Sư hiệu DUY LỰC, tự GIÁC KHAI, thế danh LA DU sanh ngày 05 tháng 05 năm 1923, là người làng Long Yên, huyện Phong Thuận phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Hòa Thượng Duy Lực

Thiền Sư Thích Duy Lực
Tọa Chủ Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ

THỜI THƠ ẤU

. Cha tên là La Xương và mẹ tên là Lưu Thị, làm nghề nông. Sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 1, thì Sư phải nghỉ học, theo cha sang Việt Nam sinh sống, lúc đó Sư được 16 tuổi (1938). Trú tại tỉnh Cần Thơ, Sư thường tranh thủ tự học trong lúc rảnh rỗi. Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa Văn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà Keo Cao Miên (nay là Campuchia), và trường Khải Trí ở Cần Thơ, Trường Cái Vồn ở Vĩnh Long, Việt Nam trải qua 10 năm. Năm 1958, sau khi lấy bằng Đông Y Sĩ cấp 1, Sư được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường Cà Mâu và Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm.

Trong tủ sách của Cư Sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu Sư định đọc hết toàn bộ, nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền Tông. Lúc đó Sư theo Pháp sư DIỆU DUYÊN tham học Tổ Sư Thiền (Pháp Sư Diệu Duyên đã nhiều năm thân cận Lai Quả Thiền Sư và Hư Vân Thiền Sư, và ngài tịch vào năm 1976 tại Chùa Thảo Đường Việt Nam).

THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Vào mùng 08 tháng 02 năm 1973, Sư được Hòa Thượng, thượng Hoằng hạ Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Aân Quận 11 Chợ Lớn. Tháng 05 năm 1974, Sư thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia. Từ đó Sư chuyên tham câu thoại đầu "Khi chưa có trời đất ta là cái gì" trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển "Trung Quán Luận" đến câu "Do có nghĩa KHÔNG nên thành tựu tất cả pháp" đốn ngộ ý chỉ "TỪ KHÔNG HIỂN DỤNG", lại tỏ ngộ câu KHÔNG sanh nơi đại giác, như biển nổi non bọt, vô số nước hữu lậu, đều từ KHÔNG sanh khởi trong Kinh Lăng Nghiêm, với câu "Lấy VÔ TRỤ làm gốc" của Ngài Lục Tổ; "Từ gốc VÔ TRỤ lập tất cả pháp" của Ngài Duy Ma Cật vốn cùng một ý chỉ, VÔ TRỤ tức TÁNH KHÔNG, thể Chơn Như vốn KHÔNG mà tự hiển bày sự dụng; thể và dụng của Chư Phật với chúng sanh vốn chẳng hai chẳng khác, cùng khắp không gian thời gian, nơi thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt, dù là phàm phu mà sức dụng của Phật tánh chẳng kém hơn Phật, cũng chẳng từng gián đoạn, chỉ vì chúng sinh ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết.

THỜI KỲ HOẰNG PHÁP

Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1977 Sư thừa lệnh ân sư (Hòa Thượng Hoằng Tu) ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại chùa Từ Aân đường Hùng Vương Quận 11 TP HCM. Hai năm sau, tứ chúng phật tử qui tụ ngày càng đông, Phật tử người Việt theo tu học pháp Tổ Sư Thiền hơn 4000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người.

Tháng 02 năm 1989, Sư di cư đến tiểu bang California nước Hoa Kỳ và sáng lập Từ Ân Thiền Đường tại Orange County. Đến thiền đường học đạo có người Tây Phương và người Á Châu, trong đó người Việt Nam đông nhất. Những năm gần đây, Sư thường được thỉnh đến các nước như Chùa Chánh Giác ở Toronto, Canada, Chùa Quan Aâm ở Brisbane Australia, Hồng Kông, Tịnh Xá Đại Bi ở Đài Loan để hoằng pháp và các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ sư Thiền.

Riêng ở Việt nam, bất cứ nơi nào mời, Sư đều tùy duyên giảng dạy, như đả Thiền Thất tại chùa Từ Aân Quận 11, chùa Hưng Phước đường Cách Mạng Tháng 8 quận 3, Chùa Pháp Thành Quận 6, Chùa Sùng Đức Quận 6, Chùa Huệ Quang Quận Tân Bình, Đại Tòng Lâm, Ni Viện Thiện Hòa Bà Rịa Vũng Tầu, và tại các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Định..

