Hoàng Thái hậu Ỷ Lan - triều Lý - là một nhân vật lịch sử, một nhà Phật học nổi tiếng của Việt Nam. Tên tuổi cũng như cuộc đời bà gắn chặt với sự nghiệp của hai vị vua anh kiệt là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và sự nghiệp của hai vị vua anh kiệt


Có hai bộ sử viết về Hoàng Thái hậu Ỷ Lan chính thức và sớm nhất là Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư, nhưng đều không chép tên thật của bà. Bởi vậy, từ xưa đến nay, trong một số công trình nghiên cứu sử học, văn học, các tác giả chỉ ghi là: Bà Lê Thị Ỷ Lan, tên thật và năm sinh chưa rõ. Gần đây, nhà sử học Tạ Ngọc Liên đã nêu việc tác giả Trương Thị Ngọc Trong (người thôn Lê Xá, xã Như Kinh, là một cung tần trong phủ Chúa Trịnh) từ năm 1760 đã có một diễn ca Nôm dài 606 câu tựa đề là Lý triều đệ tam Hoàng Thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn. Bài diễn ca văn này chép trong cuốn Kinh Bắc, Như Quỳnh, Trương Thị Quý Thích Thế Phả. Trong văn bản Nôm này, bà Trương Thị Ngọc Trong ghi rõ, bà soạn bài diễn ca để phụng thờ ở đền thờ bà Ỷ Lan tại thôn Ngọc Kinh.

Có thể nói, bài diễn ca Nôm của bà Trương Thị Ngọc Trong là một sử liệu quý, cho ta biết khá cụ thể, đầy đủ thân thế bà Ỷ Lan: “Lỗi hương chốn ấy có nhà họ Lê…”. Lỗi hương, là hương Thổ Lỗi thuở xưa xa, qua các đời đã thay đổi tên gọi, thành Siêu Loại, rồi Ngọc Kinh, rồi Ngọc Quỳnh thuộc Như Quỳnh. Ở Lỗi hương có nhà họ Lê đã:

Hoài thai đầy đủ mười trăng
Dốc sinh một gái xem bằng tiên nga
Phương phi mày liễu mặt hoa
Má đào mũi hạnh da ngà lưng ong…
… Lạch trong như nước như gương
Song thân mới đặt Khiết nàng nga linh…

Theo diễn ca của bà Trương Thị Ngọc Trong thì Lê Thị Khiết, tức Hoàng Thái hậu Ỷ Lan sau này, sinh ngày mồng 7 tháng Ba năm Giáp Thân (1044) tại hương Thổ Lỗi, mới lọt lòng đã có dáng vẻ xinh đẹp. Khi bà 12 tuổi thì thân mẫu qua đời. 4 năm sau, thân phụ bà, một người có học vấn, làm việc nơi cung đường, lấy vợ kế. Nhưng không lâu sau đó, ông cũng tạ thế. Lê Thị Khiết sống cùng mẹ kế, hai người nương tựa nhau như mẫu tử ruột rà.

Với hai vị vua anh kiệt

Thời đó, vua Lý Thánh Tông đang trị vì. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, vua Lý Thánh Tông năm 40 tuổi (1062), chưa có con trai. Nhà vua đã đi đến các chùa, quán để cầu tự. Xe vua đi đến đâu, con trai con gái vùng đó đổ ra đường xem rất nô nức. Duy có người con gái ở hương Thổ Lỗi đang hái dâu, vẫn đứng nguyên chỗ, dựa mình sau khóm lan. Vua trông thấy nàng xinh đẹp, cho đưa về cung và tỏ lòng yêu quý, đã phong làm Ỷ Lan phu nhân năm 1063. Người dựa vào khóm lan đó chính là Lê Thị Khiết. Đến năm 1066, bà Ỷ Lan sinh con trai và đặt tên là Lý Càn Đức. Vua Lý Thánh Tông vô cùng vui mừng, liền lập Càn Đức làm Thái tử, phong cho Ỷ Lan làm Thần phi. Đến năm 1068, bà Ỷ Lan lại sinh con trai nữa là Hoàng tử Minh Nhân Vương. Từ đó, sử sách ghi bà là Nguyên phi Ỷ Lan.

