Đó là khẳng định của Thạc sĩ Văn hóa học DƯƠNG HOÀNG LỘC, giảng viên ngành Dân tộc học Trường ĐH KHXH NV TP HCM Tiếp tục câu chuyện vàng mã trên Giác Ngộ số 838 ra ngày 25 3 vừa qua, ThS Lộc chia sẻ thêm
Hủ tục đốt và rải tiền vàng mã cần phải bỏ

Đó là khẳng định của Thạc sĩ Văn hóa học DƯƠNG HOÀNG LỘC, giảng viên ngành Dân tộc học - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Tiếp tục câu chuyện vàng mã trên Giác Ngộ số 838 ra ngày 25-3 vừa qua, ThS Lộc chia sẻ thêm ThS Dương Hoàng Lộc
- Hủ tục này ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Theo đó, quan niệm dân gian trước nay cho rằng việc đốt vàng mã để người chết mang theo làm lộ phí xuống âm phủ và để tiếp tục tiêu xài - tức con người ta sẽ có một cuộc sống tiếp tục sau khi mất đi. Vì thế, không chỉ trong đám tang, người ta còn đốt vàng mã cho tổ tiên vào dịp tết, giỗ chạp.

Còn rải vàng mã trên đường là do quan niệm cho rằng khi đưa tang, nếu không rải vàng mã thì các vong hồn sẽ phá phách và ăn hiếp linh hồn mới như ông bà ta hay nói: “Ma cũ ăn hiếp ma mới”. Nói chung, tục đốt và rải tiền, vàng mã phản ánh quan niệm thực tế của con người: “Trần sao thì âm vậy”.

* Vừa qua Trung ương GHPGVN đã ban hành công văn về việc “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc đưa tang”- trong đó có nhắc đến việc bỏ hủ tục đốt và rải tiền vàng mã vì nó ảnh hưởng tới giao thông cũng như vấn đề vệ sinh môi trường. Thạc sĩ có biết việc này?

- Thực ra, không chỉ đám tang mà trong các nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi thức cúng tống ôn ở lễ hội kỳ yên các đình làng… cũng có sử dụng khá nhiều tiền và vàng mã. Do vậy, tôi nghĩ rằng việc Trung ương Giáo hội có công văn thể hiện quan điểm của mình trong bối cảnh nhiều đám tang, nhất là của các Phật tử, đốt quá nhiều tiền, vàng mã, làm lãng phí và gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh đường phố là một việc làm đáng hoan nghênh. 

Tuy nhiên, để triệt để việc này không phải dễ dàng vì nó đã ăn sâu vào nếp sống văn hóa, dịp tang ma, giỗ chạp, lễ hội của người Việt. Trong một đám tang, lễ giỗ, nếu không đốt tiền, vàng mã cho người mất thì liệu rằng người sống có cảm thấy an tâm, vui không? Đây thuộc vấn đề nhận thức. Cho nên không thể một ngày một bữa là thay đổi hoàn toàn.

* Trong một nghiên cứu về vấn đề vàng mã, từ năm 1952, Hòa thượng Tố Liên đã khẳng định đốt vàng mã có nguồn gốc Trung Quốc, được xem là đầu độc tín ngưỡng, hoàn toàn không phải văn hóa Việt Nam...

- Để giảm bớt vấn đề vàng mã trong tang ma các gia đình là Phật tử thì phải thay đổi nhận thức của tín đồ thông qua các bài giảng pháp (thường xuyên) - để họ hiểu rõ bản chất của vấn đề trên nền tảng giáo lý chân chánh của Đức Phật - rằng, làm việc lành để hồi hướng phước báo cho người đã mất mới giúp được họ chứ không phải đốt vàng mã.

* Là một chuyên gia nghiên cứu văn hóa, Thạc sĩ có thể cho biết ở các nước Đông Nam Á họ có đốt và rải tiền vàng mã khi đưa tiễn người thân qua đời không?

- Các nước Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia,… theo Phật giáo Nam tông nên khi có người mất, đa số tiến hành nghi thức hỏa táng, họ không sử dụng vàng mã trong tang lễ.

* Cám ơn Thạc sĩ!

Thử nghĩ tới nhà thờ công nghệ cao

Văn minh là những giá trị văn hóa có tính thời đại, phù hợp với thời đại hay thể hiện có trình độ phát triển của thời đại. Ví dụ ở Nhật có mô hình tạm gọi là nhà thờ 3D, tức là người thân chúng ta khi quá vãng sẽ ở đấy - “đầy đủ tiện nghi”. Hình ảnh trong nhà thờ 3D đó là do người thân gửi đến, các chuyên viên phần mềm sẽ thiết lập một cuộc sống cho người quá cố qua các mô tả tính cách và các thói quen khi sống. Và con cháu họ có thể đến thăm viếng bất cứ lúc nào bằng cách truy cập vào trang web đã đăng ký cho người thân…

Theo tôi nghĩ đó là cách tổ chức tang chế và hậu sự cho người thân khá văn minh và cũng rất nhân văn, phù hợp với văn hóa hiếu thảo của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.

 
Thạc sĩ Văn hóa Đoàn Thị Thoa 
(giảng viên Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II)

Về Menu

hủ tục đốt và rải tiền vàng mã cần phải bỏ hu tuc dot va rai tien vang ma can phai bo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

đỉnh hãy khéo chăm sóc cái tâm chua bao lam Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ thung l繫 trùng SÃÆc Æ chuong x sau la thu va cai chet cua dam hoang phong tục độc đáo ngày lễ vu lan ở suoi am tam hon con y nghia phat dan chí 12 loại nhân quả báo ứng con người Những dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu di tim tu nga cua thoi dai moi phÃƒÆ p Lâm hòa thượng tinh không Cám bất tùy phân biệt cư trần lạc 간화선이란 sự khác nhau giữa giới luật và luật khánh DÃƒÆ xấu lê hôm nay thầy về đây Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay Phật HT Thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Phát co tinh yeu nao hon tinh yeu cua cha va me Đức tin mầu nhiệm 真言宗金毘羅権現法要 nuoc mat me gia da HoẠhay danh lua trai tim cua ban sữa Những lá thư xuân Lễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh 泰卦 16 nen tang nghe hạnh phúc lan tỏa Mùa Vu Lan nhớ mẹ Vu lan Tản mạn về mẹ 不空羂索心咒梵文 hai cot hoa thuong chon may chuc nam ma khong phan bất Đau lưng làm tăng nguy cơ tử vong Ðịnh luật của nghiệp phà t Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha thiền và làm chủ bản thân thắng tài kinh diệu pháp liên hoa chua tra am vào chùa là đi tìm cái tâm trong sạch tac hai cua dien thoai thong minh voi doi toi thay phat 10 nghiệp lành mang lại phước đức Vài suy nghĩ nhân đọc tạng kinh Nikaya nhị đế từ hiện tượng đến bản nhiệt độ trái đất gia tăngbăng tan ở tien si my chi ra 7 loi ich khi thien va yoga moi dòng