Con người khổ là do mình tạo ra rồi gánh lấy, mình tạo ra hận thù nên phải gánh chịu hậu quả của hận thù đó Tùy theo cách nhận thức mà mình sẽ thấy khổ đau hay hạnh phúc
Hãy thương người mình chưa thương

Con người khổ là do mình tạo ra rồi gánh lấy, mình tạo ra hận thù nên phải gánh chịu hậu quả của hận thù đó. Tùy theo cách nhận thức mà mình sẽ thấy khổ đau hay hạnh phúc Devadatta Âm Mưu Ám Sát Phật, Lăn Đá Hại Phật, Thả Voi Say Hại Phật
Đức Phật nhiều lần bị ám sát, trong đó có sự chủ mưu của Devadatta. Có lần Phật hành thiền trên núi Griddhakùta, ngài nghe tiếng động từ nhỏ đến lớn. Phật nói to, Ai đó, ra đây đi, giờ này đến đây làm gì. Một thanh niên cường tráng xuất hiện, tay cầm gươm, vẻ mặt tỏ lộ sợ hãi và run rẩy. Người thanh niên quỳ xuống thưa, Thưa ngài Gotama, con được lệnh đến để giết ngài, nhưng con sợ quá, con không dám ra tay, nếu con không giết ngài, người ta sẽ giết con mất.

Phật hỏi, Ai đã sai anh đến giết ta? Người thanh niên nói, Dạ có người nhờ con đến giết ngài, con sợ lắm, con không nói được đâu. Phật vẫn điềm tĩnh, Anh không nói cũng không sao, nhưng bây giờ anh hãy về nhà, dẫn người nhà trốn đi, đi qua nơi khác mà sinh sống lương thiện, đừng làm nghề này nữa, đừng ở đây mà tổn hại đến tính mạng. Người thanh niên lập tức cảm tạ Phật và rời khỏi chỗ đó.

 

Thất bại vì không giết được Phật, Devadatta thuê 31 cung thủ phục kích bắn lén Phật. Nhưng khi Phật đi ngang qua với vẻ mặt thảnh thơi, điềm đạm, uy nghi, họ bị cảm hóa, nên bước ra thú tội với Phật và xin xuất gia.

Thuê người không có kết quả, Devadatta quyết định tự mình đi giết Phật. Buổi chiều nọ, thấy Phật đi thiền hành xuống núi, trên sườn núi Griddhakùta, đến chỗ đường hẹp có dốc đá cao, Devadatta đứng trên dốc lăn xuống một tảng đá lớn, tảng đá đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Do đi trên con đường hẹp và hai bên là vách núi cao, Phật không thể nào tránh được.

Nhưng tảng đá trên đường lăn của nó, va phải hai tảng đá khá ở lưng chừng dốc, bị vỡ ra thành nhiều mảnh, một mảnh nhỏ văng trúng chân Phật, làm ngài chảy máu ướt cả vạt áo sanghàti. Các thầy khiêng Phật xuống chân núi, băng bó vết thương tạm rồi đưa ngài đến vườn xoài của ông Jìvaka để nghỉ.

Ông Jìvaka là y sĩ, giúp Phật tẩy trùng, đắp thuốc và băng bó vết thương. Tối hôm đó Phật nói về năm tội nặng có thể bị đọa vào địa ngục A tỳ, đó là giết ba, giết mẹ, giết A La Hán, phá hòa hợp tăng và làm thân Phật chảy máu. Năm tội nặng này sẽ khiến người phạm chịu khổ liên tục trong địa ngục cho đến khi hết nghiệp mới ra khỏi. Sáng hôm sau y sĩ Jìvaka đến thăm Phật, ông sốt sắng hỏi, Thế Tôn, vết thương có làm ngài đau nhức lắm không.

Phật ôn tồn nói, Người có đầy đủ giới hạnh thì không còn thiếu thốn gì nên không biết buồn rầu, người đã tự giải thoát mọi buộc ràng thế gian nên không còn biết đau đớn, người buông bỏ mọi vướng mắc thì cái gì gọi là đau khổ nữa.

Devadatta cay cú vì không giết được Phật nên lập âm mưu mới. Một lần, Phật và các thầy đi từ tinh xá Venuvana vào thành Ràjagaha khất thực. Mới tới cổng thành, mọi người nghe dân chúng la hoảng, bỏ chạy tứ tung.

