Du
Hiểu về nhân quả như thế nào cho đúng

"Dục tri tiền thế nhân-kim sanh thọ giả thị - dục tri lai thế quả - kim sanh tác giả thị". -muốn biết nhân trước đây, hãy xem đời sống hiện tại, muốn biết quả kiếp sau, hãy xem hành động hiện tại.
 
Đó là cách nhận xét chung chung. Đời sống hiện tại sung túc đầy đủ do nhân quá khứ bố thí giúp đỡ chúng sanh, hoặc tiết kiệm phẩm vật, xài tiền chính đáng, không phóng đãng, vung tiền qua cửa sổ...như vậy rất nhiều nguyên nhân để đưa đến quả hiện tại.Chỉ trừ người cực thiện hoặc cực ác mới không đầu thai kiếp người; cực thiện lên cỏi trời, cực ác xuống địa ngục.
                                                       ***
Mang thân người hiện tại, nhân quá khứ có cả thiện lẫn ác. Nếu thiện nhiều hơn ác thì cuộc sống tương đối thoải mái, ác nhiều hơn thiện thì cuộc sống khốn đốn vất vả. Thiện cũng tùy theo thiện, thiện do bố thí cúng dường, thiện do phục vụ chúng sanh vô ngã, thiện do cứu vớt mọi sinh vật đang lâm vào cảnh chết chóc hoặc đói khổ, thiện do tu tập chân chánh, thiện không hề sát sanh...Muôn hình vạn trạng việc thiện thì cũng sẽ có quả báo tương ứng cái thiện, nhưng còn tùy thuộc các duyên tiếp cận mà quả báo thiện có sai biệt, thế thì đừng nhìn thấy kẻ giàu sang bảo là duy nhất do kiếp trước bố thí cúng dường.

Cái ác cũng thế, do hình thức tạo ác quá khứ, gặp trợ duyên hiện tại, quả báo có thể sai biệt. Nếu quá khứ tạo ác, hiện tại tu tập chuyên cần, quả báo ác không có dịp phát triển, thì nó sẽ xuất hiện trong cơn ác mộng, đó là cách trả quả nhẹ cho những hành giả chuyên tu tinh tấn. Hoặc giả nếu hành giả trong một thời khắc lơ đểnh  thiếu chánh niệm thì quả báo sẽ đến dưới bất cứ hình thức nào, minh chứng rõ nét  trong trong kinh Từ Bi Thủy sám mà ngài Ngộ Đạt Quốc sư, sau khi sát hại đồng nghiệp, do ăn năn hối lỗi, chuyên tu tinh tấn suốt nhiều đời nên oan hồn không theo báo oán được, đến khi được nhà vua thỉnh giảng trên pháp tòa sang trọng, khởi tâm vọng tưởng liền bị oan hồn nhập vào đầu gối làm thành mặt người, đau đớn vô cùng, nhớ lại lời một Thánh tăng căn dặn trước kia, ngài lên núi tìm giòng suối mà rửa oan, chuẩn bị rửa thì mụt ghẻ mới nói nguyên nhân ngài bị mụt ghẻ nơi đầu gối, ngài ăn năn sám hối, hồi hướng công đức cho oan hồn, từ đó oan gia mới chấm dứt.

Như vậy nhân giết người không hẳn sẽ bị người giết lại, quả báo còn do ngoại duyên và nội phúc mà chuyển quả báo qua hình thức khác; đây không phải là lối bù trừ kiểu vay mượn mà do phước lực chuyển hóa nghiệp lực. Một giảng sư nổi tiếng có hàng vạn đồ chúng từng giảng cho thính chúng theo kiểu bù trừ như vậy, nếu tạo phước 5 mà ngiệp ác 10 thì phước hết mà nghiệp ác chỉ còn 5. Đây là lối suy diễn của đầu óc thế tục tính toán theo kiểu vay mượn.

