Hàn Quốc trong tôi bây giờ vẫn là đất nước của những câu chuyện ngôn tình đấy, nhưng đó không còn là câu chuyện ngôn tình về các “soái ca” trong phim ảnh mà các bạn trẻ vẫn thường hay kể, với tôi, Hàn Quốc bây giờ là tên gọi của tình yêu thương, của những
Hàn Quốc trong tôi là...

sự cố gắng bền bỉ, của nét văn hóa đặc sắc và của những con người thân thiện, hòa đồng. Nơi ấy…duyên đưa đến và rồi…nhớ mãi.
Người ta gọi Hàn Quốc là xứ sở của món kim chi cay nồng đến xé lưỡi, là đất nước của những chai rượu soju tuyệt hảo hay đất nước của những câu chuyện ngôn tình lãng mạn, của những hòn đảo thần tiên làm say đắm lòng người, của những “soái ca”, “soái tỉ” mà các bạn trẻ thường hay ca tụng. Tôi cũng biết đến Hàn Quốc với những thứ mỹ miều như thế. Để rồi khi đặt chân đến đây, tôi hoàn toàn bất ngờ và bị chinh phục bởi những thứ thật bình dị và giản đơn.

Tôi đến Hàn Quốc đúng vào mùa hoa cải nở rộ, đó là những ngày nắng ấm áp và những thảm cải đua nhau khoe sắc, bình yên, lắng đọng mà quyến rũ. Màu vàng ươm tươi mới của những thảm cải ấy khiến lòng tôi xao xuyến, có chút rất Việt Nam lại ùa về, vấn vương và gần gũi đến lạ khi lần đầu tiên đặt chân đến xứ người. Chính vì ở nơi đó, giữa sự phồn thịnh và xa hoa của đất nước Phát triển thì trái tim của những con người Việt Nam vẫn luôn nồng nàn và cháy bỏng. Ở đó, những con người có chung dòng máu Việt đã tìm được nhau, họ cùng nhau thực hiện lí tưởng sống cao cả để rồi đạo tràng Viên Ngộ ra đời.

Hạnh phúc biết bao khi tiếng chuông tỉnh thức, khi những lời kinh tiếng kệ ngân vang giữa nơi đất khách quê người, và cũng thật tự hào biết bao vì dù đi xa đến bao lâu đi chăng nữa, dù có bận bịu lo toan cho cuộc sống mà phải mưu sinh vất vả thế nào thì những trái tim ấy vẫn luôn hướng đến Phật pháp, hướng đến thiện nguyện, hướng đến những điều cao cả và tốt đẹp nhất.

Nhân duyên đưa tôi đến gặp anh – Đại đức Thích Tường Thanh (xin được gọi một tiếng anh rất đời nhưng đó là tất cả sự tôn kính, ngưỡng mộ và tự hào về một người huynh đệ cùng con đường xuất gia đầu Phật) – một vị tăng trẻ xuất thân từ miền đất thùy dương cát trắng Nha Trang, với tuổi đời và tuổi đạo còn rất trẻ nhưng mang trong mình lí tưởng cao đẹp của người con Phật, chính vì vậy sau 15 năm xuất gia anh đã phát nguyện trải thân hành đạo, tu học và gắn bó với kiều bào tại xứ sở kim chi, anh đem ánh sáng Phật pháp đến với cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, giúp họ có đời sống tinh thần vững chải để vượt qua những khó khăn, những “stress” của cuộc sống thường ngày.

Đời sống kinh tế của Phật tử ở đây vốn đã khó khăn và đời sống tinh thần lại càng nghèo nàn hơn, họ chưa có một đoàn thể tu học, một trung tâm văn hóa Việt, một ngôi chùa Việt trên đất Hàn, đó chính là những niềm ưu tư lớn cho những người có tâm huyết với cộng đồng như anh. Vất vả ư? Có đấy. Bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, nếp sống ư? Đó là điều khiến anh lo ngại và trăn trở nhưng trên hết là sự yêu thương, là sự cố gắng và kiên trì để từ một trang mạng xã hội Facebook có tên “Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc” đến bây giờ nó đã lớn mạnh thành 8 đạo tràng tu học với  khoảng 700 Phật tử sinh hoạt, ấy vậy mà ý chí quyết tâm của anh vẫn chưa một ngày ngưng nghỉ.

Anh cùng Phật tử người Việt tại xứ Hàn vẫn hằng ngày miệt mài ươm mầm hạt giống từ bi, tận tâm, tận tình chăm sóc để nó ngày một lớn dần và phát triển thêm. Khó khăn còn đó, chông gai còn đó nhưng tôi tin với tâm nguyện cao cả và bằng lòng quyết tâm, ý chí không ngại khó, ngại khổ thì anh và cộng động người Việt sẽ làm được và sẽ được hơn nhiều lần như thế.


