Phật giáo V N đang đứng trước sự thách đố của thời đại,mà tính chất đặc thù nhất là văn hóa
Hoằng Pháp Trước Những Thách Thức Mới

Phật giáo V.N đang đứng trước sự thách đố của thời đại,mà tính chất đặc thù nhất là văn hóa – kinh tế thị trường.

Trong một năm qua trên các trang thông tin đại chúng, nhiều bài viết đã nói lên lối suy nghĩ,cách hành xử của hệ thống lãnh đạo nói riêng và của người phật tử nói chung.

Về Giáo hội cũng đã có những cuộc hội thảo lớn tổ chức nhằm tìm ra phương pháp đưa đạo Phật ngày càng hưng thịnh hòa nhập cộng đồng

Thể hiện là: hội thảo hoằng Pháp toàn quốc 2010 tại Kiên –Giang với chủ đề : hoằng pháp với tinh thần Hộ Pháp – An dân .

Hội thảo có những mục tiêu :

- Hoằng pháp với đồng bào dân tộc

- Hoằng pháp với thanh thiếu niên

- Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội

- Hoằng pháp với thời hội nhập,đường hướng về việc hoằng pháp ở hải ngoại

- Hoằng pháp với vấn đề môi trường và thay đổi khí hậu toàn cầu


- Hoằng pháp với việc xây dựng chùa văn hóa ,phát triển đời sống tâm linh .

- Đạo đức xã hội và phát triển kinh tế qua mô hình du lịch tâm linh.


Muốn thực hiện được những mục tiêu trên cần có sự chung tay góp sức của nhiều hệ thống. Từ Giáo hội Phật giáo đến Nhà nước từ người Phật tử tại gia đến đông đảo quần chúng.

Vì sao? Vì Phật giáo V.N luôn gắn liền với dòng lịch sử đất nước.Thử nhìn lại 35 năm thống nhất là 35 V.N lần thay da đổi thịt và hơn hết có cơ hội tiếp cận với cộng đồng thế giới.Khi đất nước bắt đầu vén cửa nhìn ra thế giới thì cũng là khi P.G.V.N chuẩn bị đương đầu với những thách thức mang tính chuyển biến tất yếu của thời đại.

Đông đảo phật tử, giới trẻ V.N đang nghĩ gì,nghe gì, thấy gì trước hoàn cảnh mới của Dân tộc và Đạo Pháp?

Riêng người viết, khách quan nhìn nhận P.G.V.N hiện nay đang tiến về mặt hình thức nhiều hơn nội dung

Bởi vì khi nói về vấn đề hoằng pháp thì cần biết rằng: "Hình thức lễ nghi cúng vái, thờ tự rực rỡ,ngôn ngữ cường điệu,kêu to mà không có một nội dung hay tương xứng là một trang trí trống rỗng và ngược lại một nội dung và hành đạo phong phú mà không có một hình thức tốt làm phương tiện chuyển tải đến người khác tạo được sự quan tâm của quần chúng là một viên ngọc quí còn bị lãng quên trong cát bụi"

.Trích lời Sư DawGunasari

Muốn biết sự tương quan giữa hình thức và nội dung hay tác động qua lại giữa khuynh hướng kinh tế thị trường và sinh hoạt của Đạo Phật, chúng ta cần có một khái niệm cơ bản về những đặc tính tiêu biểu của văn hóa kinh tế thị trường và khuynh hướng hoằng pháp, hành Đạo của P .G. Đó là Phật pháp không ly tách thế gian. Sự uyển chuyển của tinh thần Phật giáo được chứng minh qua dòng lịch sử và sự hiện diện xuyên suốt hơn 25 thế kỷ qua Sự uyển chuyển đó là ( tùy duyên bất biến )điều này phải được những người con Phật áp dụng linh động khi học đạo cũng như hành đạo,mỗi cá nhân hay tập thể phải tùy thời đại, hoàn cảnh, con người.Nhưng nhất thiết con đường cứu khổ và giải thoát của đạo Phật thì không bao giờ thay đổi.Tinh thần tùy duyên là phương thức vận dụng linh hoạt rất phù hợp với tính đa dạng của văn hóa-kinh tế thị trường.

Trong thời đại hiện nay người phật tử cần có lối suy nghĩ tích cực hơn,đó là sự dấn thân để khai phá và sáng tạo về mặt tư duy, cần đào sâu,thí nghiệm về mặt tìm tòi,học hỏi. Đừng bắt chước nguyên hình mà cần sáng tạo phát minh mới đó là hành động tích cực tìm về với sự sống sinh động.Đừng quá rập khuôn theo nếp cũ với tinh thần sùng bái một đấng thần linh tuyệt đối mà hầu hết các tôn giáo đã đưa tình trạng tôn giáo và khoa học phủ nhận nhau. Đức Phật thấy rõ bản chất tự lực của chúng sanh nên đã lập đi, lập lại trong kinh điển nhất là lời di huấn tối hậu trước khi nhập diệt :Rằng hãy

( Tự mình thắp đuốc lên mà đi ) vì Ngài cho rằng sự tin tưởng mù quáng không tự mình kiểm chứng đúng sai.Dẫu tin vào Phật cũng là vô minh.