Nguyên phi Ỷ Lan được sử sách truyền tụng có lẽ bắt đầu từ sự kiện năm 1069. Năm đó Lý Thánh Tông đem quân đi đánh giặc phương Nam. Ở nhà, bà Ỷ Lan tham gia việc triều chính và làm được nhiều việc khiến nước nhà yên ổn, lòng dân yên vui. Trong khi đó, Lý Thánh Tông đánh trận không thắng, nên rút quân về. Trên đường trở về, vua nghe tin Nguyên phi làm được nhiều việc tốt đẹp nên dân chúng rất quý trọng, Vua bèn nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì chẳng làm được việc gì!” Và rồi, vua Thánh Tông đem quân quay lại, đánh thắng và bắt được vua Chiêm Thành. Lý Thánh Tông (1023-1072) được sử sách khen là bậc vua có công giữ yên đất nước, mở mang kinh tế, phát triển văn hóa và giàu lòng thương yêu dân chúng. Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của Lý Thánh Tông, thực sự có vai trò không nhỏ của Nguyên phi Ỷ Lan.

Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, đó là Lý Nhân Tông, ông vua có những công tích hiển hách nhất thời nhà Lý. Giúp Nhân Tông chấp chính những năm đầu, và nhiều năm sau này nữa, bà Ỷ Lan có vai trò nổi bật trong đời sống cung đình. Thời Lý Nhân Tông, nước thái bình, dân giàu có, đông đúc; đối ngoại thì nước lớn nể sợ, nước nhỏ mến phục. Đương thời, dân chúng nhiều người nghèo khổ phải bán thân, làm thuê làm mướn; con trai nhiều người không lấy nổi vợ; con gái nhiều người phải làm nô tỳ, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã lấy tiền trong ngân khố vương triều để chuộc thân cho những cô gái, rồi gả họ cho người nghèo khó không cưới nổi vợ. Việc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thái hậu Ỷ Lan đã đổi mệnh cho họ”. Bà còn theo dõi, chăm lo cho nông dân và nghề nông với mối quan tâm sâu sắc...

Tác gia Phật học thời Lý – Trần

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công rất lớn trong việc chăm sóc Phật giáo, cho xây dựng hàng trăm ngôi chùa, trong đó có chùa Từ Kính là muốn gửi lại lâu dài cho quê hương mình. Tại đền thờ bà ở thôn Như Quỳnh còn lưu giữ đôi câu đối của danh sỹ Cao Bá Quát: Nhất bát thượng tiền duyên, trường ký cố hương Từ Kính tự/ Bát lăng thành quá mộng, bất tri hà xứ Thượng Dương cung. (Tạm dịch: Duyên trước hâm mộ một cái bát (của nhà Phật), gửi lại mãi quê nhà ngôi chùa Từ Kính. Như giấc mộng tàn tám lăng mộ (của nhà Lý), không biết chỗ nào có cung Thượng Dương).

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan am hiểu sâu sắc về Phật học. Các thư tịch cổ còn ghi lại cuộc tọa đàm về Phật học giữa bà Ỷ Lan với các vị Đại sư tại Thăng Long năm 1096. Trong buổi tọa đàm này, bà Ỷ Lan đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về Phật học nói chung và Phật học ở nước ta nói riêng cho các Đại sư uyên bác ứng giải. 

Ngoài những hiểu biết sâu xa về Phật học, bà Ỷ Lan còn viết một bài kệ nổi tiếng: Sắc thị không, không tức sắc/ Không thị sắc, sắc tức không/ Sắc không câu bất quản/ Phương đắc khế chân tông. (Nghĩa là: Sắc là không, không tức sắc/ Không là sắc, sắc tức không/ Sắc, không đều chẳng quản/ Mới hợp được chân tông). Với bài kệ này, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được thế giới ghi nhận là một tác gia Phật học thời Lý – Trần.

Anh Chi (Đại Biểu Nhân Dân)


Về Menu

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và sự nghiệp của hai vị vua anh kiệt

tát me vÃƒÆ Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở nam năng sống trong tỉnh thức Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam duyen khoi va vo nga nao chua lien phai hoi Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch hổ Nhóm Khai Tuệ tổ chức buffet chay xây Co ngôi chùa trong tâm Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi åº Ä Ãªm Ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng dầu ô liu Thưởng sen Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở nhẠtien Mùi ChẠhộ c峄 æ u phước có nghĩa là gì hở mẹ tà di nghĩa lá ÿ tứ tuong so Tìm su chet luon la le duong nhien CÒn ç Š Tạm biệt thầy nhà giáo nhà văn Võ con lai nhung bai phap vuot qua su mac cam ve hinh thuc phan Trá Ÿ Những Người Con Gái Lành của Đức Thế thien chùa vạn phước phận Chùa Vạn Phước Giao tiếp với người độc đoán ở nơi Giảm triệu chứng ợ nóng bằng cách Uống trà như thế nào thì tốt cái nhìn thật ảo luật lần thứ tư cai dep nao cung mong manh Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán Chiều cao và nguy cơ ung thư ở nam giới