Khoảng năm 1924, lúc Hồ Thị Hạnh tròn 19 tuổi, quận chúa có chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời. Năm đó nhà vua nước Cao Miên láng giềng (nay là Campuchia) băng hà. Nam triều cử quận công Hồ Đắc Trung làm sứ thần đại diện sang viếng tang. Cùng đi có một bác sĩ, một phiên dịch, một lái xe và cô con gái cưng Hồ Thị Hạnh theo hầu cha.

	Hồi ức một quận chúa - Kỳ 4: Cuộc hôn nhân bất ngờ

Hồi ức một quận chúa - Kỳ 4: Cuộc hôn nhân bất ngờ

Khoảng năm 1924, lúc Hồ Thị Hạnh tròn 19 tuổi, quận chúa có chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời. Năm đó nhà vua nước Cao Miên láng giềng (nay là Campuchia) băng hà. Nam triều cử quận công Hồ Đắc Trung làm sứ thần đại diện  sang viếng tang. Cùng đi có một bác sĩ, một phiên dịch, một lái xe và cô con gái cưng Hồ Thị Hạnh theo hầu cha.

Những năm trước đó, cụ bà thân mẫu của Hồ Thị Hạnh thường thúc giục con gái út lấy chồng. Cũng đã có lắm vương tôn, công tử con nhà quyền quý, giàu có, môn đăng hộ đối ao ước được lọt vào mắt xanh của nàng quận chúa trẻ đẹp, tài giỏi, nết na vào bậc nhất kinh đô Huế lúc bấy giờ. Song Hồ Thị Hạnh nhiệt tình với công tác xã hội bao nhiêu thì nàng lại hờ hững chuyện chồng con bấy nhiêu! Vì vậy hai cụ - nhất là cụ bà - gửi gắm nhiều hy vọng về chuyện chồng con của quận chúa trong chuyến đi xa này của hai cha con.

Đến nước bạn, một hoàng tử Cao Miên được phân công tiếp đón rất ngạc nhiên khi tiếp xúc với một quận chúa người Việt trẻ đẹp, nói tiếng Pháp lưu loát và rất am hiểu về Phật giáo. “Trước khi ăn cơm, tôi thấy ông ta chấp tay vái, tôi hỏi thì ông nói đó là cúng Phật trước khi ăn. Tôi hỏi: Ông tu từ hồi nào? Ông nói: từ khi 6 tuổi đến 12 tuổi ông ở một chùa trong đại nội, học đạo làm người. Nếu không học, dù là một ông hoàng cũng không ai gả vợ cho. Chúng tôi đều cười nói lảng đi. Khi về nhà, ông cụ tôi cho biết: Ông hoàng ấy muốn qua Việt Nam gặp con trở lại. Tôi thưa: Thầy nên từ chối ngay đi, gia đình đã làm khổ chị con, thôi đừng làm khổ con nữa!... Cụ tôi thở dài im lặng không nói gì nữa” (2).

Có một sự kiện trong chuyến xuất ngoại đánh dấu một bước ngoặt về cuộc đời của quận chúa. Đó là chuyện giữa quận chúa và người thư ký trong đoàn. Ông này là Cao Xuân Xang, con thứ của ông Cao Xuân Dục, Thượng thư Bộ Học tiền nhiệm của Thượng thư Hồ Đắc Trung. Ông lớn hơn quận chúa 6 tuổi, hiện đang làm Thương tá Cơ mật viện nên còn gọi là “ông Thương”. Vì giỏi tiếng Pháp, ông được ông Hồ Đắc Trung chọn làm thư ký kiêm phiên dịch. Qua câu chuyện giữa hai người, quận chúa biết ông Thương đã có một đời vợ, vợ chết để lại 6 đứa con lít nhít cả trai lẫn gái, đứa đầu chỉ 10 tuổi, đứa út mới lên 2 tuổi. Ông Thương còn bị bệnh lao phổi nặng chưa biết sống chết lúc nào! Vốn sẵn tính thương người, quận chúa bỗng thấy cám cảnh cho lũ nhỏ con ông Thương, nếu cha chúng có mệnh hệ nào thì cuộc sống của chúng sẽ ra sao? Sau khi xin ý kiến song thân, năm 1926 quận chúa đã đón 6 đứa con ông Thương về nhận làm mẹ của lũ trẻ. Rồi một quyết định táo bạo chợt đến: quận chúa báo cho song thân ý định sẽ kết hôn với ông Thương! Không riêng cả nhà cụ Thượng Hồ Đắc mà cả bạn bè khi biết tin đều sửng sốt bất ngờ! Năm 1929, cuộc hôn nhân của quận chúa với ông Thương được tiến hành không phải trong tiếng cười hoan hỷ mà trong tiếng khóc của cả hai họ! 11 tháng sau ngày cưới, bà Thương  (gọi theo tên chồng) sinh hạ một con trai đặt tên là Cao Xuân Chuân (3). Ông Thương do bệnh nặng vừa thấy mặt con thì qua đời (1930).

