Câu hỏi trên, ngoại trừ các bậc Giác ngộ Giải thoát, còn như phàm phu cấu trược như chúng ta thì làm sao có câu trả lời thỏa đáng Bởi đây là câu hỏi khó thuộc phạm trù Duy thức luận
Khi con người chết khối nghiệp họ tạo ra sẽ đi đâu?

Câu hỏi trên, ngoại trừ các bậc Giác ngộ-Giải thoát, còn như phàm phu cấu trược như chúng ta thì làm sao có câu trả lời thỏa đáng. Bởi đây là câu hỏi khó thuộc phạm trù Duy thức luận.
Thực tế nhiều người đến chùa từ bé mà cho đến giờ vẫn thắc mắc có phải chết là hết không? Nếu chết không phải là hết thì con người sẽ lại đi về đâu?

Không ai chết hai lần để mà tập chết, để mà rút kinh nghiệm cho kiếp nhân sinh này?

Thường thì khi con người sinh ra, tiếp nhận cái sống ở thế gian khoảng 80 năm, (không kể người chết yểu). Khi đến tuổi trung niên và về già, do va đập khổ đau của cuộc đời, con người mới suy ngẫm đến cái chết. Rồi khi cơn bạo bệnh ập đến hoặc một lý do nào đó mà cận kề sinh tử, thì ta mới bàng hoàng nhận ra: kiếp nhân sinh là ngắn ngủi và đong đầy khổ đau, với bao bất trắc nợ nần và sợ hãi…

Đi tìm và để trả lời hai câu hỏi lớn về sinh tử nói trên, ngay từ thời Đức Thế Tôn còn là Thái tử ở Đông cung, đời sống trong cung vua sung sướng tuyệt đỉnh. Nhưng Ngài vẫn nung nấu với hai câu hỏi lớn về sinh tử đó là: Ta từ đâu sinh ra và đến đây để làm gi ? Rồi chết đi về đâu ? Chính vì hai câu hỏi lớn này, mà Thái tử Tất Đạt Đa đã bỏ Hoàng cung xuất gia để tìm Chân lý.

Với sáu năm tu khổ hạnh và Bốn mươi chín ngày Thanh tịnh Thiền na (1) dưới cội Bồ-đề. Đức Thế Tôn đã chứng được Tam minh - Lục thông. Đêm cuối cùng của ngày (49) vào canh hai, Đức Thế Tôn với Túc mạng minh (2) Ngài biết được đời sống của vô số kiếp và câu hỏi thứ nhất, ta từ đâu sinh ra đến đây và để làm gì, đã được trả lời. Đến canh ba, thực chứng Thiên nhãn minh, Ngài thấy rõ kiếp người sau khi chết Trung Ấn Thân (3) theo nghiệp dẫn luân hồi tái sinh: Người đi lên, kẻ đi xuống trôi lăn trong lục đạo khổ đau không ngày cùng.

 Như vậy, hai câu hỏi lớn: Ta từ đâu sinh ra và chết đi về đâu ? Chính Đức Thế Tôn thực chứng Tâm linh  (tam minh, lục thông) đã tìm ra Chân lý của Pháp giới Duyên sinh. Và từ chân lý này, giúp chúng ta nhận ra một thực tế như lời Phật dạy: khi con người già nua hay ốm đau và chết, thân thể này tan hoại nhưng thần thức (tức Thân trung ấm hay còn gọi là linh hồn) vẫn còn đó, nó lại bắt đầu một cuộc sống mới qua 6 ngả sau:

Nếu có phước nó sinh vào ba đường:

1-  Đầu thai làm một thân hình khác.

2-  Được sinh lên cõi Trời làm Tiên, Thánh.

3-  Làm loài A-Tu-La  (tức loài Thần)

 Nếu khi làm việc ác thì đọa vào ba đường:

4-  Bị là loài Ngạ quỷ  (tức quỷ đói)

5-  Làm loài Súc sinh  (đầu thai làm loài thú vật)

6-  Bị đọa trong Địa ngục.