Một con voi từ chuồng voi hoàng gia chạy ra, miệng rống to, chạy như bay về phía cổng thành, trông rất hung dữ và điên dại, đôi mắt đỏ ngầu. Một số thầy chạy tìm chỗ núp, vài thầy núp sau lưng Phật, thầy Anan kéo Phật sang một bên, nhưng Phật không di chuyển, ngài vẫn đứng yên chỗ cũ.

Thầy Anan định đứng che cho Phật thì nghe tiếng rống rất gần, tiếng rống của con voi oai vệ nhất núi rừng, vang dội khắp kinh thành. Đó là tiếng rống của Phật, cách rống của voi mà Phật đã học được khi thực tập trong rừng. Con voi hung dữ bỗng nhiên khựng lại, đôi mắt thay đổi, ngoan ngoãn nằm mọp xuống đất.

Phật rải tâm từ đến con voi và bằng lòng từ bi, ngài đưa tay sờ đầu của nó, rồi nắm lấy vòi voi dẫn về chuồng của hoàng gia trong sự tán thưởng của dân chúng hai bên đường. Từ miệng voi, mùi rượu nồng nặc tỏa ra. Phật nhắc người quản voi, Này ông, con voi này tính tình bất thường, ông phải coi sóc nó cẩn thận, đừng để nó chạy ra đường làm hại sinh mạng người dân.

Vậy đó, thưa quý vị, hãy thương và giúp đỡ người hại mình. Người thanh niên chuẩn bị giết Phật nhưng sau đó Phật lại giúp người này trở lại, không mảy may hận thù.

Do miếng cơm manh áo, người thanh niên đành bán cả lương tri, đành đoạn cầm dao giết chết bậc đại giác ngộ và nguy hiểm cả tính mạng. Bậc giác ngộ cảm hóa được người thanh niên nhờ năng lượng tình thương mạnh mẽ, nên ác nghiệp đã không diễn ra. Người thanh niên vẫn còn chút ít phước báu để không gây ác nghiệp và không dấn thân sâu hơn nữa vào con đường trầm luân.

Phật duy trì được niềm vui và xa lánh hận thù do không phát khởi tâm sân, không giận người thanh niên và không muốn đi xa hơn nữa về người chủ mưu. Ngài làm được vậy vì quá đỗi yêu thương chúng sinh đang phiền não, đang chìm đắm ngoài kia.

Sử dụng tình thương để hóa giải hận thù, mình chấm dứt hận thù bằng cách không để cho hận thù phát khởi vì hận thù sẽ kéo theo hận thù. Có thể ngài từng có oan trái với người chủ mưu, nên người chủ mưu dùng phương tiện là người thanh niên để giải đi oan kết. Nếu ngài căm thù người chủ mưu và tìm cách trả đũa, chắc chắn oan trái sẽ gia tăng thêm, muốn chấm dứt oan trái, hãy im lặng, im lặng để tình thương ngập tràn.

Oan trái là một pháp và pháp tự thân có thể giái thoát nên oan trái tự thân có thể giải thoát. Oan trái tự nhiên chấm dứt, còn làm đủ thứ việc nhiều khi làm gia tăng thêm oan trái. Thản nhiên với oan trái thì oan trái trôi đi như làn gió thoảng.

Thản nhiên với khổ đau thì khổ đau sẽ tan nát như vi trần. Thản nhiên không phải là thờ ơ và vô cảm, mà là điềm tĩnh trước khổ đau vì đã quá biết rõ bộ mặt thật của khổ đau, nên khổ đau kia chỉ là tên gọi, chỉ là ý niệm, chỉ là pháp, mà pháp thì vô ngã, pháp đã tự giải thoát và khổ đau cũng tự giải thoát, tự chuyển hóa rồi. Tha thứ cho oan trái thì oan trái sẽ đi chỗ khác chơi, không trói mình bằng sợi dây oan nghiệt.

Sử dụng lời ái ngữ và hòa giải để chấm dứt oan trái, sử dụng tha thứ và mở trái tim ra mà ôm lấy oan trái, oan trái sẽ không gây đau khổ mà tự động tan biến. Xung quanh mình tràn ngập tình thương, hoa đang nở, hoa đang thương mình đấy, bầu trời đang xanh trong, bầu trời đang thương mình đấy, chim hót líu lo, muôn thú đang thương mình đấy, đừng gây oan trái làm hoa phải héo tàn, bầu trời phải xám xịt và đàn chim bay đi mất.

