Quê hương thiêng liêng, ai không nhớ thương, ai không muốn quay về Thăm lại những ngôi chùa, mái trường, thăm lại mồ mả ông bà nội, trên Tân Khánh Đông, và Cầu Sập Bạc Liêu, làng quê bên ngoại Biết bao ân tình, biết bao kỷ niệm vẫn còn mãi trong trái ti
Duyên Tiền Định

Quê hương thiêng liêng, ai không nhớ thương, ai không muốn quay về. Thăm lại những ngôi chùa, mái trường, thăm lại mồ mả ông bà nội, trên Tân Khánh Đông, và Cầu Sập-Bạc Liêu, làng quê bên ngoại. Biết bao ân tình, biết bao kỷ niệm vẫn còn mãi trong trái tim thương nhớ!
  Đã nhiều lần, muốn ghi lại nhân duyên xuất gia của mình, nhưng nghĩ hoài, đâu có gì đặc biệt, đâu có gì khác thường, ghi chép chi cho tốn hao giấy mực, lãng phí thời giờ người khác.   Tôi đã hít thở trọn vẹn không khí trinh nguyên, đã uống nước sông Sa-đéc ngọt ngào, dẫn vào con rạch Cái-Sơn đổ vô Kim Huê Cổ Tự. Tôi đã ăn những thức ăn miệt vườn từ bàn tay Mẹ hiền, từ trái tim dìu dắt tận tình của Thầy tổ, từ tấm lòng của quý thầy-cô giáo, từ bàn tay che chắn của tất cả xóm làng.   Lớn lên, nổi trôi đây đó, không lao đao lận đận như người đời, nhưng cũng thấm chút gian lao thử thách của kiếp người. Nhân duyên tu học đẩy đưa, hết nơi này đến chỗ khác. Hết Sài gòn đến Ấn Độ, hết Ấn độ đến Úc châu, tương lai không biết về đâu. Nhưng thôi, đời người sống nay chết mai, lo gì!   Quê hương thiêng liêng, ai không nhớ thương, ai không muốn quay về. Thăm lại những ngôi chùa, mái trường, thăm lại mồ mả ông bà nội, trên Tân Khánh Đông, và Cầu Sập-Bạc Liêu, làng quê bên ngoại. Biết bao ân tình, biết bao kỷ niệm vẫn còn mãi trong trái tim thương nhớ!   Với tôi, Sa-đéc rộng mênh mông bao la, sức nhỏ làm sao biết hết. Đâu như cố sử gia Huỳnh Minh dạo gót đó đây, cố nhà văn lão thành Sơn Nam, du khảo tận hang cùng ngõ hẻm, hay nhà văn Nguyễn Văn Ba biết nhiều, kể rất tận tường về xứ sở Sa-đéc.

Còn tôi, chỉ biết lẫn quẫn từ chợ Sa-đéc ngược vô Cầu Dầu, Bột Gạo Lức Bích Chi, Cầu Chùa, Cầu Đình, Cầu Đốt, rồi Tân Quy Tây, ruộng đồng cò bay thẳng cánh.
  Sa-đéc xưa nay âm thầm hiền hoà, không đua chen với thời cuộc. Hay có muốn đua chen cũng không đủ sức theo ai kịp. Muôn thuở đi sau, đi chậm. Nhưng dưới nhản quan của riêng tôi, cũng có cái hay của nó, ít ra về mặc tinh thần.

