Phiền não đã cao chạy xa bay, để lại đất tâm niềm an tịnh vĩnh cữu. Giống như người nông dân bỏ đi những sâu bọ và côn trùng có thể gây hại, quyết tâm bảo vệ thuở ruộng của mình. Tôi cày ruộng như vậy đó nhưng tôi cày đến đâu phiền não tan biến đến đó. Do phiền não không còn, hoa trái mọc ra, đó là niềm vui, là an lạc, là thảnh thơi, là hạnh phúc tuyệt đối.
Thu thúc được sáu căn Ta mở dây thả bò Tu cũng là ra đồng Nguồn: Đàm Linh Thất
Có một lần đức Phật cư ngụ tại đồi Ekanala, gần đó có một ngôi làng tên là làng Dakkhinagiri. Dân trong làng chủ yếu theo đạo Bà La Môn. Hôm đó có khoảng hơn 500 người nông dân chuẩn bị ra đồng làm việc. Các nông dân này làm việc cho ông Kasi Bhàradvàja. Đức Phật đắp y mang bát và bước xuống đồi để đi khất thực. Ngài đến nơi chỗ người ta đang phát thức ăn cho các nông dân và đứng sang một bên.
Ông Kasi thấy Phật nên lên tiếng, "Này ông Gotama, chúng tôi phải làm việc rất nhiều trên đồng ruộng, nào là cày bừa, nào là gieo mạ, nào là chăn trâu, nào là dẫn nước vào đồng, khi lúa chín, chúng tôi phải gặt lúa, cái này là cũng phải nhờ mưa thuận gió hòa, các nông dân phải dầm sương dãi nắng, lúc đó mới có cơm để ăn, ông cũng phải vậy ông Gotama, ông cũng phải làm việc trên đồng ruộng, phải cày bừa, phải gieo mạ, phải chăn trâu, phải dẫn nước vào đồng, nói chung là tất cả những việc của người nông dân thì mới có cơm để ăn."
Đức Phật nói, "Này ông Kasi, tôi cũng làm việc trên đồng ruộng, cũng cày bừa, cũng gieo mạ, cũng chăn trâu, cũng dẫn nước vào đồng, cũng làm những việc mà một người nông dân làm. Tôi đã làm mọi thứ xong rồi nên bây giờ tôi mới ăn."
Ông Kasi tỏ vẻ hơi ngạc nhiên nên hỏi lại, "Ông Gotama này, tôi nào có thấy cây cày, cái ách, cái lưỡi cày của ông đâu, ông không có tư liệu sản xuất nào cả, tôi không thấy con bò con trâu nào để ông chăn cả, ông nói ông là nông dân nhưng ruộng của ông đâu, mảnh đất ông vừa xới đâu, thóc lúa của ông đâu? Vậy ông nói ông cày là cày cái gì?"
Đức Phật ôn tồn trả lời, "Tôi có đức tin rất lớn vào chánh pháp, đó chính là hột giống giúp tôi lao động hàng ngày. Kỷ luật của tôi là hạt mưa và những cơn mưa, khi nào tôi biết mình cần tinh tấn chăm sóc cho hột giống của mình và khi nào tôi cần nghỉ ngơi. Trí tuệ là cái ách và cái cày, tôi biết điều khiển và chế ngự mảnh đất tâm của mình để phát triển trí tuệ theo ý muốn. Khiêm tốn là cán cày, tôi biết điều phục tâm ngã mạn để học hỏi và đi xa hơn. Tâm là dây cương, biết dừng lại những chỗ cần dừng và tiếp tục bước đi ở những chỗ cần biết đi. Niệm là lưỡi cày và cây roi, có thể chăn được trâu và thả những đàn bò."
Đức Phật nói tiếp, "Tôi làm việc bằng cách thu thúc sáu căn, thu thúc hành động và thu thúc lời nói. Tôi ăn uống độ lượng để có nhiều thì giờ lao động và sản xuất. Tôi sử dụng sự chân thật để cắt đứt những cọng cỏ dại có thể làm hoang tàn đất tâm. Đến khi đạt tới quả vị giải thoát, tôi mở dây cương thả bỏ, thả đi những lo toan, những vướng bận và những mơ tưởng về hạnh phúc mong manh. Hoa trái của sự tu tập là giải thoát, là hạt lúa trắng trong, ngọt ngào và tinh khiết."
