GNO - Các vi khuẩn bị tiêu diệt do kháng sinh có thể sống sót và trở nên kháng thuốc, nguy hại gấp đôi...

Kháng sinh: khi nào không nên dùng?

GNO - Thuốc kháng sinh thường được xem là chỉ định điều trị phổ biến đối với nhiều loại viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy vậy, việc lạm dụng và dùng kháng sinh một cách tùy tiện đang là một hiện trạng phổ biến trong cộng đồng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

thuoc va sk.jpg
Lạm dụng và dùng kháng sinh một cách tùy tiện gây nguy hiểm cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Viêm xoang, cảm cúm và cảm lạnh: không nhất thiết phải dùng đến kháng sinh

Theo các chuyên gia, có một số viêm nhiễm không cần dùng đến kháng sinh như các triệu chứng của viêm xoang, các viêm nhiễm vùng tai, cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Là một trong những loại viêm nhiễm phổ biến nhất, viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng như đau đầu, các chỗ đau vùng mặt, đau họng và chảy mũi.

Dù vậy, sử dụng kháng sinh để điều trị các triệu chứng này là “một lựa chọn tồi tệ”, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ. Các viêm nhiễm ở các xoang do virus gây ra, không nên dùng kháng sinh không phải vì kháng sinh không có tác dụng mà là vì các viêm nhiễm này sẽ từ từ giảm dần trong thời gian một tuần lễ. Nói cách khác, khi bị các biểu hiện của viêm nhiễm do xoang thì không nhất thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh.

Việc dùng kháng sinh không hợp lý trong điều trị cảm cúm và cảm lạnh vẫn còn khá phổ biến trên thế giới. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy có khoảng 30% kháng sinh uống được kê toa hằng năm một cách không cần thiết. Con số này tăng lên đến 50% đối với các viêm nhiễm đường thở cấp tính như cảm cúm và cảm lạnh.

Cũng giống như các viêm nhiễm vùng xoang, triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm sẽ tự động thuyên giảm cho dù nguyên nhân gây bệnh là gì. Ngoài ra, các viêm nhiễm vùng tai cũng không cần dùng đến kháng sinh.

Khi nào nên dùng kháng sinh?

Các bác sĩ phải khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra viêm nhiễm thì mới nên chỉ định kháng sinh. Trên thực tế, thật khó để xác định khi nào dùng kháng sinh là giải pháp điều trị hoàn hảo nhất; trừ trường hợp nhất định phải dùng kháng sinh là nhiễm trùng tiểu vì bệnh này thường do vi khuẩn gây ra.

Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn thì sẽ dựa vào xét nghiệm các vi khuẩn quanh vùng sưng phồng ở cổ họng hay quan sát các đốm trắng trên amidan. Đôi khi bác sĩ sẽ quan sát màu sắc và độ dính của chất nhầy vùng mũi để chẩn đoán xem có phải bị viêm nhiễm do vi khuẩn hay không để quyết định kê toa kháng sinh.

Phải sử dụng kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh kháng thuốc

Nhiều trường hợp các bác sĩ kê toa kháng sinh khi với chứng sổ mũi hay viêm nhiễm vùng tai vì ít nhiều bị áp lực bởi bệnh nhân.

Và khi nếu được kê toa kháng sinh, bạn nên sử dụng chúng như đã được hướng dẫn thậm chí khi tự bạn nghĩ rằng mình không cần đến kháng sinh nữa. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh không chỉ xảy ra khi chúng ta sử dụng kháng sinh quá nhiều mà cũng xảy ra khi chúng ta dùng kháng sinh không đủ liều.

Các vi khuẩn bị tiêu diệt do kháng sinh có thể sống sót và trở nên kháng thuốc và nguy hại hơn gấp đôi so với trước. Chúng không những gây bệnh trở lại cho chúng ta mà chỉ định y khoa tương tự như trước đây sẽ không có tác dụng trong lần thứ hai này.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Kháng sinh: khi nào không nên dùng?

Làm nhi Ä giao Tương Tin Chảy đi sông ơi hồi già phật giáo hÓi Cồn đạo phật Thân chuỗi Thai lý ç¾ Mâm Thập chú quan chet ve su song chet thong mat La Muốn ngủ ngon hơn Hãy thiê hoc Vấn Ngừng luu cac nha su chau a tren dat my Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão tam linh viết nhà æ å¹³å º 不空羂索心咒梵文 HoẠlợi ích của thiền vipassana cho bản thân tu luc moi thuc la tu 因无所住而生其心 thùy chテケa Thi Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh hoÃ Æ chay hoÃƒÆ cáo テス Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần çŠ Chú tiểu chùa trung khánh nam chân 22 rồng Chính tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc Phật giáo duc vua bhumibol adulyadej suối Thiền