Hộ Niệm là năng lượng nâng đở, bảo hộ ,giữ gìn, che chở và tưởng nhớ để độ sanh, gieo mối duyên lành, dẫn dắt thân nhân người mất quay về Chánh đạo
Hộ Niệm 2

Hộ Niệm là năng lượng nâng đở, bảo hộ ,giữ gìn, che chở và tưởng nhớ để độ sanh, gieo mối duyên lành, dẫn dắt thân nhân người mất quay về Chánh đạo.  
Bốn giai đoạn trong đời sống của một con người là : Sanh, Già, Bệnh và Chết. Một định luật đã có sẳn trong sự sống của tất cả vạn vật, vào thời kỳ trước và sau thời đại của người nguyên thủy và Đức Phật đã trình bày rõ ràng qua Tứ Diệu đế của Ngài, tại vườn Lộc uyển. Đây là bốn sự thật : khổ, nguyên nhân của khổ và con đường đưa đến diệt khổ và chấm dứt nó bằng Bát Chánh Đạo, qua sự tu tập : chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định để giúp cho con người đạt cứu cánh Niết Bàn.

Niết bàn là được dịch âm từ chữ phạn, Nirvāṇa [nirvā-na] viết là निर्वाण, trên phương diện Li cách, và 3 giới, Nam tính, Nữ tính, Trung tính của thân danh từ, có nhiều nghĩa như sau : tắt đi, mất tích, làm dịu xuống, tuyệt chủng, biến mất, an nghĩ, giải thể, hủy diệt, chữa cháy của ngọn lửa đam mê, sự cứu cánh cuối cùng, giải thoát cuối cùng, vô vi, hạnh phúc, an lạc, sự tuyệt chủng hoàn toàn của sự lão hóa và chết. Pali : निब्बान,đọc là Nibbāna.

Mọi người đang sống hầu như ai ai cũng đều mong ước, có được một cuộc sống thú vị, an vui và cũng mong rằng, khi chết mình được bình yên, từ tinh thần cho đến thể xác. Nếu muốn đạt được điều mong ước này, thì nên tu hành một cách nghiêm túc, qua lời chỉ dạy của Đức Quan thế âm trong câu :

Gate , Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha (Phạn ngữ)

गते गते पारगते परसंगते बोधि सवाहा (Devaganari)

Yết đế yết đế, Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế. Bồ đề , tát bà ha ( Hán Việt)

Hãy hành áo nghĩa không đây

Hãy cùng thể nghiệm không này vượt qua (Thi hóa Việt ngữ)


Trong Tâm Kinh có chữ Pāramitā hay Pāramī , पारमिता, có nghĩa, vượt qua, đạt đến bờ bên kia, sự cứu cánh, sự siêu thoát, sự hoàn thành, sự thành đạt.

Sự siêu thoát là đã được tự do, thoát ra khỏi những phiền não gây ra bởi khổ đau. Phương tiện để siêu thoát cho Thân này, chính là Phật pháp, phạn ngữ gọi là Dharma, Pali. Dhamma. Chữ dharma có gốc động từ √dhṛ, có nghĩa là nắm giữ, trong ý nghĩa Phật học thuật ngữ này rất đa dạng, bởi vì nó nói lên sự nắm giữ tính năng hoạt động của con người. Do đó nó có nhiều hàm ý như là ủng hộ, chở che, mang theo, nuôi dưỡng, giống như một người mẹ luôn, săn sóc, bảo vệ, cân nhắc, từng ly từng tí, những đứa con trong vòng tay của mình. Chính vì vậy mà Phật pháp là hình ảnh người mẹ hiền, bên cạnh, nhắc nhở, giúp đỡ những con người tu Phật, tưởng nhớ về thức tâm tỉnh giác, để quay về chánh niệm, được xem như là hộ niệm.

Như Tứ Diệu Đế đã nói cuộc đời con người có bốn giai đoạn : Sanh, Già, Bịnh, Chết. Chính vì bốn giai đoạn này tồn tại, nên mới có những nghi thức cầu an, cầu siêu và các ngày giỗ, trong phong tục Phật giáo Việt Nam. Cầu an là cầu cho một người nào đó khi bịnh được khỏe mạnh và an lạc, như nhiều người đã hiểu, trên thực tế, Cầu an cũng là ước vọng được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc của những người không bị bịnh.

Đức Phật đã dạy mỗi người muốn được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội tâm, thì phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy Từ, Bi, Hỷ, Xả, giúp đỡ mọi người. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong tỉnh thức trong từng khoảnh khắc hiện tại, để ngăn chặn mọi sự ham muốn quá thái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu thực hành được như vậy thì lúc nào cũng thấy an tịnh, khỏe mạnh, hạnh phúc, không cần đến sự cầu nguyện và mong ước.

Cầu siêu là nguyện vọng của một ai đó muốn hương linh của người đã mất nương vào sự tụng kinh hay niệm Phật mà được siêu thoát. Một cách thực tiễn, tụng một thời kinh hay niệm Phật, trong các nghi lễ không chỉ có tác dụng ảnh hưởng tốt cho hương linh của người đã mất, mà cũng là sự nhắc nhở hay hướng dẫn cho những người thân của người đã khuất mặt, về những phương cách tu tập và làm việc phước để tạo nghiệp lành.

Đức Phật đã nói rõ, không ai có thể siêu độ cho ai. Không ai có thể giải thoát cho ai. Do đó nên hiễu rằng, sự cầu nguyện siêu thoát cho hương linh người đã mất, chỉ là sự biểu hiện của tấm lòng thương kính và biết ơn của mình đối với họ, đồng thời cũng được hiễu như là một bổn phận, để nhắc cho người đã chết biết về quy luật sanh tử, không còn phải lưu luyến ở cảnh trần gian, mà nên nương vào Phật pháp để được siêu thoát dễ dàng.

