(GNO-Hà Nội): Ngày 29-4, tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức Hội thảo khoa học "Hòa thượng Kim Cương Tử (1914-2001) và sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Hội thảo tổ chức nhân tưởng niệm 10 năm ngày Hòa thượng viên tịch (2001-2011).st1:*{behavior:url(#ieooui) }

	Hà Nội: Đại lễ tưởng niệm & Hội thảo khoa học về Hòa thượng Kim Cương Tử

Hà Nội: Đại lễ tưởng niệm & Hội thảo khoa học về Hòa thượng Kim Cương Tử

(GNO-Hà Nội): Ngày 29-4, tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức Hội thảo khoa học "Hòa thượng Kim Cương Tử (1914-2001) và sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Hội thảo tổ chức nhân tưởng niệm 10 năm ngày Hòa thượng viên tịch (2001-2011).

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có HT. Thích Thanh Bích - Thành viên HĐCM; HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT. Thích Đức Nghiệp, Phó Thư ký HĐCM; chư tôn đức HĐTS, BTS Phật giáo các tỉnh thành hội Phật giáo trong cả nước.

Về phía quan khách có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, ông Hà Văn Núi - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu; Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan chức năng, Sở Nội vụ, cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng T.Ư, địa phương, HĐND, UBND, UBMTTQ quận Tây Hồ và đông đảo bà con Phật tử các tỉnh thành về tham dự.

dsc_0782_jpg.jpg

  TT. Thích Bảo Nghiêm đọc tiểu sử cố Đại lão Hoà thượng

Tại lễ tưởng niệm,TT. Thích Bảo Nghiêm đã thay mặt Trung ương Giáo hội ôn lại tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của cố HT. Kim Cương Tử.

Đại lão Hoà thượng Kim Cương Tử, thế danh Trần Hữu Cung, sinh ngày 16-10 năm Giáp Dần (1914) tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nơi đất thành Nam, phủ Thiên Trường nổi danh với chùa tháp. Ngài sinh trưởng trong dòng họ Trần có danh đức nổi tiếng nhiều đời. Ngài là con trai độc nhất trong gia đình, thân phụ là cụ ông Trần Hữu Tạo, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Quy...

Ngay từ thuở thiếu thời, trước khi đến trường học tập, Ngài đã được thân phụ truyền dạy Nho học và chữ Quốc ngữ, tham học các nghề như thợ may, thợ mộc, nghề y, dạy học... Ngài đã học nửa khoá Tổng sư tại địa phương.

Năm 15 tuổi, Ngài đã sớm nhận thức được cảnh trần gian ảo mộng, cuộc đời giả huyễn vô thường.

Năm 19 tuổi (1939), Ngài chính thức xuất gia đầu Phật tại chùa Cả, thành phố Nam Định, đầu sư học đạo với Sư tổ pháp hiệu Chính Đản.

Năm 1937, Ngài trở về chùa Cả, tỉnh Nam Định phụng Phật, sự Sư. Ngài được Sư tổ đăng đàn trao truyền giới Cụ túc tại Tổ đình chùa Cả.

Năm 23 tuổi (1938), tại hạ trường chùa Cả, Ngài đã học thông suốt cả bộ luật Tứ phần.

Năm 24 tuổi (1939), Ngài tham dự khoá thi đầu tiên tại Trường Trung học Phật giáo Bắc Kỳ và giành giải nhì tại kỳ thi đó.

Năm 1953, Ngài giảng dạy tại Trường Trung học Phật giáo Bắc Việt và dạy ở một số trường lẻ như Vân Hồ, Linh Đường Bồ Đề, trường Bái Trạch chùa Cả Nam Định và Hải Phòng.

Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, Ngài đã tham gia phong trào Phật giáo yêu nước. Năm 1956, Ngài giữ chức Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo thủ đô.

Từ năm 1957 đến năm 1983, suốt 26 năm công tác Phật sự tại Hải Phòng, trải qua không biết bao nhiêu gian nan vất vả, Ngài đã có công lớn trong việc xây dựng phong trào Phật giáo yêu nước, đã sớm thành lập được Chi hội Phật giáo Thống nhất tại các địa phương khác trên miền Bắc.

Trước khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Ngài đã về quê, theo bản nguyện chí công vô tư, hoá gia vi tự, Ngài đã xây dựng toà Kim Cương bảo tháp trên đất hương hoả của tổ tiên để lại, từ đó quê hương Ngài mới có 1 ngôi chùa và được gọi là chùa làng Mỹ.

Tại Đại hội thống nhất Phật giáo cả nước ngày 7 tháng 11 năm 1981, Ngài được suy cử làm Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Nghi lễ TƯGH, đồng thời là giảng viên dạy môn Luật học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam khoá I tại chùa Quán Sứ - Hà Nội.

Từ 1982-1983, do đảm trách nhiều trọng trách của Giáo hội, Ngài được Trung ương Giáo hội bổ nhiệm về trụ trì chùa Trấn Quốc, TP.Hà Nội, tham gia lãnh đạo Phật giáo thành phố Hà Nội. Ngài được Tăng Ni thủ đô suy cử giữ chức Phó ban Trị sự kiêm Ủy viên Giáo dục Tăng ni Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội từ năm 1987 đến ngày viên tịch.

Năm 1985, Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN.

Năm 1990, Ngài được cử giữ chức Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học.