Bởi vì, vùng đất này xung quanh chùa nhiều, có một thời người đời gọi là vùng đất Thánh. Thiệt đúng như vậy! Trãi qua biết bao thăng trầm biến đổi, nơi này vẫn yên ả thanh bình. Tiếng chuông chùa thiêng liêng, đã đẩy tiếng súng đạn đi nơi khác.
  Hầu hết người dân Sa-đéc chân thật hiền hoà, chí thú làm ăn, nhưng không tranh giành, giựt để với ai. Thậm chí, khi ra nước ngoài, sống trong thế giới Âu-Mỹ không ngừng tốc độ, vậy mà họ vẫn giữ tính cố hữu này. Thật đáng khâm phục!   Nhà tôi đối diện với Chùa Kim Huê, chỉ cách con rạch nhỏ. Người lớn lặn một hơi còn dư, trẻ nhỏ lặn hai hơi là tới bờ bên kia, nên việc thắm nhuần Phật pháp không phải là điều khó. Bên Chùa tụng kinh, niệm Phật, công phu, bái sám gì, bên đây nghe không xót một chữ. Thành thử, việc trở thành tu sĩ, cũng không khác lạ gì. Nói vậy không có nghĩa là ai ở gần chùa cũng đi tu được đâu!   Tôi vào chùa lúc còn nhỏ lắm. Chưa tới 10 tuổi đã giác ngộ, đi tu rồi. Nói giác ngộ cho oai, chứ cở tuổi ăn chưa no lo chưa tới, biết gì mà giác ngộ. Có lẽ kiếp trước có phước duyên mặc áo cà sa, ăn cơm Phật, nên kiếp này, hữu duyên ở đối diện chùa, đi chùa lúc còn nhỏ, thấy chùa là ham thích, muốn ở luôn trong đó.   Sát bên nhà có gia đình anh Mảnh, anh Bảy, anh Tám, anh Chín, dân gốc ngã Tư Cây Bường, Vĩnh Thạnh ra mướn nhà đi học. Quý anh học trong trường Trung Học Tống Phước Hoà, Cầu Đốt.   Gia đình anh Mảnh hiền lành, chưa làm mất lòng đứa con nít nào trong xóm. Còn đối với người lớn, quý anh rất mực lễ phép tôn kính. Đời sống học sinh giản đơn thanh đạm, ai cũng chí thú học hành, ngày đêm khổ công chăm chỉ, ước mong sau này thành tài, giúp ích cho dân cho nước.   Hồi đó, mỗi tối tôi thường qua nhà anh Mảnh học võ và vui chơi. Có khi ăn cơm, nghe nói chuyện rồi ngủ luôn bên đó.   Như thường lệ, quý anh dậy sớm học bài, làm bài tập, tập thể dục, dạy võ, ăn sáng rồi đi học. Buổi chiều hôm trước, tôi thấy gương mặt anh Bảy hơi buồn. Hỏi lý do, anh không nói gì, chỉ im lặng đi ngủ sớm.

Đến sáng hôm sau, chính mắt tôi nhìn thấy anh Bảy nằm yên, đắp nguyên cái mềm, hỏi anh Tám, thì anh Tám cho hay anh Bảy đã chết. Cũng trong ngày đó, ba tôi lấy chiếc xe Jeep ở nhà, chở xác anh Bảy về trong quê để gia đình anh lo tổ chức an táng.
  Lần đầu tiên trong đời, tôi bị sửng sốt, bị ám ảnh bởi sinh ly tử biệt. Có lẽ, chính sự ra đi đột ngột của anh Bảy là một trong những nguyên nhân khơi phát hạt giống bồ đề từ vô lượng kiếp được duyên may nẩy mầm. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ nữa là nhờ đức độ, sự thương yêu dìu dắt, khuyên răn khích lệ của Mẹ hiền, nên căn duyên Phật pháp mới bén rễ đầm chồi.   Có lúc, quý Phật tử đi chùa Kim Huê khen tấm tất: "chú có căn tu nhiều đời, còn nhỏ mà đã xuất gia, dứt bỏ nghiệp trần là quý dữ lắm, ráng tu cho trọn nghe hong!"   Nghe khen kiểu này hoài, lòng tôi ái ngại hết sức! Bởi xét lại, tôi đâu có căn có gốc gì. Sở dĩ đi tu là vì không khí gia đình hồi đó ngột ngạt, nặng nề. Ba tôi thuộc thành phần ba rọi, nữa nạt nữa mỡ. Nho thì chưa chín mùi, còn Tây thì thiếu bơ sữa, thành thử con cháu trong nhà khổ với ông dài dài.