Tội hay phúc từ tiền kiếp, kiếp nầy không hẳn trả quả hay hưởng phước một cách máy móc mà còn tùy điều kiện sinh hoạt của đương sự có tạo thêm tội hay gia tăng làm phước, do y báo nơi điều kiện của xã hội thì quả báo sẽ được chuyển hóa dưới một hình thức nặng hoặc nhẹ khác nhau. Trong tập tranh nhân quả quyến 1 của T. Chân Quang có nêu: Thái độ yêu quý tôn trọng mọi người thì gương mặt khả ái phúc hậu; Thọ nhiều ân nghĩa-nặng lòng nhớ thương; Thọ nhận tài vật bất chính, liên lụy tai họa với người ta;khinh chê người quá đáng, bệnh độc không ai dám lại gần; bất hiếu với cha mẹ, mồ côi sớm; Trong truyện tranh nhân quả số 3: Thấy người bị hoạn nạn mà không giúp-Bị mù; biết người oan ức không bênh vực-bị câm; nghe người khó khăn nhưng làm ngơ- bị điếc; miệng không nói nhưng trong lòng hay chê người- bị tai  biến mất trí; không trung thành, đọa làm chó để học lại sự trung thành. quyển 4: Tôn kính cúng dường bậc thánh-đắc đạo cao siêu;khuyên người làm phước hành thiện-sau nầy người kia hưởng phước chia sẻ lại cho mình; Người hay giảng dạy về nhân quả chuẩn xác- được sinh lên trời; bắt công nhân đứng làm suốt ngày- bị liệt chân; tôn trọng mọi người- tài năng của thiên hạ dồn về mình.

Qua 4 cuốn truyện tranh của T. chân Quang, có lẽ đương sự suy diễn theo cảm tính thế gian hơn là đặt trên căn bản giáo lý nhân quả của nhà Phật. Nếu là tâm lý xã hội thì chấp nhận được, nhưng đôi khi quá thừa không cần thiết, ví dụ quyển 2: xả nhiều xà bông, thuốc tẩy xuống ao hồ- nhà ở trong vùng nước hôi, đó là chuyện đương nhiên cũng như người ở quá dơ sẽ sanh ghẻ vậy.

Lần lượt ta phân tích một số đoạn tiêu biểu: "Thái độ yêu quý tôn trọng mọi người thì gương mặt khả ái phúc hậu";  Nhưng chư Tăng dạy cúng dường hương hoa, tâm hồn luôn vui tươi, hoan hỷ trước mọi nghịch cảnh, không đố kỵ ganh ghét...thì phước báu hiện qua khuôn mặt chứ không hẳn chỉ yêu quý tôn trọng mọi người.

"Thọ nhiều ân nghĩa-nặng lòng nhớ thương" đây chỉ là tâm lý xã hội không thuộc nhân quả nhà phật.

"Thọ nhận tài vật bất chính, liên lụy tai họa với người ta" làm sao biết tài vật đó bất chánh nếu họ không nói, chỉ có kẻ trong cuộc đồng phạm thì mới liên lụy theo luật pháp chứ không phải nhân quả theo nhà Phật.

"Khinh chê người quá đáng, bệnh độc không ai dám lại gần". Cái nầy phải xét lại.

"Bất hiếu với cha mẹ, mồ côi sớm" chứ không phải sau nầy bị con bất hiếu lại sao? Tách rời mẹ con, đàn bầy, hay giết khỉ mẹ bắt con, bắt cóc trẻ con...đều là nhân lãnh hậu quả mồ côi. Tóm lại rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ bất hiếu.

"Thấy người bị hoạn nạn mà không giúp - Bị mù" Vậy là hàng vạn người bị mù đều là hàng vạn người thấy người hoạn nạn mà không giúp? cũng thế - "biết người oan ức không bênh vực-bị câm; nghe người khó khăn nhưng làm ngơ- bị điếc". Đây chỉ là lối răn đe, giáo dục xã hội chứ không chỉ thuần về nhân quả của nhà Phật.

"Miệng không nói nhưng trong lòng hay chê người- bị tai  biến mất trí;" Vậy số người bị tai biến hiện nay trên toàn thế giới không phải do thực phầm độc hại, do môi trường sống..mà đều do trong lòng chê người?

"không trung thành, đọa làm chó để học lại sự trung thành". Chuyện kể vào thời Đức Phật đi khất thực đến nhà người Bà La Môn, chó trong nhà cứ sủa, Phật mới cho gia chủ biết kiếp trước con chó nầy là người chồng trong nhà chôn giấu hủ vàng dưới gầm giường nên phải đọa làm chó để giữ của. Theo C.Q thì ai không trung thành đều đọa làm chó hết???