Xong khi nhìn vào đạo Phật ,phải nhìn từ ba phía: Giáo lý ( chiều sâu ) – người theo đạo Phật (chiều rộng ) – phương thức tu học và hành đạo ( chiều dài ) Những hình thức và cách thức sinh hoạt như lễ hội to lớn, chùa chiền rực rỡ,phật tử tại gia, tu sĩ xuất gia kinh kệ rộn ràng ...chưa phải là ấn chứng của sự hưng thịnh. Nếu thiếu đi chiều sâu tâm linh của : (Tăng già hòa hợp – Tứ chúng đồng tu ).Tôn giáo nào cũng có mặt thiện, mặt tích cực của đời sống tâm linh. Trong những trường hợp một tôn giáo bị thoái trào,hầu như tất cả đều do sự vô minh của người theo đạo và sự vận động của cách hành trì Tôn giáo đó. Đạo Phật cũng không thể đứng ngoài thông lệ đó.

Bởi vậy đứng trước sự chuyển biến tất yếu, người Tu sĩ phật giáo cần sáng taọ trong công cuộc hoằng Pháp lợi sinh.Thực tế cho thấy Tăng đoàn Phật giáo đang đứng trước sự chuyển giao giữa trật tự xã hội truyền thống sang trật tự xã hội thời hiện đại.Hay nói đúng hơn đang đi từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền văn minh dựa trên sản xuất sang nền văn minh dựa trên tri thức.

* Vậy Tăng đoàn cần Phải làm gì để duy trì và phát triển giáo pháp của Đức Phật, khiến cho gia tài Chánh Pháp của Ngài không bị mai một?.

Trong thời đại thông tin, tầng lớp có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao. Mọi người tiếp cận được nhiều kho tàng tri thức và thông tin hơn rất nhiều so với trong quá khứ, và sự hiểu biết về những vấn đề thế gian, và thậm chí cả Phật giáo, tinh tế hơn những thời kỳ trước rất nhiều. Họ kỳ vọng giáo pháp của Đức Phật phải phù hợp với những tiêu chuẩn mà họ đã học được từ các kiến thức cao qua trường Đại học,qua thông tin đại chúng, nên họ sẽ không dễ dàng tiếp nhận giáo lý được truyền đạt bởi những vị đạo sư dựa vào lòng kính mộ và niềm tin không trắc vấn như trong truyền thống thời xưa cũ.

Họ được đào tạo phải tra vấn và tìm tòi, và họ sẽ áp dụng phương pháp đó mỗi khi họ nghiên cứu Phật giáo. Vì thế Tăng ni phải sẵn sàng để trả lời rất nhiều câu hỏi. Quý vị Tăng ni không thể trông chờ đón nhận sự kính trọng khép nép từ phía người thế gian; mà họ phải nhận sự kính trọng qua việc giải thích giáo pháp rõ ràng, chính xác và thuyết phục.

Bản thân chư Tăng ni sẽ cần phải được đào tạo nâng cao, chính yếu là trong Phật giáo nhưng phải có thêm những mảng liên quan trực tiếp đến giáo lý, chẳng hạn như triết học và tâm lý học hiện đại, và còn nhiều lĩnh vực chính đáng khác nữa. Làm thế nào để kết hợp hài hòa thế học vào trong môi trường xuất thế là một vấn đề khó khăn; giải pháp phải được đưa ra từ phía những nhà giáo dục Tăng ni.

Xong chúng ta không thể chỉ tìm kiếm kiến thức mà không có thực hành, cũng không thể thực hành một cách mù mờ mà không có sự soi sáng của hiểu biết

Giáo pháp của đạo Phật thuyết phục mọi người không chỉ bằng vào khía cạnh trí tuệ của nó, cũng không phải bằng luân lý thực hành, mà đặc biệt bằng hệ thống tu tập tâm linh của nó. Đây chính là điểm khiến cho Phật giáo khác biệt cơ bản với tất cả các hệ thống tôn giáo khác: nó nhấn mạnh trên vai trò trung tâm của cái Tâm trong việc quyết định hạnh phúc hay khổ đau, và đưa ra các phương pháp thực hành (pháp môn) để rèn luyện cái Tâm ấy.

Vì thế, có một pháp môn rất quan trọng đối với nhiều người là sự thực hành Thiền định. Đây là một "cánh cửa" cho những ai muốn đi tìm cái đích thật sự trong đạo Phật. Vả lại, Thiền định cũng là một pháp môn cho những Phật tử làm việc trong các lĩnh vực khoa học và có đầu óc hoài nghi, ưa tìm tòi.

Theo người viết, nhiệm vụ của Tăng Đoàn là phải nói lên tiếng nói của lương tâm Phật giáo, hãy nêu cao những giá trị đạo đức Phật giáo trong việc giải quyết những vấn đề to tát đang phải đối diện đó là: Sự thử thách lớn nhất của P.G trong thời đại mới.Thời kỳ toàn cầu hóa mà Theo Mark J.Kinley trong tác Phẩm nghiên cứu nhận định nhan đề: cao trào cực đoan tôn giáo đưa ra 3 điều đáng sợ nhất mà các tôn giáo có khả năng đương đầu gọi là ( Bộ ba tai họa ).

