LTS: Kể từ số này, hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981 - 7/11/2011), Giác Ngộ sẽ mở chuyên mục “30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, nơi đây sẽ đăng tải những câu chuyện, hồi ức của chư tôn đức lãnh đạo là nhân chứng của những sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến Giáo hội,

	Hòa thượng Thích Thanh Tứ : Nhân chứng lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hòa thượng Thích Thanh Tứ : Nhân chứng lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam

LTS: Kể từ số này, hướng đến kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981 -  7/11/2011), Giác Ngộ sẽ mở chuyên mục “30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, nơi đây sẽ đăng tải những câu chuyện, hồi ức của chư tôn đức lãnh đạo là nhân chứng của những sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp đến Giáo hội, đồng thời nhìn lại những chặng đường đã qua, phân tích và rút ra bài học để điều chỉnh hướng hoạt động Phật sự hiện tại và tương lai hợp lý hơn trên cơ sở bối cảnh cụ thể của tình hình mới, nhiều thách thức mới. Rất mong đón nhận sự cộng tác của chư tôn đức giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu, độc giả.

Vào chiều thứ 7 đầu hè sau cơn mưa lớn, chùa Quán Sứ yên tĩnh hơn mọi ngày. Tôi đã đến vấn an HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN. Hòa thượng là một kho tư liệu sống động, là nhân chứng lịch sử tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ ngày thành lập cho đến hôm nay. Tôi cảm thấy thời gian này Hòa thượng mới thật sự an lạc, trên sắc diện từ bi đôn hậu, Hòa thượng tiếp tôi với nụ cười hoan hỷ rạng rỡ.
 Nhắc lại kỷ niệm cách đây 30 năm, Hòa thượng trầm ngâm hồi tưởng, với giọng nói nhẹ nhàng ấm áp tràn đầy xúc động: “Thời gian trôi nhanh quá, tất cả ngỡ như mới đây thôi, nhìn quanh chỉ có một mình  còn lại, các cụ ở đây đã lần lượt ra đi hầu Phật tổ rồi”, nhìn xa xăm Hòa thượng hồi tưởng: “Trước năm 1980, tình hình chính trị chưa ổn định, đất nước mới được giải phóng không bao lâu, Phật giáo có nhiều tổ chức hệ phái, Giáo hội, hoạt động chủ quan không theo một nội quy khuôn khổ nhất định, cho nên rất khó quản lý. Với mục đích thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo thành một tổ chức duy nhất, vì vậy chư tôn đức Tăng Ni giáo phẩm đã thành lập ra Ban Vận động Thống nhất Phật giáo do HT.Thích Trí Thủ làm Trưởng ban. Lúc đó Phật giáo phía Bắc có 3 vị đại diện tham gia Ban Vận động, là HT.Thích Đức Nhuận - Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, HT.Thích Thế Long - Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký và tôi lúc đó chỉ là ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam và cư sĩ - kỹ sư Nguyễn Văn Chế đã cùng vào phía Nam, để họp bàn cùng các bậc tôn túc đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các vị trưởng lão các hệ phái Phật giáo tại Văn phòng UBTƯ MTTQVN tại TP.HCM để thành lập Ban Vận động Thống nhất PGVN và sau đó từng bước sắp xếp, lên kế hoạch nhân sự chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất.

Đại hội đại biểu đã được tổ chức trang nghiêm trọng thể từ ngày 4 đến 7-11-1981 tại giảng đường chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội. Kết quả là một tổ chức mới Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra mắt trước sự chứng kiến của chư tôn đức giáo phẩm, các vị lãnh đạo Nhà nước và đông đảo các cư sĩ, Phật tử tiêu biểu trong và ngoài nước. Tại Đại hội này đã suy tôn, suy cử giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội gồm có Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự. Đại lão HT.Thích Đức Nhuận được suy tôn ngôi vị Pháp chủ, HT.Thích Đôn Hậu làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, HT.Thích Trí Thủ được Đại hội suy cử ngôi vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự, HT.Thích Trí Tịnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Từ đó Hiến chương của Giáo hội đã ban hành điều lệ, nội quy hoạt động của các ban ngành, khẳng định rõ ràng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và ngoài nước”. Với ý nghĩa đó, về mặt lịch sử cũng như pháp lý, tất cả các tổ chức Phật giáo hình thành trước kia từ đó không còn tồn tại nữa”.
Hòa thượng tiếp tục sôi nổi nhấn mạnh: quan điểm của Nhà nước Việt Nam là quan tâm và ủng hộ đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo, trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh đối với tôn giáo.
Nhìn lại thời hiện tại, Hòa thượng tỏ ra phấn khởi với sự phát triển của Giáo hội, của Phật giáo trên cả nước qua việc nhiều chùa chiền được xây dựng, tu sửa, tôn tạo trang nghiêm, có thêm nhiều địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh to đẹp. Nhà nước còn quan tâm cho phép Giáo hội mở rộng hệ thống đào tạo Tăng tài trên khắp các miền của đất nước, hiện nay có 4 Học viện Phật giáo từ Bắc, Trung, Nam và miền Tây. Đặc biệt đáng nói là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đặt tại Sóc Sơn  được xây dựng  quy mô rộng lớn khang trang, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, mỗi khóa đào tạo khoảng hơn 400 Tăng Ni sinh, thay cho cơ sở nhỏ hẹp tại chùa Quán Sứ trước đây. “Đó là hoài bão, ước mong của tôi nay đã thành hiện thực sau bao nhiêu năm trăn trở suy nghĩ cho việc giáo dục thế hệ kế tục trong tương lai Phật pháp”, Hòa thượng cho biết.