Từ trong sâu thẳm, trái tim đang nuôi dưỡng tình thương, nuôi dưỡng tha thứ, nuôi dưỡng sự thản nhiên, đừng gây thêm oan trái làm trái tim khô héo, làm tình thương cằn cỗi và làm sợ hãi bủa giăng. 

Hãy làm cho tâm thản nhiên, thản nhiên với oan trái, với khổ đau. Thản nhiên thì không gì là oan trái, không gì là khổ đau. Chất liệu thản nhiên là hạt giống tốt tạo ra hoa trái của tự tại, của bình thản tột cùng.

Có những oan trái và khổ đau làm đau nhức cơ thể. Mình đặt cho cơ thể này những cái nhãn hiệu, đây là đầu, đây là cổ, đây là tay, đây là chân, đây là mình. Mỗi bộ phận đều có nhãn hiệu và mình kẹt vào nhãn hiệu.

Nếu ai đả động đến nhãn hiệu là mình sừng sỏ, không chịu bỏ qua. Oan trái với bộ phận nào, bộ phận đó sẽ đau nhức. Oan trái với cái đầu, cái đầu sẽ đau nhức, oan trái với cái mình, cái mình sẽ đau nhức.

Thân này kết hợp bởi tứ đại hay bốn yếu tố nên khi bốn yếu tố này chuyển động, không quân bình, mình có cảm giác đau đớn, cảm giác này không vượt qua được sẽ sinh đau khổ. Đức Phật bị mảnh đá văng trúng chân chảy máu, chắc chắn ngài có đau đớn, nhưng ngài không bị đau đớn này làm cho đau khổ, vì ngài thấu hiểu, đã mang thân tứ đại ắt sẽ bị bệnh, ắt sẽ bị tai nạn, tứ đại không bền chắc, cho nên nhờ cái biết này mà ngài không thấy đau khổ, vì không đau khổ nên đau đớn không làm hại được ngài.

Năm tội nặng nhất gọi là ngũ nghịch tội, có thể dẫn đến quả báo ngay lập tức và phải trả nghiệp liền mà đức Phật đã nói đến. Ba mẹ là người sinh ra mình, là người thân nhất, có mối liên hệ lớn nhất, mình là sự tiếp nối của ba mẹ, công sinh thành nuôi dưỡng to lớn không gì so sánh bằng. Người giết ba mẹ là phủ nhận tất cả tình thương, triệt tiêu cả tình thương, phủ nhận tất cả ân đức mà ba mẹ trao tuyền và hạt giống quí báo mà ba mẹ trao truyền.

Giết ba mẹ thì không còn gì nữa, việc gì cũng dám làm, người trong nhà còn giết thì nói chi đến người bên ngoài. Tội nặng không thể lường được. Tiếp theo, tăng đoàn là phước điền của chúng sinh, là đoàn thể nguyện sống đời tỉnh thức, là tiếp nối của đức Phật.

Người mà phá hòa hợp tăng, làm cản trở con đường tu tập của họ, con đường giải thoát xa dần, phước điền bị mai một, đạo pháp bị tàn lụi, chẳng tội nào cao hơn tội này nữa, đây là kiểu tội ngăn cản sự thanh tịnh.

Bậc A La Hán là người đã chứng ngộ Niết bàn, tiếp xúc với giải thoát trong hiện tại, là người có giới hạnh và phước báo lớn. Giết một người giới hạnh và phước báo lớn là đồng lõa với việc tạo ra sự bất hạnh, suy đồi và chối bỏ phước báo, tội này không biết phải dùng ngôn từ gì để nói nữa. Làm thân Phật chảy máu là một tội nặng khác.

Phật có mặt trên đời là nhân duyên kết hợp của hằng hà sa số phước báo và tu tập, làm một người tỉnh thức tột cùng đau đớn, chẳng khác nào làm hằng hà sa số Phật đau đớn. Đau khổ đến với người liên tục mãi không thôi.

Do không kham nhẫn trước tâm độc, mình bỏ thân mạng nơi địa ngục. Vậy có ai mang địa ngục đến cho mình đâu, tự mình xây địa ngục giam hãm mình. Muốn thoát ngục, phải tu, phải sám hối những tội đã làm. Trước Tam Bảo tối thượng, hãy quỳ xuống mà thành tâm sám hối, đồng thời làm những việc thiện, tu tập miên mật nhằm hóa giải nghiệp chướng.