1-Thế tục hóa Tôn giáo: Không có biên giới rõ ràng giữa đạo và đời.

Thần quyền và thế quyền tranh giành ảnh hưởng đến quần chúng nên Tôn giáo và chính trị tấn công nhau – loại trừ nhau trực tiếp hay gián tiếp.Bằng hình thức này hay hình thức nọ.Hệ quả không tránh được là nội tình tôn giáo phân hóa và chia rẻ. Gây tình trạng sa sút, ảnh hưởng tích cực từ phía hàng ngũ lãnh đạo và suy sụp niềm tin trong mọi giới tín đồ.

2 – Mê tín hóa tôn giáo: Triết lý và đức tin tôn giáo bị hạ thấp xuống tầm mê tín dị đoan. Biến tôn giáo thành phương tiện thờ cúng nhảm nhí vì kẻ hành xử tôn giáo diễn kịch kinh điển một cách ấu trĩ và sai lệch hoặc vì kém cõi, Hoặc vì cố tình lèo lái Đạo theo đường tà, nhằm phục vụ một chủ đích nào đó bên ngoài tôn giáo.

3 – Kinh tế hóa tôn giáo: Đem tôn giáo ra làm phương tiện đầu tư,đổi chác kinh doanh trục lợi , làm ăn. Dùng vật chất mua chuộc người theo và bán đức tin được sơn phết một cách thiếu đạo hạnh tôn giáo.


Giải quyết được 3 vấn nạn trên, thì với tâm lực mạnh mẽ, ý chí của những vị thánh giả, những người đã giác ngộ chân lý tối thượng siêu xuất thế gian.

Phải sáng suốt tìm ra những hiện tượng tiêu cực từ lòng tham lam ,thù hận , ích kỷ của con người bất thiện đang không ngừng nhen nhúm .Nên Tăng đoàn hay nói đúng hơn,những người con Phật , cần nên quán xét và nhận rõ vị trí và trách nhiệm của mình Muốn hoàn thiện trách nhiệm thiêng liêng của người con Phật,nhằm góp phần phụng sự cho Đạo,cho đời.Làm cho điều thiện, điều tốt ngày càng tăng thêm,và cái ác,cái bất thiện ngày càng giảm xuống.

Người viết thiết nghĩ những người con trong chánh pháp của chư Phật cần nổ lực tinh tấn tu tập nhiều hơn nữa trong tinh thần tam tụ, lục hoà của Phật dạy,cần nên sống và tu theo hiến chương,theo nội qui trong lòng ngôi nhà G.H P.G .V.N.Làm được như vậy,Tăng đoàn mới thực sự có đủ sức mạnh tinh thần,thể hiện,cái hay,cái đẹp,cái thiện,cái diệu của Phật pháp góp phần phụng sự nhân sinh.

Cần có những đóng góp tích cực cho nhân loại bằng con đường hoằng pháp lợi sinh, đúng theo con đường mà Đức Thế tôn đã dày công tu tập, và truyền thừa cho những người thừa hành sứ mệnh Như lai . Đây thực sự là vấn đề quan trọng mà nó phụ thuộc vào chính những thành viên của Tăng đoàn, vào mỗi thế hệ tiếp nối của những người xuất gia, bởi vì tương lai của Phật giáo chính là tương lai của Tăng đoàn hay ngược lại, tương lai của Tăng đoàn chính là tương lai của Phật giáo./.
 


Về Menu

hoằng pháp trước những thách thức mới hoang phap truoc nhung thach thuc moi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

43 cong an cua tran thai Tri ngu gioi 32 hoang nhan 602675 t l vội Thân tâm an lạc hoàn cảnh an lạc muon Hương xuân thoang thoảng Hương xuân thoang thoảng lời phật dạy về đạo đức trong kinh Cuc anh vet ï¾å Hoi Phật giáo Bánh flan thuần chay giải nhiệt ngày hè Rau câu khoai tía giải nhiệt trưa nắng テス phat sắp chết Các loại thực phẩm có lợi và hại cho ngài Một đời giới hạnh thanh cao nhiệt tâm Già vãn học phật Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp Thư gửi anh Cao Huy Thuần nhân đọc 5 nguyên nhân khiến răng ngả vàng dem tue giac vo cung cai toi va minh triet ve cai toi VÃÆ Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng Kinh phat tuÇ trò Tức Người xuất gia Vu lan không có Ba Món chay cuối tuần Gỏi rong sụn Đức Phật một bậc Thầy lớn của Bao lâu nên thay bàn chải đánh răng Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm món chay mùa vu lan Bă c Ninh Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh hanh phuc tu nhung dieu binh di nhat viec võ va Xà cẫm ưng BÃÆn ThẠy lay phat hang vang nhac si tai hoa cua phat giao Hoạ phúc