Trong khi đó, qua chùa, gặp quý Thầy lại được thương yêu, trìu mến, nói năng nhẹ nhàng, thanh thoát, ai mà không thích. Vã lại, hồi còn nhỏ, mới sanh ra là đã bệnh hoạn triền miên rồi.Trong đám anh em, tôi là đứa yếu ớt nhứt nhà. Một tháng bệnh hết 20 ngày, đâu làm ăn gì được, mà không lo đi tu!
  Năm đó lại bị thêm chứng ban bạch, xuýt nữa đã đi theo ông ngoại bà ngoại về trời rồi. Sau cơn bệnh hiểm nghèo đó, đầu tóc rụng hết ráo, không muốn làm thầy cũng giống chú tiểu trong chùa. Mới đầu, Má tôi đi chùa cúng kiến, cầu khẩn cho được bình an, khoẻ mạnh. Bà đâu nở lòng cho con đi tu. Nhưng sau này, chắc thấy tôi có căn duyên thật sự, nên khi xin đi tu, bà đồng ý liền.   Một điều nữa là, phía trước nhà, có ông Năm già, người mập mạp, tối ngày chỉ biết tụng kinh, niệm Phật. Bởi là chủ đất, nên ông đâu bị chi phối bởi kinh tế tài chánh gì.

Tiền bạc dư xài, rãnh rang tu hành để đức cho con cháu chớ. Sau này mới biết, ông là đệ tử của sư bác Huệ Thông, chùa Phổ Nguyện, sau lưng đình thần Tân Quy Tây, cách đó không xa lắm
  Mỗi ngày ít nhứt 4 thời, ông Năm thường thọ trì kinh Kim Cang, lạy Hồng Danh Sám Hối và công phu khuya Lăng Nghiêm. Chất giọng mạnh dạng, dứt khoát, nhưng không rặc mùi tương chao cho lắm.

Tuy chất giọng dứt khoát, mạnh dạng, nhưng ông chưa dứt khoát với gia đình được. Vẫn còn ở nhà, vui với con cháu, hưởng chút phước thế gian. Ông Năm không ăn chay trường, nên tương chao dễ dầu gì thấm được.
  Đến giờ, tôi cũng không biết ông Năm là người xuất gia hay cư sĩ nữa. Nói cư sĩ hay xuất gia đều đúng cả. Bởi lẽ, dù ở tại gia, nhưng đầu ông cạo trọc, mặc áo nâu sòng, giữ đúng thời khoá công phu như ở chùa, như vậy là người xuất gia rồi.