14jyfjph.jpg

Sa Di ni Diệu Không

Bắt đầu cuộc đời thứ hai

Một năm sau, bà Thương giao lại các công việc của Hội Nữ công, thu xếp công việc ở Hội Lạc Thiện, gửi Cao Xuân Chuân cho bà Ưng Úy (chị ruột), gửi các con nuôi vào học nội trú ở 2 trường Quốc học và Đồng Khánh để chính thức bước vào con đường tu hành. Lúc này, bà Hồ Thị Chỉ, ân phi của Khải Định, chị ruột của bà Thương, sau khi mãn tang vua đã xin ra chùa ở Châu Ê, hiệu là Khải Ân Tự (thường gọi là “chùa bà Phi”). Bà Thương cũng lên chùa này cùng ở với chị. Năm 1932, Hồ Thị Hạnh được hòa thượng Giác Tiên truyền thập giới làm Sa ni di với pháp tự Diệu Không, nhưng vẫn để tóc làm phật sự.

Công việc lớn đầu tiên Diệu Không làm là cùng với hòa thượng Giác Tiên chủ trì sáng lập Hội Phật học. Việc thảo đơn xin phép thành lập, dự thảo điều lệ Hội đã xong, cụ Hồ Đắc Trung, cụ Tôn Thất Hân phụ chính thân thần rất ủng hộ, riêng ông Nguyễn Hữu Bài (theo Công giáo) lúc ấy làm Thượng thư đầu triều vẫn không cho phép. Diệu Không với sự quen biết sẵn với nội cung đã vào gặp Thánh cung Hoàng thái hậu (4) để báo cáo việc trở ngại và xin thánh cung gửi thẳng hồ sơ cho vua Bảo Đại (lúc này đang ở Pháp) ký gửi về. Thánh cung hứa sẽ chuyển hồ sơ xin thành lập Hội Phật giáo kèm thư riêng của ngài cho Bảo Đại. Một tháng sau, thánh cung cho gọi Diệu Không vào và trao hồ sơ thành lập Hội đã đưọc vua Bảo Đại phê duyệt. Ngài còn kể lại: “Ông Bài đã vào cự nự nói là ngài nghe con nít! Tôi đã la cho và nói: Sao ông binh vực đạo của người Pháp mà lại bỏ đạo của Việt Nam từ ngàn đời? Ông lui và vì giận ông ta nói: Các chùa nên thận trọng đó!”. (5)

Sau ngày song thân từ trần (1941), duyên trần thêm nhẹ gánh, vào mùa thu năm Giáp Thân (năm 1944), lúc 39 tuổi với 12 năm thọ thập giới, Diệu Không đã xuống tóc thọ tam đàn cu túc tại đại giới đàn Thuyền Tôn (Huế) do hòa thượng Giác Nhiên đệ nhị tăng thống Giáo hội Phật giáo VN làm đàn đầu. Vào lúc này Mặt trận Việt Minh đang ráo riết hoạt động lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia giành chính quyền, trong đó hàng ngũ phật tử tham dự đông đảo. "Ngày Bảo Đại thoái vị cũng có sự tham gia của Phật giáo ở nội cung mà cụ Phạm Khắc Hòe đâu có biết! Cũng nhờ vậy mà Bảo Đại khi thối lui một cách ôn hòa nên cũng không đổ máu dân chúng nhưng cũng làm cho bà Nam Phương Hoàng hậu gần bổ ngửa, vì kế hoạch của người Nhật giao cho đã không thành công” (6).

T.D.T Trích dẫn và giới thiệu ( Thanh Niên)

- (1, 2, 5, 6) Trích hồi ký của sư bà Diệu Không - Đường thiền sen nở (NXB LĐ 2009) - (3) Cao Xuân Chuân được người chị của Hồ Thị Hạnh là bà Ưng Úy - thân mẫu của nhà bác học Bửu Hội - nuôi. Năm 16 tuổi đang học ở Sài Gòn được gia đình gửi sang Pháp cho gia đình Bửu Hội nuôi, đỗ kỹ sư, lấy vợ Pháp và định cư ở Pháp. - (4) Bà Thánh cung Hoàng thái hậu tức bà Nguyễn Thị Nhàn (1870-1935) con gái Đại thần Nguyễn Hữu Độ, Nhất giai phi của vua Đồng Khánh. Sau khi bà thánh cung qua đời, bà Từ cung tức bà Hoàng Thị Cúc mẹ Bảo Đại mới có ảnh hưởng lớn trong thời gian còn lại.


Về Menu

Hồi ức một quận chúa Kỳ 4: Cuộc hôn nhân bất ngờ

Kin Thiền sư ở đâu cáºi thiên Giỗ duc phat day ve nhan qua dep cuộc sống qua đi nuong Gỏi trái sung bon diem cot yeu trong phat giao thien tong mÃƒÆ Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong não tuc cội tín ï¾ å Nguyên nhân làm tiểu đường khó thiện con hay la cai tivi hoac dien thoai buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá Đạo LÃƒÆ Lưu gởi chùa vàng kinkakuji nổi tiếng ở nhật giáo 5 tan o thai lan Vu lan doi song can mot tam long truyền Vài Æ trí hóa giao ly dao phat voi gioi tre hien nay o nuoc ta Phật giáo thờ phật tại nhà và những điều hi廕積 một cõi đi về Ð Ð Ð ï¾ ï½ bao ve gia dinh truoc nguy co do vo nhung dieu phai nu can biet khi di co mot chu tieu nhu the Uống trà xanh có thể giảm tác dụng nghiem ve nhan quatu viet chi va viet muc da kich phap mon tinh do dai thua la sai lam Do Tuá Dấu BÃn những nhận định chưa đúng về phật BÃo