Tất cả 6 đường này cứ tiếp dẫn đi, tiếp dẫn lại nên gọi đó là Lục đạo luân hồi, còn nếu tu hành giữ giới thì thành:

*  Với hàng tu Tiểu thừa thì quả vị cao nhất là: các vị Thanh Văn, A Na Hàm, A Na Hán và bậc Duyên giác (Bích chi Phật).

*  Với hàng tu Đại thừa thì thành Bồ-tát, thành Phật.

 Như vậy, theo Pháp giới Duyên sinh của đạo Phật, thì sự thay đổi của kiếp nhân sinh là do khối nghiệp định đoạt, quy định, chứ không phải như Nho giáo và các giáo phái ngoại đạo cho rằng, linh hồn tồn tại bất biến không có thay đổi do nghiệp và cảnh giới. Vậy chết không phải là hết, không phải là “trắng tay” mà theo đạo Phật, chết là sinh tử luân hồi trong vòng tương tục của Pháp giới duyên sinh..

 Để minh chứng cho điều nói trên, chúng ta cùng nghe cuộc Vấn đạo giữa Cư sĩ Lễ Trân Châu với Đức Phật được ghi trong cuốn “Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông” của Soạn giả Nguyễn Nhân do (Nxb-TG ấn hành năm 2017) dưới đây sẽ hiểu rõ điều  này:
  
Cư sĩ Lễ Trân Châu (là vị thứ 13 trong hội) từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối chắp tay bạch cùng Đức Phật thưa rằng: (xin được trích nguyên văn tr. 171, 172 của cuốn sách này)
  
“Kính bạch Đức Thế Tôn: Con nghe các Tỳ kheo trình thưa hỏi Đức Thế Tôn, con đã lãnh hội được những lời của Đức thế Tôn dạy, nhưng còn một thắc mắc như sau, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con:

-  Khi người chết họ phải đi theo tổng nghiệp của họ mà họ thọ mạng nơi khác. Phước Dương thì nên các cõi Trời hay nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Còn phước Âm thì được làm Thần hay làm người giầu sang phú quý nơi thế giới này. Còn người Ác thì phải đi trả quả xấu. Tu theo đạo của Đức Thế Tôn mà đi lừa người thì bị làm Hoa báo (4). Vậy, khi con người vừa chết khối nghiệp mà con người tạo ra nó đi đâu và như thế nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con ?
      
Đức Phật dạy:

-  Này Cư sĩ Lê Trân Châu, phần này Như Lai dạy ông và những người có mặt tại đây hiểu rõ: Một con người khi chết, bắt buộc phải luân chuyển theo quy luật luân hồi nơi trái đất này cũng như trong tam giới này, ngoại trừ người Giác ngộ và Giải thoát, tất cả phải luân hồi như sau:
     
Một:  Người mang khối nghiệp Dương được vãng sinh lên cõi Trời hay nước Tịnh Độ để hưởng phước do người đó tạo ra. (Khối nghiệp này gọi là “Tài sản nghiệp phước Dương” do người đó tạo ra. Giống như ở thế giới này, con người tạo ra tiền vậy. Số tiền này gọi là “Nghiệp phước đi”, mà trong đạo của Như Lai gọi là “Nghiệp phước Vãng sinh”)
     
Hai: Người có khối nghiệp phước Dương này, phải có lòng ham muốn tột cùng đến nơi nào mà người đó ham muốn. (Phần ham muốn này chính là “Lực đẩy” đi đến nơi mình ham muốn).
      
Người có nghiệp phước Dương này tuần tự như sau:
      
Ví dụ: Người có một khối nghiệp phước Dương thật to, mà muốn Vãng sinh đến cõi Trời Vô Sắc để hưởng phước thanh tịnh, thì người này được:
      
1/- Điện từ Âm Dương thôi duy trì sắc thân người này, sắc thân của người này từ từ tan rã ra.
      
2/- Vỏ bọc tánh người bằng điện từ Âm Dương của người đó, nó cũng tan rã ra theo để hòa nhập vào điện từ Âm Dương nơi trái đất này.
      
