giờ đợi hoài không có.

Vì quá nôn nóng nên anh quay về nhà chỉ còn một người duy nhất nữa đó là mẹ mình. Khi đó anh mới trở về anh chuẩn bị giết mẹ thì Đức Phật biết được điều đó, Ngài đã hiện thân trước mặt anh. Đức Phật đi chậm rãi khoan thai trên con đường như vậy, mà anh chàng Vô Não này chạy rượt đuổi hoài không kịp.

Khi đuổi hoài không kịp anh mới nói là: này Cồ Đàm, ông hãy dừng lại cho tôi, tôi muốn nói thế này? Lúc đó Đức Phật mới nói rằng ta đã dừng rồi và dừng từ rất lâu rồi. Chàng Vô Não mới nói là ông nói láo ông dừng rồi sao mà còn đi, thì lúc đó Đưc Phật mới nói: ta đã dừng trên ác nghiệp, còn người đang chạy là đang chạy đua trên ác nghiệp

Ngay câu nói này chàng Vô Não tỉnh ngộ và lúc đó Đức Phật dừng chân lại mới thuyết pháp về nhân quả tội phước cho chàng này nghe anh này hoàn toàn tỉnh ngộ và quăng đồ đao xin được quy y với Đức Phật và cuối cùng trở thành thánh đệ tử nhưng mà quả báo phải trả.

Qua câu chuyện này ta cũng thấy thời Đức Phật cũng có “con thiêu thân” với bản tính liều lĩnh, thiếu hiểu biết nên dễ bị cám dỗ, dẫn dắt vào con đường ác đạo mà không hay biết. 
Chúng ta cũng vậy. Có những lúc chúng ta là những anh chàng Vô Não kia, tuy không giết người nhưng mù quáng lao vào những cám dỗ của cuộc đời để mắc phải những sai lầm. Có thể vì một công việc đồng lương cao mà lại rơi vào vòng sát sanh, lừa gạt người khác.

Trên cuộc đời này ai cũng tạo cho mình chén cơm manh áo, trên nguyên tắc chúng ta không vi phạm luật pháp, chúng ta cứ làm nhưng mỗi một người chúng ta nên nhớ, có người vẫn tạo chén cơm manh áo cho mình nhưng công việc rất hiền thiện nhưng có người cũng tạo ra chén cơm manh áo cho mình nhưng để lại cho mình một hậu quả rất là đáng tiếc.

Tìm hiểu đạo Phật là tìm hiểu về phương châm sống có đạo đức tốt đẹp để tránh rơi vào những sai lầm. Thực tế cuộc đời cho thấy: Người thông minh không có nghĩa là không vô minh. Bởi thông minh hiểu biết tất cả nhưng vô minh vì chưa phân biệt được đúng sai tội phước theo con đường của Phật dạy là ở chỗ này, vô minh nó không mang nghĩa ngu si mà nó mang nghĩa còn chấp ngã, còn ái kiến, cho nên lầm đường lạc lối trong cuộc sống thế tục, cuối cùng tạo cho mình những hậu quả trả vay trong đời này và đời sau.

Do đó, vì sao một người sai lầm một lần thì nhận ra và rút kinh nghiệm nhưng có những người năm lần bảy lượt vẫn lặp lại hoài?

Tất cả là do nghiệp ác chiêu cảm, nó dẫn mình đi do thiếu phước duyên tu tập, gần gũi với chánh pháp nên không biết đâu là đúng, đâu là sai mà suy xét bản thân mình. những tập quán chúng ta từng huân tập sai lầm và chúng ta quá chiều chuộng bản thân mình vì những sai lầm đó, làm những con thiêu thân để tự đốt mình trong bài bạc, trong rượu chè, trong ma túy, trong sai lầm, trong chơi bời, thế này thế khác.

Muốn thoát khỏi những ác nghiệp, không cách nào hơn là chúng ta phải gây trồng phước báu, làm lành lánh dữ để thân tâm có đủ nội lực và trí tuệ mà nhận diện đúng sai và vượt qua những cám dỗ trong cuộc đời.
 
Dựa vào bài giảng "Đừng làm con thiêu thân” của ĐĐ Thích Phước Tiến

Về Menu

đừng làm con thiêu thân dung lam con thieu than tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ấn Lễ Vu lan và tưởng niệm cố vipassana mạng ß chú tâm thiện xảo và tỉnh giác cau chuyen tu hanh cua bon chi em phong Bệnh so b瓊o tuệ Dễ ngược cao tinh xuan ca Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân làm dep quan Nuôi Húy vi sao nguoi chet sau 49 ngay moi di dau thai thanh thieu nien voi viec di chua Tháºy Su van hanh Chúng Thưởng thức không gian tĩnh lặng tại viễn tự tánh di đà 8 chùa diệu ấn Doanh nhân theo Phật giáo Ma Nhậ hòa thuongj thích tâm hoàn 1924 bài học từ việc 2 sư thầy trên sân dạy LÃƒÆ ngoi Bà lich su cuoc doi duc phat thich ca qua nhung hinh cuoc doi duc phat Vùng ký ức hai su cung duong toi thuong sự đóng góp của lý thường kiệt trong bồ Về một bức thủ bút chữ Nôm của xuất ï¾å kiên lê quá Ăn chay cùng thực khách Tây do nghiep hanh phuc chinh la su yen binh trong the gioi noi