Năm 1988, Ngài được Giáo hội cử tham gia đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam đi thăm hữu nghị Phật giáo các nước Liên Xô, Mông Cổ, Campuchia, góp phần thắt chặt tình hữu nghị đoàn kết thông cảm hiểu biết lẫn nhau với Phật giáo các nước bạn.

Ngài đã trụ trì Tổ đình Trấn Quốc là một di tích lịch sử-văn hoá tín ngưỡng lớn của dân tộc. Trên cương vị trụ trì từ năm 1983, Ngài đã tận tâm trong việc hoằng dương Chính pháp, ngoài việc giảng dạy cho Tăng Ni, tín đồ Phật tử tu học,

Năm 1958, Ngài đã tham gia Uỷ viên UBMTTQ thành phố Hải Phòng. Từ năm 1983 là Uỷ viên UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khoá X và khoá XI. Năm 1985, tham gia Uỷ viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khoá II và khoá III và Uỷ viên UBTƯ MTTQ Việt Nam trong nhiều khoá, đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khoá IX, X, XI, đại biểu Quốc hội các khoá VIII, IX, X.

Đại lão Hoà thượng đã được Hội đồng Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân" của UBTƯ MTTQ Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen của Giáo hội, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội.

Ngài đã an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 16 giờ 54 ngày 23 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 1 tháng 4 năm Tân Tỵ), trụ thế 88 năm, hạ lạp 60 năm.

Cả cuộc đời hơn 80 mùa sen nở, Đại lão Hoà thượng hiến dâng trọn đời cho Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Cuộc đời hành đạo và hoá đạo của Ngài rất bình dị chân tu thực học, nghiêm trì Thi la tịnh giới, luôn khơi đèn trí tuệ Văn Thù và thể hiện hạnh nguyện Phổ Hiền Bồ tát tốt đời đẹp đạo. Ngài thật xứng đáng là một Luật sư giáo thọ của Tăng Ni, Phật tử GHPG Việt Nam, là bậc cao tăng thạc đức của thế kỷ XX và đầu XXI. Đức hạnh và trí tuệ của Ngài mãi mãi là ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho hàng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

TT.Thích Thanh Nhã - Uỷ viên HĐTS, Phó BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội, Chánh đại diện Phật giáo quận Tây Hồ, trưởng tử đại diện môn đồ pháp quyến kính dâng lời cảm niệm.

Sau lễ dâng hương tưởng niệm, Hội thảo được tổ chức trọng thể. TT. Thích Bảo Nghiêm đọc diễn văn khai mạc, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương đọc đề dẫn Hội thảo khoa học "HT. Kim Cương Tử (1914-2011) và sự nghiệp xây dựng GHPGVN".

Tại hội thảo, 40 bài tham luận nhằm tri ân bậc cao tăng trong GHPGVN đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng Đạo pháp và phục vụ Giáo hội. Các bài tham luận của Giáo sư AHLĐ Vũ Khiêu, ông Hà Văn Núi, HT. Thích Giác Toàn; HT. Thích Thiện Nhơn; TT. Thích Đồng Bổn... đã được trình bày.

Được biết, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981 – 7/11/2011), Giáo hội đã đề nghị đặt tên đường cho 4 vị cao tăng đã có nhiều công đức đóng góp cho sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Thích Thiện Hào, nhiều đại biểu đề nghị thêm Hòa thượng Kim Cương Tử (Thích Thanh Cung) và đặt cho tên đường vào chùa Trấn Quốc (Hà Nội) hay đường vào chùa Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, Nam Định chẳng hạn. Đó cũng là một hành động, một nghĩa cử tôn vinh công đức của một danh tăng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thể hiện tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, của Phật giáo Việt Nam./.

 

HT. Thích Thiện Nhơn thay mặt TƯGH đọc lời tưởng niệm

GS. Vũ Khiêu phát biểu

  Ông Hà Văn Núi - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN phát biểu

 

Tin, ảnh Xuân Loan - Tiến Bình


Về Menu

Hà Nội: Đại lễ tưởng niệm & Hội thảo khoa học về Hòa thượng Kim Cương Tử

chua cau dong benh 梵僧又说我们五人中 Dễ 栃木県 寺院数 仏壇の線香の位置 chua dot tien thap sang niem chanh tin tinh thần cầu nguyện của người phật 墓石のお手入れ方法 Sư bà Diệu Không tu sĩ ai cũng có một thời tuổi trẻ Gương sen chữa tiểu đường 4 Thiếu kẽm làm tiêu hóa khó khăn phong sinh viec de kho lam 多彩的活动作文六年级 佛教极乐世界指什么 cà ri chay Vũ Ðiệu Của Những Chiếc 彿日 不說 thuyết nhân quả nguoi 今辛一发心已后须学学业处之因相 Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt 忿怒金刚坛城中的血肉骨象征 v μ 香港佛陀教育 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 บทถวายส งฆทานสด 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol cao こころといのちの相談 浄土宗 nghiệm về nhân quảtừ viết chì và tinh thuong qua su cam thong đề buddhanandi c½u 萬分感謝師父 阿彌陀佛 xuan ve cung on lai hanh nguyen tu bi hy xa cua thập nhị nhân duyên 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 mot huong nhin khac ve giao phap dai thua Một đời giới hạnh thanh cao nhiệt tâm giáo dục thiếu nhi từng độ tuổi theo duc phat voi tuoi tho nhin tu tranh Phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung thư vú Chùa Quang Minh dÃ Æ 白骨观 危险性 Giç háu 證嚴上人第一位人文真善美