3/-  Trong vỏ bọc tánh người của người này. Suốt cuộc đời họ, họ đã huân tập trong Tàng thức của họ một khối nghiệp phước đức Dương. Khi vỏ bọc tánh người vừa thôi ôm khối nghiệp phước Dương, thì khối nghiệp phước Dương này, tự động bay lên và bay ra tận cùng của vành Tam giới, được hút vào hành tinh Vô Sắc. Khối nghiệp thiện Dương này được gọi là “Trung Ấm Thân Dương” đó.
      
4/-  Nếu người nào đã tạo ra được khối nghiệp Dương mà ham muốn: Vào nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống, thì được hút vào đây. Vào cõi Hữu Sắc, thì được hút vào đây. Vào cõi trời Thượng Đế, thì được hút vào đây. V.v…
      
* Còn người nào tạo ra khối nghiệp Âm, ham muốn:
      
- Làm Thần, thì được hút vào loài Thần.
      
* Làm người giầu sang thì được toại nguyện.
      
* Còn gây trọng tội, thì trực chỉ xuống Địa ngục.
      
* Còn không làm thiện cũng không làm ác, không tin bất cứ thứ gì, chỉ biết thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ, thì mãi mãi luân hồi trong dòng tộc để trả nhân quả nhẹ với nhau.
       
Đây là quy luật luân hồi nơi trái đất này, mà con người là chủ động 2 phần:  Một là tạo nghiệp, Hai là ham muốn, để luân chuyển đi.
       
Ông Cư sĩ Lễ Trân Châu nghe Đức Phật trả lời câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng cám ơn Đức Phật lễ tạ rồi lui ra.”

 
Qua nghe cuộc vấn đạo của Cư sĩ Lễ Trân Châu và lời dạy của Đức Phật nêu trên, ta thấy quy luật luân hồi của trái đất này là luân chuyển theo chu kỳ: Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Gọi là nhân quả luân hồi, bởi sự cuốn hút của điện từ Âm Dương. Do đó loài người, động vật và thực vật sinh sống nơi trái đất này đều phải luân chuyển theo quy luật của trái đất. Vì vậy, không một cá thể nào thoát ra ngoái quy luật này được, mà loài người đóng vai trò là “Trung tâm luân hồi” đi trong tam giới này.
 
Với lòng Bi mẫn của Đức Từ Phụ đối với tất cả chúng sinh ở trái đất này, Đức Phật đã dạy và truyền trao công thức tu hành Giác ngộ và Giải thoát như sau:
           
Ai muồn hưởng phước Dương thì tu hành như dưới đây:

             
Muốn đến cõi Trời Vô Sắc hưởng nghiệp phước Thanh tịnh thì ở trái đất này hằng ngày phải làm hai việc như sau:
      
Thứ nhất: Thường xuyên làm phước thật nhiều, để tạo nghiệp phước Dương.
      
Thứ hai:  Ngày nào cũng dụng công ngồi thiền.

- Ép cho thân và tâm mình được thanh tịnh.

- Để tạo lực vãng sinh đến cõi Trời Vô Sắc ở.

- Để lưu vào Tàng thức mình cảnh thanh tịnh.

Tức tự mình tạo ra làn sóng điện từ Dương cực mạnh làm lực đẩy mình tới cõi đó. Khi hết duyên sống nơi thế giới loài người, hai nghiệp lực nói trên, đưa Trung Ấm Thân của mình đến 1 trong 11 hành tinh cõi trời Vô Sắc, sinh ra và sống ở đây. Cảnh và Thân của những vị ở cõi trời Vô Sắc cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc. Ở cõi trời Vô Sắc này, không làm việc, chỉ hưởng phước nghiệp thanh tịnh do mình tạo ra khi còn ở nơi thế giới loài người. Sinh hoạt ăn uống ở cõi này là: Trái cây, hoa lá, nước uống cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không mầu sắc có đầy khắp trong hành tinh này. Quan hệ Trời nam và Trời nữ: thích tự do, không lệ thuộc dòng tộc hay lễ nghi; Tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài người vãng sinh đến. Tuổi thọ ở cõi trời Vô Sắc tính bằng ngàn năm so với địa cầu này. Nếu nghiệp phước đức được vô lượng, thì sống đủ 100 ngàn năm. Còn thiếu, thì chỉ sống bằng với số nghiệp phước đức của mình tự tạo ra mà thôi. Khi hết tuổi thọ, phải quay lại thế giới loài người sống tiếp, tạo nghiệp mới, luân hồi đi nơi khác.
      