Đại đức Thích Tường Thanh

 
Tại xứ kim chi ấy, nhân duyên cũng đưa tôi đến thăm và thắp nén tâm hương tại Quảng trường Gwanghwamun, nơi đây có đài tưởng niệm và bàn thờ của 304 em học sinh trung học đã ra đi mãi mãi sau vụ chìm tàu Sewol hồi tháng 4 năm 2014. (Ngày 16/4/2014, chiếc tàu Sewol tải trọng 6.825 tấn chở theo 476 người đã bị lật nghiêng rồi chìm dần khi đang thực hiện hải trình từ Incheon tới Jeju, Hàn Quốc. Trong số những hành khách có mặt trên chuyến tàu định mệnh, hơn 300 người là học sinh và giáo viên đến từ trường trung học Danwon, gần thủ đô Seoul. Họ đang cùng nhau tới Jeju dã ngoại. Vụ chìm tàu khiến 304 người chết, trở thành tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất Hàn Quốc).

3 năm sau thảm kịch kinh hoàng ấy, phà Sewol sắp được “trở về” từ đáy đại dương nhưng 304 con người đã ra đi mãi mãi để lại hàng trăm nghìn nỗi đau chưa thể nào nguôi ngoai. Có thể gọi vụ chìm phà ấy như một thảm kịch tàu Titanic thời hiện đại của Hàn Quốc, nó nhấn chìm hy vọng của biết bao gia đình xuống cùng đáy biển sâu.

Đứng trước di ảnh, lòng tôi nặng trĩu, tôi như nghe thấy tiếng thét gào thảm khốc của những nạn nhân đang cố vùng vẫy để thoát khoải bàn tay tử thần, những tiếng kêu cứu thất thanh, những lời nhắn gửi sau cùng trước khi về với lòng đất mẹ,… và tôi cũng thấy được bầu không khí tang thương bao trùm lên khắp đất nước Hàn Quốc ngày ấy cho đến tận bây giờ.
  Chưa bao giờ, người dân Hàn Quốc lại khóc nhiều như vậy, khóc cho nỗi đau của 304 con người bị tước đọat đi quyền sống, khóc cho sự tuyệt vọng của người ở lại, khóc cho sự chịu đựng, khóc cho sự dày vò, khóc cho câu chuyện của những con người dũng cảm, khóc cho lời trăn trối cuối cùng của những cô cậu học sinh gửi tới bố mẹ trước khi cái chết ập tới, những bàn thờ tập thể được lập nên... tất cả như hòa vào niềm đau thương của cả dân tộc.

Đằng sau di ảnh là số phận của những đứa trẻ đang ở độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời, còn gì đau đớn hơn khi chúng đang vui đùa và không hề hay biết rằng mình sẽ không bao giờ được trở lại đất liền cho đến khi tàu chìm dần. Không đau sao được, không thương sao được chứ? Bao nhiêu giọt nước mắt để đong đầy nỗi nhớ, bao nhiêu lời cầu nguyện để nỗi đau được xoa dịu….tất cả sẽ không bao giờ và không điều gì có thể bù đắp được. Tôi cúi đầu cố ngăn dòng nước mắt…cánh hoa trắng thay lời nhắn gửi rằng hãy an yên…




Sau buổi viếng thăm nhiều cảm xúc ấy, duyên lại đưa tôi đến thăm các ngôi chùa đậm văn hóa Hàn Quốc, tôi lấy đó làm niềm vui và vinh hạnh cho bản thân mình. Những cuộc gặp gỡ ấy giúp tôi nhận ra rằng, Phật giáo Hàn Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ, giống như một sự phục hưng hoàn hảo sau thời gian ngủ quên khá dài. Tại sao lại gọi là ngủ quên? Bởi, trước đây khi nói đến Phật giáo tại xứ Hàn người ta nghĩ ngay đến sự suy sụp bởi tình trạng phân chia nội bộ và sự tấn công công của các thành phần cực đoan từ các tôn giáo khác.

Chính vì điều này mà vai trò của Phật giáo dường như bị lu mờ, các ngôi chùa hầu hết được xây dựng tập trung trên núi cao, nó vắng vẻ và rất ít Phật tử lui tới tu học, các Tăng Ni thì miễn cưỡng nói chuyện và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ phần đông tu theo kiểu đóng cửa trì tụng kinh chú và hoàn toàn “quay lưng” với thế sự.

Thế nhưng, ngày hôm nay Phật giáo Hàn Quốc đã mở cửa đón chào thế giới, các ngôi chùa bắt đầu xuất hiện ở thành phố lớn và các nhà tu hành mang theo hành trang “xuống núi” để dấn thân vào đời, bắt đầu mục tiêu hoằng pháp độ sinh và thực hiện lí tưởng của đệ tử Đức Như Lai.