Nhưng xuất gia sao không vô chùa ở luôn, mà lại ở nhà làm chủ đất, làm ông nội, ông ngoại là sao? Chính những thời kinh công phu bái sám của ông, đã nuôi lớn tâm bồ đề và là động lực thúc đẩy tôi mạnh dạng bước trên con đường đạo pháp.
  Ngày tháng thoi đưa, nhân duyên hội đủ, một hôm đúng ngày Rằm tháng 10, tôi quyết định xuất gia. Tất cả trong gia đình đều đồng ý, không một lời bàn ra tán vô nào. Chỉ có Mẹ tôi, nét mặt đăm chiêu, trầm ngâm cả ngày rồi mới kêu tôi lại căn dặn:   "Xuất gia là điều rất khó, đời sống tu hành kham khổ gian nan, phải suy nghĩ cho thật kỷ, đừng để sau này hối hận. Nhưng một khi đã quyết chí rồi thì đi cho đến cùng. Xuất gia rồi, tuyệt đối phải ở chùa theo Thầy học đạo, không còn là con của Mẹ nữa, mà là con của bá tánh chúng sanh, con của Phật đó nghe!"   Vì dân Tàu lai Việt, tính tình Mẹ tôi sâu kín, ít nói. Trong cuộc sống, Người luôn cẩn trọng, hiền hoà và xứng đáng là người Mẹ lý tưởng. Chính Mẹ đích thân mua sắm hương hoa trà quả, đích thân dẫn tôi qua chùa, lễ Phật, xin Hoà thượng chấp nhận cho tôi xuất gia.   Thầy tôi nhìn hồi lâu, rồi hoan hỷ chấp nhận, với lời nói đơn giản:" Được rồi, tốt lắm, rồi dẫn tôi ra phía sau nhà Tổ, chỉ cái giường thùng, bảo tôi cất đồ vô đó".   Sau khi cất đồ, mà thật sự đâu có gì để cất. Vì là Rằm hạ ngươn, tôi nhanh chóng hoà nhập vào sinh hoạt của quý huynh trong chùa, hoà nhập vào dòng người tụng kinh, lễ Phật. Từ sáng đến trưa liên tục, hết dưới nhà Tổ tới trên chánh điện, gương mặt ai cũng rạng ngời nụ cười hoan hỷ.   Hồi đó, khi đi tu, tôi chỉ có một bộ đồ dính da và một bộ đồ thay đổi. Chính thức vào Chùa, được thêm cái áo nhựt bình màu lam rách nát, để mặc tụng kinh, nhưng lại là ổ sản xuất rệp có hạn.   Ngày đầu tiên, ở trong chùa, tham dự khoá lễ Thọ trì buổi tối, tôi vừa phải chăm chú đọc kinh, vừa phải phát khởi tâm hoan hỷ cúng dường cho rệp cắn. Tưởng đâu chỉ vỏn vẹn có 1 giờ, không ngờ, tối lại, ngủ trên chiếc giường thùng sát phòng sư phụ, lại tiếp tục khoản đãi cho gia đình rệp yến tiệc linh đình.

Chắc họ hàng rệp đánh hơi biết được dân mới nhập cư, nên mặc sức tung hoành, ra tay sát phạt. Đến 9 giờ tối chỉ tịnh, mới vừa chợp mắt, họ hàng rệp rũ nhau khai màn. Đêm đó, tôi chỉ biết im lặng niệm Phật, đâu dám kêu cứu la làng. Dân mới tu mà, phải tinh tấn chứ. Muỗi còn không dám đập, nói chi giết rệp.

Mất có chút máu ăn thua gì. Thành thử cứ hoan hỷ nằm im, cũng là dịp may cúng dường họ hàng rệp một bửa tiệc phủ phê. Hồi lâu chịu hết muốn nổi, nhưng phải cắn răn chịu trận, đâu dám kêu ai, vì sợ động chúng. Thôi đành thiêm thiếp chợp mắt, chờ đến 4 giờ khuya, đi công phu luôn cho khoẻ.

Có điều, sáng ra cảm thấy ngứa lưng kinh khủng, bèn cởi áo ra nhờ mấy huynh xem dùm, mới biết nổi mộng đỏ chói như sứt thuốc đỏ. Bây giờ, không biết cái giường đó còn hong nữa, hy vọng là còn giường, nhưng hết rệp!
  Cho tới giờ, lúc nào tôi cũng trân quý chiếc áo nhựt bình đó. Mặc dù là ổ sản sinh rệp, nhưng khi mặc vô thấy vừa vặn và ấm áp lắm.Không biết chủ nhân của nó còn trên dương gian này không? Xin nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa nhất! Sau này lớn lên, mặc không còn vừa, tôi để lại chỗ cũ, cho những người khác mới tới mặc.   Sau thời gian ở trong chùa, không biết phải có phước không, mà quần áo đồ đạt, y hậu nhiều thấy phát sợ. Muốn cúng dường cho quý Thầy khác cũng không có cơ hội. Vì thời buổi này, ai cũng dư ăn, dư mặc mà!   Tôi đâu được phước duyên làm lễ xuấ gia linh đình, trang nghiêm rực rỡ như một số quý Thầy-Cô ở Sài gòn. Hồi đó, sau phần cúng rằm buổi trưa, hết phần truyền trao Tam quy Ngũ giới buổi chiều, Thầy bổn sư kêu ra phía sau khu tháp, cạo đầu, đặt pháp danh.