Ai muốn đến cõi trời Hữu Sắc hưởng phước vui tươi rực rỡ thì:

      
Ở trái đất này hằng ngày phải làm 2 việc như sau:
     
Thứ nhất: Thường xuyên làm phước thiện thật nhiều, để tạo nghiệp phước Dương.
      
Thứ hai: Ngày nào cũng cầu xin và lễ lạy mong được đến cảnh vui tươi, rực rỡ nơi cõi trời Hữu Sắc sinh sống - để lưu vào Tàng thức của mình cảnh này. Tức tự mình tạo ra làn sóng điện từ Dương cực mạnh làm lực đẩy. Khi hét duyên sống nơi thế giới loài người, hai nghiệp lực nói trên, đưa Trung Ấm Thấn của mình đến 1 trong 11 hành tinh cõi trời Hữu Sắc sinh ra và sống ở đây. Cảnh và Thân của những vị ở cõi trời Hữu Sắc này cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 mầu sắc rực rỡ. Ở cõi trời Hữu Sắc này, không làm việc, mà chỉ hưởng phước nghiệp Dương do mình tự tạo ra khi còn ở thế giới loài người. Ăn uống là trái cây, hoa lá, nước cấu tạo bằng điện từ Âm Dương có 12 mầu sắc rực rỡ, có đầy đủ trong hành tinh này. Quan hệ Trời nam Trời nữ: thích tự do, không lệ thuộc dòng tộc hay lễ nghi. Tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài người vãng sinh đến. Tuổi thọ cao nhất ở cõi trời Hữu Sắc này là 10 ngàn năm so với địa cầu. Nếu nghiệp phước đức Dương vô lượng, thì sống đủ 10 ngàn năm. Còn thiếu, chỉ sống đủ bằng với số nghiệp phước đức Dương của mình tự tạo ra mà thôi.
        
Muốn đến nước Tịnh Độ hưởng phước vui tươi mà thanh tịnh thì:

Ở trái đất này phải làm 2 việc như sau:

Thứ nhất: Thường xuyên làm phước thiện thật nhiều, để tạo nghiệp phước Dương.

Thứ hai:  Ngày nào cũng cầu xin và lễ lạy Đức Phật A Di Đà, mong Ngài rước về nước Tịnh Độ của Ngài ở. Muốn cho chắc chắn: Liên tục niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm khi nào tiếng mình không còn niệm nữa (tức nhất tâm bất loạn) là thành công. Bởi trong Tàng thức của mình đã lưu được dòng chảy do làn sóng điện từ Dương đã được thiết lập kiên cố. Khi hết duyên sống nơi thế giới loài người, thì 2 nghiệp lực nói trên, đưa Trung Ấm Thân của mình đến nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà sinh ra và sống ở đây. Sự sống ở nước Tịnh Độ này được diễn tả: Cảnh vật và thân Tiên nam, Tiên nữ cấu tạo bằng 12 mầu sắc điện từ Âm Dương rực rỡ, Thức ăn là trái cây, hoa lá, nước sinh hoạt cấu tạo bằng 12 mầu sắc điện từ Âm Dương rực rỡ có khắp trong hành tinh này. Quan hệ Tiên nam, Tiên nữ tùy thích, không ràng buộc dòng tộc hay lễ nghi. Tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài người vãng sinh đến. Khi Tiên nữ có thai, bay đến ao sen đẻ trong hoa sen một noãn Tiên lưu giữ trong đó và đúng ngày tháng thời gian theo Cửu phẩm liên hoa, một vị Tiên được sinh ra và tự lớn lên. Nếu nghiệp phước đủ, thì tuổi thọ là 10 ngàn năm. Còn nghiệp phước đức có bao nhiêu, thì sống đủ với nghiệp phước của vị Tiên đó mà thôi. Đời sống ở nước Tịnh Độ này được quy định như sau:

- Sáng ngày nào cũng đi cúng các nơi thờ Phật quá khứ.