Điều dễ nhận thấy rằng Phật giáo Hàn Quốc đang cố gắng đẩy mạnh các công tác giáo dục xã hội, tham gia và đáp ứng các nhu cầu của con người trên đất nước mình. Bước chuyển mình mạnh mẽ ấy giúp cho Phật giáo gây dựng được niềm tin trong lòng người dân và họ bắt đầu tìm hiểu về Phật pháp, tìm hiểu về những điều tốt đẹp mà Phật giáo đem lại.

Giữa cuộc sống xa hoa và sự phát triển nhanh chóng về kinh tế thì người dân xứ Hàn vẫn còn ngụp lặn để tìm cho mình con đường tâm linh và những giá trị tinh thần cao cả. Họ mải mê đi tìm câu trả lời đâu là hạnh phúc thực sự và họ nhận ra rằng, không thể cứ dùng mãi "thẻ tín dụng" để trả giá cho hạnh phúc lâu dài của mình. Và rồi họ tìm được lối thoát tại những ngôi chùa, nơi có những buổi thuyết giảng, những khóa tu học, những chuyến thiện nguyện,… nơi mà người họ tìm được sự an lạc và những giá trị thực sự của cuộc sống giữa bộn bề vật chất kim tiền.




Sư Jin Ho (bên phải) chạy bộ hơn hai ngàn cây số dọc chiều dài nước Việt để gây quỹ xây công trình vệ sinh cho những ngôi trường khó khăn tại Việt Nam.

Tôi vinh dự đươc gặp nhà sư Jin Ho, trụ trì chùa Gilsang (TP Gumi, tỉnh Bắc Kyeong Sang), người đã từng đến Việt Nam và thực hiện kế hoạch chạy bộ hơn hai ngàn cây số dọc chiều dài nước hình chữ S để gây quỹ xây dựng 108 công trình vệ sinh cho những ngôi trường khó khăn tại đây. Hành trình ấy kéo dài với bao khó khăn và mệt nhọc, thời tiết khắc nghiệt là thế, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn là thế  nhưng những bước chạy vì trẻ em Việt Nam của một nhà sư xứ Hàn vẫn không hề chậm lại.

Nó đã gõ cửa đánh thức và thực sự lay động hàng triệu triệu con tim người Việt. Hành động ấy không chỉ là để thay lời xin lỗi đến đất nước Việt Nam (như lời thầy nói) mà nó xuất phát từ tình yêu thương, từ sự xúc động và ray rứt khi chứng kiến điều kiện học tập của trẻ em Việt Nam tại những ngôi trường nghèo với những nhà vệ sinh xập xệ và bẩn thỉu.

Tôi ngưỡng mộ tấm lòng của thầy vì không chỉ với Việt Nam mà thầy dường như sẵn sàng dang tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi nơi và trung tâm dành cho người nước ngoài bị cơ nhỡ của thầy ra đời cũng trên tinh thần như thế. Xin chấp tay khấn nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho Thầy và những người bạn đồng hành luôn luôn khỏe mạnh để những bước đi thêm vững vàng trên con đường thiện nguyện của mình.

Hàn Quốc trong tôi bây giờ vẫn là đất nước của những câu chuyện ngôn tình đấy, nhưng đó không còn là câu chuyện ngôn tình về các “soái ca”, trong phim ảnh mà các bạn trẻ vẫn thường hay kể, với tôi, Hàn Quốc bây giờ là tên gọi của tình yêu thương, của những sự cố gắng bền bỉ, của nét văn hóa đặc sắc và của những con người thân thiện, hòa đồng. Nơi ấy…duyên đưa đến và rồi…nhớ mãi.




Bài viết: "Hàn Quốc trong tôi là..."
Thích Nghiêm Thuận - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

hàn quốc trong tôi là... han quoc trong toi la tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chữ hiếu và đạo hiếu qua lời em còn trẻ Linh ứng hay nhiệm han quoc trong toi la nía Trà câu chuyện về niệm phật và cầu Viết テp dù con có là ai khÒ nhà mó háºnh niem phat dem lai loi ich gi cafe và thiền viết bằng cả yêu thương Chiếc túi của ông lão ăn xin cà chua đạo pháp của đức phật có phải gia i tuyệt tác tôn dung đức phật chế mùa xuân Phượng tím nhạc phố chiều mưa Tuyệt Dương Ha tâm tình người xuất gia khi nghĩ về cha Tt tom tat can ban phat giao cuộc đời thánh tăng ananda tầm sư học Chùa Phú Hòa tặng cơm chay mỗi tháng 2 nang tam thực hành để có cuộc sống hạnh phúc hoai vong ton su 3 thói quen xấu gây tổn hại tế me vang sanh quyet dinh chon ngon steve jobs định nghiệp như những dấu chiêm ngưỡng tượng phật bằng đồng thiểu lịch Sạc pin điện thoại lúc ngủ làm tăng Giỗ tổ khai sơn chùa Pháp Giới Hạn chế và khắc phục chứng ngáy khi Nguyên nhân nhiều người trẻ bị ung Ăn nhiều chất xơ để phòng tránh ung entry đâu dạy trẻ biết cho đi