Việc giữ giới rất quan trọng, trong đó có giới không sát sinh, giới tôn trọng sự thật, giới không tà dâm… để làm mới trở lại. Người giữ giới là người biết kham nhẫn, biết dừng lại những việc có thể gây ác nghiệp. Người phạm tội ngũ nghịch âu cũng là do tâm quá điên đảo, đến nỗi không còn là con người nữa, mà cái gì đó rất lạ lẫm, rất xa xăm.

Thực tập rải tâm từ giúp phần nào giảm bớt tội lỗi do các tội nặng gây nên. Muốn có tâm từ để rải phải hành tâm từ, hãy tập yêu thương, hãy tập tình thương lớn. Rải tâm từ cho mình vì bản thân lúc nào cũng có nhu cầu của yêu thương, nhắc nhở bản thân biết trân quí sự sống. Rải tâm từ cho ba mẹ, vì ba mẹ là người thương nên họ cũng cần tình thương, họ là con người nên cũng cần sự sống.

Rải tâm từ cho tăng thân, các đoàn thể, các cộng đồng, vì nhân duyên mà có mặt cho nhau, cùng sống chung với nhau, nguyện mọi người an lạc và thành tựu. Rải tâm từ cho các chúng sinh, từ người đang thực tập đạo đức đến người chưa biết thực tập đạo đức.

Với người đang thực tập đạo đức, nguyện cho họ tiếp tục duy trì nền tảng đạo đức và tiến xa hơn nữa trên con đường tu tập. Với người chưa biết thực tập đạo đức, nguyện cho họ có đủ phước báo để nhận ra con đường chánh pháp.

Rải tâm từ cho ba cõi bốn loài, cho cõi dưới, cõi trên, cho chúng sinh mười phương, loài hữu tình lẫn vô tình, đều hưởng an lạc thái bình, đều tiếp xúc với bình yên, đều biết thắp đuốc lên để đi, cùng quay về bến bờ giải thoát. Rải tâm từ thì không lên án người phạm tội nặng nữa, hãy rộng đôi tay đón họ quay về nhà, bằng không họ đã sợ hãi lại càng sợ hãi hơn, đường về nhà thêm xa xôi, tội thêm nặng và thế giới thêm điêu tàn.

Năm 496 trước công nguyên, Câu Tiễn lên nối ngôi sau khi vua Doãn Thường qua đời. Lúc này, vua Ngô Hạp Lư muốn chinh phạt nên đem quân đi đánh và xâm chiến nước Việt, ngày nay là Thượng Hải.

Câu Tiễn yêu cầu quân lính đánh trả quyết liệt và đại thắng quân Ngô ở thành Huề Lý. Quân Ngô thua nặng, và vua Ngô Hạp Lư trước khi qua đời, dặn con là Ngô Phù Sai phải báo thù cho mình. Ba năm sau, Phù Sai chuẩn bị binh cường để đánh nước Việt. Hay tin, Câu Tiễn vì muốn đánh úp quân Ngô nên điều binh đánh trước.

Tướng Phạm Lãi can ngăn Câu Tiễn không nên làm như thế mà cần tìm hiểu thế lực quân địch như thế nào. Câu Tiễn bỏ ngoài tai lời của Phạm Lãi, vẫn cứ điều binh, cuối cùng bị thua to ở Phù Tiêu, rồi cùng 5000 quân còn lại trốn ở Cối Kê. Phù sai bao vây Cối Kê và Câu Tiễn nằm trong thế tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Phạm Lãi khuyên Câu Tiễn nên dùng lời lẽ khiêm nhường và hạ mình hầu lấy lòng vua Ngô, đồng thời hứa là sẽ hậu lễ để thoát nạn, nếu không được thì phải đích thân đến hành lễ Phù Sai. Sau nhiều mưu kế Câu Tiễn cũng phải đầu hàng, bị bắt về nước Ngô, chịu nhiều khổ nhục, kể cả việc nếm phân của Phù Sai.

Sau nhiều năm phục dịch, Phù Sai tin tưởng và tha cho Câu Tiễn về nước. Nhưng sự căm thù bên trong không hề nguôi ngoai, Câu Tiễn vẫn tiếp tục nuôi lòng phục thù. Phạm Lãi chia sẻ một phương cách là sử dụng mỹ nhân kế, dùng nàng Tây Thi dâng cho Phù Sai để ông vua này sa vào việc ăn chơi trụy lạc, bỏ bê việc triều chính, nhân cơ hội này mà trả thù.