Như vậy là lễ xuất gia đó! Nhưng trong thâm tâm tôi trào dâng bao niềm hạnh phúc! Đó là hình ảnh thiêng liêng thánh thiện nhứt, là kỷ niệm đẹp nhứt trong đời tôi. Nhớ rõ ràng hình ảnh sư phụ già khom khom, mài con dao thật bén, cầm dao xuống từng lọn tóc. Nhớ chỗ ngồi của mình, của mấy huynh đệ xuất gia cùng ngày, giờ người còn kẻ mất, không liên lạc được. Thật vô cùng đơn giản, không lễ nghi rườm rà, mà chuyển hoá cuộc đời tôi đến giờ!
  Như biết trước tương lai, như dự báo cuộc đời của người đệ tử, Thầy ban cho pháp danh đầu tiên là Trí Viễn. Ngài còn giải thích thêm để tôi khỏi thắc mắc: "đời con sau này phải xa làng xóm Tổ thầy, xa quê hương họ tộc, lưu lạc nơi xứ người, mới có thể làm đạo, tu hành tốt được"   Quả đúng như vậy, tháng ngày ở tại chốn tổ, thân cận hầu Thầy trên dưới 10 năm, rồi bắt đầu trở ngăn cách biệt. Có lúc cả một hai năm, tôi chưa có dịp trở gót về thăm Thầy.   Sau này, Thầy tôi già, quý huynh đệ xuất gia càng đông, hết Minh, tới Quảng, hết Quảng tới Trí, hết Trí tới Thiện, hết Thiện tới Giác. Người cũ lần hồi ra đi, người mới theo dấu chân xưa bước tới.

Đợt Trí chẳng còn ai, Thầy sửa lại theo dòng Thiện cho tiện. Thầy nói để nhớ nhân vật trong Câu Chuyện Dòng Sông và hai ông Thiện, ông Ác thờ trước chùa, nên đặt tên mới là Thiện Hữu.
  Trí Viễn, Thiện Hữu hay Tâm Pháp gì đi nữa, suốt đời vẫn là cậu bé ngây ngô thơ dại, chân chất thật thà. Thời thơ ấu tại chốn Tổ Kim Huê thánh thiện, tuổi măng non nơi Sa-đéc sâu nặng ân tình.

Tất cả đã trở thành pháp nhủ thiêng liêng, đã kết thành nghĩa tình sâu nặng nuôi lớn thân tâm. Nhân duyên xuất gia học đạo, phước báu mặc áo Như lai mỗi người mỗi khác, nhưng với tôi, chợt đến thật nhẹ nhàng, viễn ly hiển nhiên như chính cuộc lữ thiêng liêng!!
  Úc châu, 31-05-2011   T.K.Thiện Hữu
 
 

Về Menu

duyên tiền định duyen tien dinh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Thầy an ủi lớn nhất của đời người là chè Cẩn Người về bến Giác Viết cho anh người em yêu thương Thiều Chửu nhân vật Phật giáo Viết cho anh Viết cho anh người em yêu thương VÃ Æ ap Aspirin thiền chí cách nào đuổi được kiến Nên Pháp song sao cho vua long nhau Xuân trong tôi Ngày ấy và bây giờ Phà mua xuan va dat me chÒ Bức tranh thay đổi thế giới Mì ăn liền không tốt cho tim mạch 小人之交甜如蜜 tat Kim Cang vấn đề phục hồi việc thọ đại ve Ăn dâu tây giúp giảm mỡ trong máu mật 7 tác hại của việc bỏ bữa ăn sáng tong dat Phòng 不空羂索心咒梵文 願力的故事 Ăn đường nhiều có hại như thế nào giムi ï¾ï½½ làng Ăn đường nhiều có hại như thế nào thuc Su chuong trong bat nha va y nghia cua no Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thien vien truc lam tay thien tiger s đừng tiếc chi một nụ cười thinh tuong dong bon su lon nhat viet nam len san