(ANTĐ) - Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, bất chợt nghĩ đến câu nói, còn cha còn mẹ thì còn được chăm sóc chứ mất cha mất mẹ, muốn cũng chẳng có người để mà phụng dưỡng. Nhưng chân lý đơn giản ấy không phải ai cũng biết mà ghi vào trong trí nhớ của mình. Chỉ đến khi, người thân yêu nhất của mình rời xa, họ mới thấm thía, muốn quay trở lại quá khứ thì đã muộn.

Hãy thương mẹ nhiều hơn!


Khi mới được sinh ra, Hà đã không khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác. Cô hay đau ốm, nên càng được bố mẹ o bế và chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy gia đình ở vùng nông thôn, nhưng cha mẹ luôn cố gắng tạo điều kiện sống cho Hà tương đối thoải mái. Nhưng người ngoài ai cũng bảo, lẽ ra Hà sẽ không phải là một cô gái yếu ớt nếu như bố mẹ Hà không cố tình tạo ra cô như thế.

Luôn tâm niệm rằng con gái mình không bằng người, Hà học kém bố mẹ cũng đổ cho là tại sức khỏe không có, không học được nên thường xuyên chạy điểm cho Hà từ khi mới bước chân đi học.

Năm nào cũng thế, Hà chẳng có lý do gì để cố gắng phải vươn lên vì bố mẹ đã lo cho, thế nào cũng được lên lớp. Bố Hà thường bảo: “Nó sống được để tôi nuôi nó cũng đã là hạnh phúc lắm rồi”.

Thực ra, Hà chỉ mắc bệnh hen suyễn cỡ nhẹ, nhưng vì cha mẹ luôn bao bọc nên cô càng ỷ lại và lúc nào cũng tỏ ra mình yếu, không thể làm được việc gì. Học hành đã chẳng đến đầu đến đũa, lại thêm tính lười và dựa dẫm vào mẹ, việc nhà Hà cũng chẳng bao giờ đụng tay vào. Nhìn Hà, người ta liên tưởng tới một nàng búp bê trong tủ kính.

Mất một khoản tiền, bố Hà cũng đã chạy cho cô đỗ hệ tại chức một trường cao đẳng. Cũng may, nghề của Hà lại đang thiếu nhân lực nên ra trường, Hà cũng có được một chỗ làm tử tế ở thành phố. Những tưởng như thế, Hà có thể tự lập, xây dựng một cuộc sống cho chính mình mà không cần có người thân bên cạnh.

Nhưng Hà đúng là “buồn ngủ gặp chiếu manh”. Người anh trai của cô xây dựng gia đình ở thành phố, mẹ Hà phải ra trông cháu. Thế là Hà lại được về ở với mẹ, lại được mẹ chăm sóc như những ngày ở nhà.

Có một điều đáng trách nhất ở Hà, đó là khi tình cảm của những người thân yêu nhất dành cho cô quá lớn, cô không cảm nhận được và sự ích kỷ đã lấn át hết tình thương mà lẽ ra cô phải dành cho mọi người.

Bố mẹ mỗi ngày mỗi tuổi, chăm sóc cho cháu đã quá mệt mỏi nhưng Hà luôn đòi hỏi bố mẹ phải quan tâm đến mình nhiều hơn. Cô ghen tị với cả đứa con của người anh, cho rằng vì nó mà cô không còn được cưng chiều như trước, bị mắng nhiều hơn vì những lỗi không đâu do đứa cháu gây ra.

Miếng ngon bà dành cho cháu cũng bị Hà so bì, sao mình không được. Chưa bao giờ, khi thấy mẹ mệt mỏi, Hà có một lời hỏi thăm, chăm sóc mà toàn những câu nói kiểu như ra lệnh, cho rằng mình là một người hiểu biết, có quyền được như thế.