Câu Tiễn theo đuổi mục tiêu báo hận cho đến cùng. Mười năm sau, nước Việt chấn hưng kinh tế, chính trị và quân sự, trở nên hết sức hùng mạnh, đã tiến vào nước Ngô đánh bại thái tử nước Ngô. Sau nhiều lần bị đánh bại, Ngô Phù Sai cho người giảng hòa nhiều lần. Câu Tiễn muốn chấp nhận nhưng Phạm Lãi can ngăn và ông vua Ngô đâm cổ tự sát.

 Qua câu chuyện lịch sử này, có thể nhận thấy lòng căm thù của con người ghê gớm, nó dẫn đến chiến tranh, nhất là lòng căm thù của nguyên thủ. Nguyên thủ quốc gia mà căm thù thì cả dân tộc chìm trong máu lửa.

Hận thù tiếp nối theo hận thù. Của cải, tài nguyên, nhân lực vật lực đều đem ra phục vụ cho hận thù. Nếu biết nhường nhịn, đối thoại và hợp tác, thì chiến tranh không xảy ra. Biết tha thứ, biết yêu thương, biết chia sẻ, thì chiến tranh không xảy ra, hòa bình sẽ kéo dài hơn.

Con người dại dột trong những trò chơi của chiến tranh như thế, chẳng qua vì lòng căm thù không thể dập tắt nổi, nó đốt cháy tâm can của người đó, không những thế, nó đốt cháy cả một thế hệ, mà thế hệ này chưa đủ, nó bắt thế hệ tiếp theo phải trả, và cứ thế mãi không thôi.

Con người khổ là do mình tạo ra rồi gánh lấy, mình tạo ra hận thù nên phải gánh chịu hậu quả của hận thù đó. Tùy theo cách nhận thức mà mình sẽ thấy khổ đau hay hạnh phúc.

Có người cho rằng đất nước mình tuy nhỏ bé, nhưng thiên hạ thái bình, người người thương yêu nhau, như vậy là hạnh phúc lắm, nhưng có người lại cho rằng như vậy là không đủ, phải bành trướng sang nước khác, phải có chiến tranh, phải là bá chủ thiên hạ thì mới có hạnh phúc, nên người này mãi không nằm trong vùng của hạnh phúc.

Đơn giản vì không biết đủ, lúc nào cũng thiếu thốn. Những khổ đau mà mình cho là người khác đem tới chỉ là ngoại cảnh, thực chất khổ không do ngoại cảnh mà do cách nhìn nhận của mình về ngoại cảnh.

Như một người ăn gói xôi cũng thấy vui mà có người ăn xôi thì thấy khổ lắm, chẳng qua là cách nhìn nhận của mình. Kiểm soát suy nghĩ, để không chiều theo cái ham muốn, ham muốn càng ít thì ngoại cảnh ít tác động, tham muốn càng nhiều thì làm nô lệ cho ngoại cảnh, chiều chuộng ngoại cảnh và mong cầu ngoại cảnh, cho nên mình khổ.

Mình hận thù vì ngoại cảnh không thuận theo suy nghĩ, mình tranh cãi vì ngoại cảnh không thuận theo tiêu chuẩn trong suy nghĩ, mình đấu đá vì ngoại cảnh không phục suy nghĩ hay tiếng nói của mình. Kiềm chế cái muốn bên trong thì cái ham thích ngoại cảnh giảm đi, hạnh phúc sẽ phát khởi. Hạnh phúc có được là nhờ biết kiềm chế như thế. Hãy làm cho tâm biết kiềm chế.

Nguồn: Damlinhthat.net
 

   

Về Menu

hãy thương người mình chưa thương hay thuong nguoi minh chua thuong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chưa 不空羂索心咒梵文 ky benh trẻ Ao điều cai toi va minh triet ve cai toi HoẠthở hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu 2014 còn Chiều Đừng tinh nghe những Thói phat phap la thuoc tri tam benh cho chung sanh Là niềm Khánh Hòa Lễ giỗ Tổ Khai sơn chùa đoàn åº Mùa gá Ÿi ï¾ï½ thiền hieu ve nhan qua đạo đức đối xử bình đẳng nét hóa Phật 15 tien trinh chet mộc hỡi Chọn BÃƒÆ i vị Học Bà cà chua Mâm ngũ quả ngày xuân thien vien truc lam Mat tong do 轉識為智 真言宗金毘羅権現法要 ß ï¾ å tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được luat lan thu tu 根本顶定 四十八願 biến Thủ sữa Thư chương ii thích ca thế tôn bổ 泰卦 nghÉ yeu Ngàn 佛教中华文化 CÃn