Nghi thức dùng cho sự cầu an hay cầu siêu thường được gọi là Hộ Niệm, từ Hán Việt, nhưng ý nghĩa của chữ Hộ Niệm không dừng lại ở đây, mà còn thấy trong những câu kinh Phật như : Những ai thường, đọc, tụng, kinh Phật, thì sẽ được Đức Phật và các vị Bồ tát, hộ niệm cho trong đời tu hành. Do đó, người tu Phật, khi gặp người chưa tin Phật pháp, thì nên đem giáo lý và kinh nghiệm tu tập của mình, mà giảng cho họ phát khởi lòng tin, nghĩ tới điều lành. Đây cũng là việc Duy trì Phật pháp.

Kinh A Di Đà, Đức Phật nói với ngài Xá Lợi Phất : Người nào nghe được kinh này mà thọ trì và cũng nghe luôn danh hiệu chư Phật, thì các người đó đều được tất cả chư Phật hộ niệm, để không dừng chân trên đường Giác ngộ và giải thoát. Đây là việc độ sanh của Đức Phật, để giúp cho người học Phật tinh tấn tu tập.

Kinh Vu lan có kể Ngài Mục kiền liên, nhìn thấy mẹ mình, trước đây là bà Thanh đề, hiện đang phải chịu làm thân quỷ đói trong địa ngục không sao cứu được. Ngài liền quay về cầu xin Đức Phật cứu hộ. Đức Phật dạy rằng : Mẹ ông tội nghiệp rất nặng, phải nhờ đến sự hộ niệm và oai đức của chư tăng mười phương mới có thể cứu được. Đây là bổn phận của bậc xuất gia mà Đức Phật đề cập đến thành quả tu tập của họ và cũng là sự thể hiện một tấm lòng báo hiếu của một người con thương mẹ.

Tóm lại Hộ Niệm là phương tiện trợ giúp, nhắc nhở những người con Phật luôn tưởng nhớ và tỉnh giác những lời Đức Phật chỉ dạy, để quay về chính niệm bằng những câu Kinh tụng hay những lời niệm Phật, trong những nhu cầu khác nhau. Đây cũng là một hành động quí giá cao đẹp, trước là kính lễ Phật, Pháp, Tăng, sau là kính lễ tưởng nhớ Ông Bà tổ tiên và người thân vừa mất.

Đức Phật khẳng định rằng việc cầu nguyện về điều thiện mà không nỗ lực thực hiện thiện, không có kết quả. Trong kinh Tăng Chi Bộ (Pali. Anguttara Nikàya, III. 47) có ghi câu Đức Phật nói với những đồ đệ : Các thầy, có năm điều sau đây không thể do cầu nguyện hay ước muốn mà có được : Tuổi thọ, Sắc đẹp, Hạnh phúc, Danh tiếng, Sanh cõi trời.

Đức Phật đã dạy các phương pháp để biến sự mơ ước chân chánh có thể trở thành cụ thể hiện qua những việc thực như sau :

Muốn có sức khỏe thì phải biết sống tiết độ, không sa đắm sắc dục, không rượu chè, hút sách, siêng làm thể thao, ngủ, nghỉ đúng giờ giấc thích hợp.

Muốn có sắc đẹp thì phải biết giữ gìn sức khỏe, ăn uống kiêng cử, làm việc điều độ ...

Muốn có đời sống hạnh phúc thì phải biết làm thiện, bỏ ác, sống vì lợi ích của mình và người khác.

Muốn có danh tiếng thì phải biết siêng năng học tập, làm việc chăm chỉ, làm nhiều việc thiện như giúp đỡ người, bằng lương tâm, đạo đức, một cách công bằng và rộng lượng.

Muốn sanh cõi trời thì phải tu nhân tích đức, phát triển 10 hạnh lành, tu thiền định, bố thí cúng dường và làm nhiều việc từ thiện.


Đức Phật đã nói Ngài chỉ đóng vai trò của người dẫn đường, không phải là người ban cho kết quả giải thoát. Do đó phải tự tu tập, như lời của Ngài đã khuyên trong Kinh Pháp Cú, câu 276 :
 
Hãy tự siêng trau dồi,

Như Lai chỉ thuyết dạy.

Tự hành trì thiền định,

Tự giải thoát ác nghiệp.

 

Về Menu

hộ niệm 2 ho niem 2 tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cai nhin khac ve tu si va am nhac Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng tôn giáo ở việt nam thức cong voi ngÃ Æ n tuc vấn トo Suy nhược tinh thần làm tăng gấp kim thiền mười điều thiện bạo thu gui me nhan ngay 8 Vị chay nhớ mãi xÃƒÆ Phật giáo nếu trí tuệ không có đạo đức soi Thản nhiên trước muộn nhung van nan tu su xung dot Đăk Nông Chùa Hoa Khai đúc đại hồng kiến Omega 3 giúp giảm hành vi hiếu chiến ở trong tôi luôn có phật cầu vua a xa the va hoc thuyet tay phuong cuc lac tuổi lam the nao de khong tro thanh nan nhan tu nhung Cần cï¾ ï½³ Liễu Quán diễu Sự lùi chua yen tu khai niem can ban cua dao phat giao ly duyen khoi Và phật và môi sinh 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn làm chủ bản thân mình gió lớn Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố BẠchÃnh Thanh Những đêm cùng Giác Ngộ online Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại Vu tính nghiệp có thể dùng nghi lễ bói toán BÃƒÆ Tức PhÃp Khổ