Năm 1996 Sư lập một nông thiền trồng rau sạch không dùng phân bón và thuốc sát trùng tại Củ Chi, Sai Gòn.

Đến năm 1998, Sư đã được Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, mời thỉnh vào Ban Hoằng Pháp Trung Ương, với cương vị Uũy Viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Sư đã được Giáo Hội phân thỉnh giảng tại các Khóa Bồi Dưỡng Hoằng Pháp ngắn hạn cho các tỉnh Miền Trung tổ chức tại Bình định, cho các tỉnh Miền Đông, TP Saigon và Miền Nam tại Văn Phòng 2 Trung Ương Giáo Hội.

Đến năm 1999 Sư thành lập phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai cũng nhằm tùy duyên hóa độ chúng sinh, trong hoàn cảnh khó khăn của sự phát triển tôn giáo tại Việt Nam.

DỊCH THUẬT CÁC KINH SÁCH VÀ TRƯỚC TÁC

Ngoài ra Sư còn truớc tác, dịch thuật và chú giải từ tiếng Hán sang tiếng Việt các kinh điển và ngữ lục của Tổ sư hơn 20 loại, lượng sách phát hành tại Việt nam trên mấy mươi ngàn quyển. Các kinh sách tiếng Việt và một số bằng tiếng Hoa được phát hành bao gồm:

DỊCH THUẬT và CHÚ GIẢI

Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Già
Kinh Pháp Bảo Đàn
Kinh Viên Giác
Kinh Duy Ma Cật
Đại Huệ Ngữ Lục
Tham Thiền Cảnh Ngữ (tác giả: Hòa Thượng Bác Sơn)
Thiền Thất Khai Thị Lục (tác giả: Lai Quả Thiền Sư)
Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục
Truyền Tâm Pháp Yếu
Trung Phong Pháp Ngữ
Cội Nguồn truyền Thừa
Chư Kinh Tập Yếu
Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

TRƯỚC TÁC

Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền
Công Án Của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma
Phật pháp với Thiền Tông
Đường Lối Tham Tổ Sư Thiền
Danh Từ Thiền Học
Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21
Yếu Chỉ Trung Quán Luận
Yếu Chỉ Phật Pháp...

VIÊN TỊCH

Sư biện tài vô ngại, tùy duyên hóa độ và tận tụy với hoằng pháp lợi sanh, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc. Người xưa có nói "Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài", (Bồ Tát luôn luôn vì lợi ích chúng sanh mà cứu giúp) thật khế hợp với Sư biết bao.

Hóa duyên kỳ tắc, Sư thu thần thị tịch vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 07-1-2000 tại California Hoa Kỳ, tức ngày mùng 01 tháng 12 năm Kỷ Mão, nhằm lúc 01 giờ 30 phút giờ Việt Nam ngày 02tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 08 tháng Giêng năm 2000).

Ban Tổ Chức Lễ Tang


Về Menu

hòa thượng duy lực hoa thuong duy luc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

3 thực phẩm giúp giảm cholesterol 5 điều cần biết về ung thư vú thiền tập khi mang thai niệm võ tinh thần bồ tát thích quảng đức còn 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy Ăn truyện lục tổ huệ năng phần 3 nền nhân ăn Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng truyện lục tổ huệ năng phần 3 pham Tà i Nhớ tuyết Nhập thiền su truyen thua ni gioi dac phap trong lich su phat Sữa hạt sen bổ dưỡng Phiền nhÃƒÆ thôi cuoc pháp ò trở Có thể dự đoán tuổi tác thông qua tế Tản mạn về Trâu bắc lòng từ hoà giã³ Thích nhật từ Phật giáo món nợ lớn nhất đời người là tình tu phat giao la mot triet hoc hay la mot ton giao lý do vì đâu Phát Thấy Phật Dược Sư bằng tâm ngon ngu cua thien va thi ca phan 1 Vị thầy đức hạnh mẫu mực của Ni lưu ý nghĩa ra phuoc bau vo luong vinh danh voi doi phat lạm biet song thi thanh tho Ð Ñ Ñ Ai không nên ăn cam