Đức Phật vẫn nói chuyện với ông Kasi bằng giọng nói nhẹ nhàng, "Này ông Kasi, tinh tấn là sự siêng năng thức khuya dậy sớm, dãi nắng dầm sương, chăm sóc cho ruộng vườn, cho đất tâm của mình. Người tu thương tâm mình như người nông dân thương mảnh ruộng. Nhờ tinh tấn mà tôi đạt đến trạng thái an tịnh và niềm vui tuyệt đối. Tôi đã không còn phiền não và không bao giờ còn quay trở lại phiền não nữa. Phiền não đã cao chạy xa bay, để lại đất tâm niềm an tịnh vĩnh cữu. Giống như người nông dân bỏ đi những sâu bọ và côn trùng có thể gây hại, quyết tâm bảo vệ thuở ruộng của mình. Tôi cày ruộng như vậy đó nhưng tôi cày đến đâu phiền não tan biến đến đó. Do phiền não không còn, hoa trái mọc ra, đó là niềm vui, là an lạc, là thảnh thơi, là hạnh phúc tuyệt đối."
Nghe lời Phật nói xong, ông Kasi rất cảm kích. Ông bới đầy một bát cơm, rồi ông chế vào một bát sữa, trộn hai thứ lại với nhau, cung kính dâng lên Phật. Ông nói, "Tôn giả Gotama, xin ngài hãy thọ nhận bát cơm sữa này, ngài đích thực là một người nông dân, ngài đã ra đồng, đã cày bừa, đã gieo mạ, đã dẫn nước vào đồng, là một người nông dân thực thụ chăm sóc cho mảnh đất tâm của mình, và hoa trái của ngài là giải thoát, là giác ngộ, là không sinh không diệt."
Đức Phật đưa tay ra dấu hiệu từ chối, Vật thực này do sự giảng đạo không phải thời cho tôi nên tôi chưa thể nhận vật thực này. Trong lúc này tôi không thể dùng vật thực, nếu ông muốn cúng dường, hãy để một dịp khác thích hợp hơn.
Ông Kasi lấy làm cảm phục, quỳ xuống lạy Phật và xin xuất gia theo Phật. Do thực tập cần mẫn, không bao lâu sau, ông đắc quả A La Hán.
Qua câu chuyện, mình thấy người đi tu không phải là không còn làm việc, không còn lao động và sản xuất. Họ vẫn làm việc nhưng cách làm việc của họ không như người đời thường làm. Họ vẫn ra đồng làm việc, vẩn trồng rau, vẫn quét dọn, vẫn nấu cơm nhưng tất cả mọi thứ họ làm đều có năng lượng của chánh niệm, tức là chú tâm vào công việc đang làm, không thả tâm vào những chuyện của phiền não, chuyện phù phiếm, chuyện thế gian, nói chung là những chuyện có thể gây khổ đau.
Họ sử dụng ngay thân tâm này để phát triển chánh niệm. Bằng sự siêng năng và thực tập liên tục, họ phát triển được định, một nội lực mạnh mẽ mà không có gì có thể lay chuyển được, lúc này thân tâm họ như phiến đá, vững chãi và không đổi dời. Và chuyện gì đến cũng sẽ đến, trí tuệ là hoa trái của thực tập, họ giải thoát bằng chính trí tuệ, không còn kẹt vào phiền não nào nữa, cho dù đó là phiền não nhỏ nhất. Cúng dường cho các vị này là cúng dường đúng đắn, không chỉ tạo điều kiện cho họ hành trì chánh pháp mà còn yểm trợ cho việc duy trì chánh pháp cho con cháu ở hiện tại và tương lai.
Đức tin là hạt giống
Kỉ luật là hạt mưa
Trí tuệ là cây cày
Khiêm tốn ở ngay đây.
Tâm chính là dây cương
Niệm chính là lưỡi cày
Cắt những dòng cỏ dại
Làm héo úa hình hài.
Hành động trong chính đáng
Ăn uống có độ lượng
Hướng về quả tối thượng.
Buông hết phiền não lo
Tinh tấn trong an tịnh
Tâm không còn co ro.
Gieo hạt giống từ bi
Ngày đêm luôn hành trì
Gặt hái quả chánh tri.
Cát Phượng (Tuvien.com)