"Tôn kính cúng dường bậc thánh-đắc đạo cao siêu" Vậy ai muốn đắc đạo cao siêu, khỏi cần tu tập, cứ cúng dường các bậc Thánh, và nếu như vậy, chỉ có những đại gia, những nhà giàu mới đủ điều kiện để đắc đạo cao siêu???

"Khuyên người làm phước hành thiện-sau nầy người kia hưởng phước chia sẻ lại cho mình". Giống kiểu hùn vốn kiếm lãi, góp gạo nấu cơm chung của thế tục. Chuyện khuyên người làm phúc hành thiện là phước của việc khuyên người làm việc thiện, còn người được khuyên có hành hay không, hành nhiều ít là tùy người đó, chả lẽ khuyên làm thiện mà họ không làm rồi mình cũng mất phước sao???

"Người hay giảng dạy về nhân quả chuẩn xác- được sinh lên trời" thế người giảng dạy về nhân quả không chuẩn xác thì về đâu? Địa ngục!

"Bắt công nhân đứng làm suốt ngày- bị liệt chân;" đây là lối hù dọa của chế độ cộng sản thời tiền sử. Ngày nay công nhân làm theo hợp đồng, tăng ca đều hưởng lương phụ trội. không ai lợi chẳng ai thiệt thì sao phải liệt chân. Vậy là bao nhiêu người liệt chân đều bắt công nhân làm suốt ngày!!! bó tay.

"Tôn trọng mọi người- tài năng của thiên hạ dồn về mình." Vậy là khỏi học tập, khỏi rèn luyện, cứ việc tôn trọng mọi người thì tài năng của họ dồn hết về cho mình? lý luận phản nhân quả,các giảng sư nghe xong chắc muốn bỏ nghề giảng sư, vì đã có một giảng sư quá cao siêu như thế đang đầu độc quần chúng.

Còn rất nhiều điều để phân tích cái nguy hiểm hiểu nhân quả như vậy, mất thì giờ nên tạm ngưng phân tích. Tuy nhiên nếu thuần tâm lý xã hội thì 4 quyền nhân quả góp phần răn đe cho giới bình dân, còn giới trí thức thì mỉm cười bái bai.
                                                       ***
Trong đời người không ai chỉ thuần thiện hoặc thuần ác ngoại trừ bậc Thánh. thế thì giả thử một người làm 50% thiện và 50% bất thiện thì họ đi về đâu, cuộc sống họ sẽ như thế nào? Dĩ nhiên khi thọ ác báo thì không thể nói quá khứ họ chưa từng làm việc thiện, chỉ nhìn thấy họ thọ nạn mà bảo là họ từng làm bất thiện, vậy  việc thiện họ đã làm thì để đâu? Nhân quả không đơn thuần nhìn hiện tượng mà kết luận như đinh đóng cột.

Dưới nhãn quang nhân quả của nhà Phật, nhân quả trùng trùng duyên khởi, đó là vấn đề cần cẩn trọng mà không nên phát biều tùy hứng. Còn nhiều vấn đề phức tạp ta cần bàn sâu hơn nữa.
 
Minh Mẫn - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

hiểu về nhân quả như thế nào cho đúng hieu ve nhan qua nhu the nao cho dung tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

benh am co that khong 22 Đồng Tháp Tưởng niệm Đại hoa thuong thich hue hung 1917 nghia cà n Cây mù u Chùa Bà Thao những điều cần biết về bệnh tiểu Tỉ lệ ung thư thế giới đang giảm chùa hòa thạnh chùa cây mít 10 nghiệp lành mang lại phước đức Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện to su Thói quen ăn uống thế nào để chãƒæ ngung nhung con dau khong giet noi doi cho Khá pháºn THICH co nen cho tre nho quy y tịnh Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 giận nhưng mỗi Chợ Cộôc hau qua tat yeu cua cac hanh dong phi dao duc đạo phật hon 2 000 ban tre ve tham du ngay tu sinh vien 09 Người đứng đầu truyền thống Gelugpa Vài nét về cuộc đời và đạo nghiệp cha Làm bánh hạt sen đón Tết Làm bánh hạt sen đón Tết Thanh âm mùa hạ Thực hành tụng niệm trong Phật giáo Chạm lẽ nhin thau la tri hue chan that phan 2 Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần Thực hành tụng niệm trong Phật giáo con rùa ï¾ï¼ con nguoi la mot loai virut dang so nhat Những của vá n Lời Phật dạy phổ lòng từ bi và vấn đề công lý tich