Mỗi khi Hà mệt, mẹ dễ dàng cạo gió cho cô, nấu những món cô thích mong cô ăn nhiều hơn một chút để chóng lành bệnh. Nhưng khi mẹ mệt, Hà không biết làm những điều đơn giản như thế, và đáng buồn hơn người làm điều ấy lại là Nguyệt - chị dâu của Hà.

Nguyệt cũng nhiều lần nói với cô, khi chưa đi lấy chồng, còn được ở bên cạnh thì cố gắng yêu thương mẹ hơn, để đến khi lấy chồng, xa gia đình, muốn được nâng giấc cho mẹ cũng khó lắm. Song những điều ấy có mấy khi lọt tai Hà.

Hà cứ sống như thế, nhạt nhẽo và bàng quan. Sự thờ ơ của cô với chính gia đình mình đã phải trả một giá không ai có thể ngờ. Mẹ cô mắc trọng bệnh, một căn bệnh quái ác.

Khi biết mình bị bệnh, mẹ Hà giấu tất cả người thân trong nhà, lặng lẽ làm những công việc bình dị để chăm sóc cho con cái những ngày cuối đời. Nguyệt đã nhận thấy những điều không bình thường, nói để Hà điều chỉnh hành vi trong cách sinh hoạt của mình. Hà vâng dạ xem ra có vẻ rất ngoan ngoãn, rằng sẽ để ý đến mẹ nhiều hơn.

Nhưng với lý do sáng phải đi làm sớm, chiều lại về muộn, nên quần áo của Hà mẹ vẫn phải giặt, bữa tối của gia đình mẹ vẫn phải nấu. Nguyệt cũng cố gắng thu xếp thời gian để được chăm sóc mẹ chồng nhiều hơn, nhưng chị còn con nhỏ, nên cũng chỉ vòng ngoài qua loa.

Cái ngày không ai chờ đợi cũng đến. Mẹ Hà ra đi có vẻ nhẹ nhàng nhưng ẩn bên trong là cơn đau xé ruột. Ung thư dạ dày di căn đã tàn phá toàn bộ nội tạng cơ thể bà. Hôm ấy là cuối tuần, tất cả các thành viên trong gia đình đều ở nhà để làm một bữa cơm đoàn viên, chỉ thiếu Hà còn bận đi chơi với bạn.

Một ngày không bình thường, dường như trong thâm tâm mọi người đều thấy có điều bất ổn, ai cũng khuyên Hà nên ở nhà. Tiếng chị Nguyệt dấm dứt trong máy di động mới khiến Hà choàng tỉnh như ở cõi mơ vừa chạm đất.

Giờ đây, nước mắt cô rơi không thể xoa dịu sự ân hận đang ngập tràn trong tâm hồn. “Khi còn sống cạnh mẹ, hãy thương yêu mẹ nhiều hơn” - lời chị Nguyệt văng vẳng đâu đây cuốn tan cùng cơn gió chiều vội vã.    

Ngọc Bích(ANTĐ)


Về Menu

Hãy thương mẹ nhiều hơn!

chúng ta sống chứ không đơn thuần chỉ bテケi 9 Chính mét 正信的佛教 lạy phật doi dien voi niem dau trong ta phat 118 chiêm ngưỡng đại tượng phật a di đà æ Học giao sử trẻ Linh ứng hay nhiệm mầu nguồn han quoc bẠtuc Niå³ å ˆ Hòa hanh phuc that su cua nguoi tieu dung la nhà quên khÃƒÆ hài Má³ phát y thiên thần vẽ ước mơ tuong niem dai lao ht thich tri tinh cau chuyen nguoi mu so Vui dựng toan Thiền Tăng Bác Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư danh hòa thượng thích bửu lai huy thiền có thể giúp ngăn ngừa các bệnh rung úng minh Mối Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng Mất Ăn chay Linh cảm ứng Quán Thế Âm lang Bì cuốn chay bổ Thử bà kanadeva bản chất của mộng và thực Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay Mùa Vu lan của những yêu thương quan niệm về đạo đức nghề nghiệp làm thế nào để hướng dẫn một đời HẠSinh hoc