Hòa thượng tiếp tục câu chuyện: “Nhớ lại khóa đầu tiên của trường Phật học, cách đây gần 30 năm, Tăng Ni sinh lúc đó chỉ tuyển chọn được hơn 20 vị. Các vị đó hiện nay đều đã trở thành các bậc giáo phẩm lãnh đạo của Giáo hội. Nói về kinh sách, báo chí, các trang tin điện tử Phật giáo thì phong phú. Một điều đáng nói nữa là Phật tử tín tâm ngày càng nhiều, thanh thiếu niên rất hiểu biết và tôn kính đạo Phật, thường xuyên chăm chỉ tụng kinh, niệm Phật, Phật giáo cũng đã thu hút tuổi trẻ vào các hoạt động Phật sự như tham gia các chương trình từ thiện, xã hội, làm cho Phật giáo thêm khởi sắc. Những năm gần đây, việc tổ chức Phật đản đã được đưa ra ngoài công chúng cho nhân dân cùng tham dự, cờ hoa, biểu ngữ rợp trời. 
Những điều tôi nói trên đây là những bằng chứng xác thực đầy tự hào. Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng xã hội văn minh, phồn thịnh.
Dựa trên những thành tựu đã có, tôi hy vọng Phật giáo Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển huy hoàng hơn, tôi cũng mong rằng Tăng Ni, Phật tử lớp kế cận phải luôn trau dồi giới đức, trí tuệ, đoàn kết, hòa hợp cùng nhau làm nhiều Phật sự tốt Đời đẹp Đạo, góp phần xây dựng xã hội bình an, giàu mạnh”.

Trước khi ra về, tôi cung kính vái tạ Hòa thượng, trong lòng vẫn bâng khuâng nhớ lại hình ảnh Hòa thượng của tôi ngày trước thật bận rộn, nhưng vẫn luôn hoan hỷ chia sẻ và chăm sóc mọi người, suốt một thời trẻ khỏe Hòa thượng đã dấn thân không quản ngại gian khó, hết lòng với sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, thường xuyên thuyết giảng, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử làm tốt Đạo đẹp Đời. Mải suy nghĩ miên man, tôi đã bước vào giảng đường chùa Quán Sứ từ lúc nào, nơi đây đã từng chứng kiến biết bao sự kiện của GHPGVN, nơi thiêng liêng hội tụ trí tuệ siêu việt của các bậc cao tăng thiền đức đã xây dựng nên con đường chân lý sáng ngời, để cho thế hệ chúng tôi, thế hệ kế tiếp được tạo nhiều điều kiện thuận lợi bước đi vững vàng hướng theo Chính pháp.

Diệu Nhân


Về Menu

Hòa thượng Thích Thanh Tứ : Nhân chứng lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đọc bút ký của một nhà báo hiểu Mẹ tôi khßi Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ mắc tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan tieu su hoa thuong thich buu phuoc 1880 trÃ Æ thơ Tuà XÃ Æ bodhgaya 泰卦 Hành thiền quà thất Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu thuận phat Omega 3 thật sự có lợi cho tim mạch chua co tien duc dai lai lat ma cac phap mon trong dao phat nghiệp báo từ việc ăn mặc thiếu kín Mối giá doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua phat phap tột Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay Con Thiên hay Æ ấm suy ngam ve cau chuyen duc phat va hat cai va Phát Lễ truy niệm Hòa thượng Dương Dal tại Ngày của mẹ co nen dat ten mon chay gia man hay khong ban va su cham dut luan hoi tÕng dem thap nen tri an ve cha me nhieu cam xuc Giới Bác Hồ và Phật giáo CẠn Sóc quảng tai sao toi tu theo dao phat nghiệp Nghi phá cách chứ không phải phá vỡ ý nghĩa Tháºy Tháng Giêng nhớ mẹ Bàn 大谷派 正法眼藏 qua Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về Trị mua Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa 不空羂索心咒梵文 トO vÛi nặng học phật