-  Khi làm xong công việc muốn đi chu du đâu cũng được.

-  Mỗi tháng có một ngày học công thức Giải thoát.

-  Ăn uống thì có trái cây, hoa lá và nước đầy đủ khắp trong cõi Tịnh Độ này.

- Khi hết tuổi thọ phải quay trở lại thế giới loài người tạo nghiệp mới để luân hồi đi cõi khác.
 
Đặc biệt, ở nước Tịnh Độ này, khi vị Tiên hết tuổi thọ. Trước khi trở lại thế giới loài người, được Đức Phật A Di Đà dẫn ra ao sen, Ngài nhổ một cành hoa sen đưa cho vị Tiên ấy xem, nếu vị Tiên giác ngộ tánh Phật thanh tinh của chính mình, thì Đức Phật A Di Đà xác nhận cho vị Tiên ấy bằng câu kinh đã ghi trong kinh điển:
                        
"Hoa khai kiến Phạt ngộ vô sanh!"
 
Sau đó được Đức Phật A Di Đà dẫn đến gần nơi phổ biến Pháp môn Thiền tông, cho nhập thai ở vùng này, khi người này lớn lên vừa nghe hai tiếng Thiền tông là tìm đến học ngay, hiểu được Công thức giải thoát và biết tạo ra công đức để trở về Phật giới! Còn vị Tiên nào không giác ngộ, tự mình trở lại thế giới loài người tao nghiệp mới, luân hồi đi nơi khác.
 
Đặc biệt tiếp theo là người tu theo pháp môn Tịnh Độ, Như Lai có mở ra con đường trở về Phật giới. Người nào muốn trở về Phật giới thì phải có 5 phần như sau:

- Một là: phải có đầu óc thực tế, không mê tín.

- Hai là: không tin những chuyện linh thiêng huyền bí.

- Ba là: Không cầu khẩn lạy lục ai.

- Bốn là: Không sử dụng thân tâm tu hành theo kết quả cuốn hút của vật lý Âm Dương theo lối tu chứng đắc.

- Năm là: lúc nào cũng ham muốn giải thoát.!
 
Người nào có đủ 5 đức tính nói trên, thì người này sẽ được một vị Phật trong Phật giới, sử dụng ánh sáng Điện Từ Quang trong Phật nhãn điều khiển cho người này đến nơi phổ biến pháp môn Giải thoát. Sau một thời gian, người này sẽ rõ thông tất cả những gì mà Như Lai dạy giải thoát ở Pháp môn Tịnh Độ này.

Cùng với công thức tu hành để hưởng phước Dương vãng sinh về các cõi trời Vô Sắc, Hữu Sắc, Tịnh Độ như vừa nêu trên. Trong Huyền ký Đức Phật cũng dạy: Nếu ai muốn đến các cõi trời Tứ Thiên Vương, cõi Dục Giới sinh sống để hưởng phước Dương, thì ngay khi ở trái đất này, hằng ngày cũng phải làm hai việc đó là: làm phước thật nhiều, để tạo nghiệp phước Dương. Khi hết tuổi thọ nơi trái đất này, thì chắc chắn được vãng sinh đến cõi Trời như mong muốn.
           
Nếu người không đủ duyên tạo phước Dương để về các cõi Thiên giới. Đức Phật cũng chỉ ra phương thức tạo Phước Âm để tái sinh vào các cõi Thần, cõi Người và Đức Thế Tôn cũng khuyên chúng ta không được tạo ác nghiệp, mà phải đọa vào tam đồ khổ đó là các loài: Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục. Dưới đây là đặc tính của 5 loài ở cõi Diêm Phù Đề.
               
Trái đất với 5 loài sống chung gồm:


1-  Loài Thần:

* Ai muốn luân hồi vào cõi Thần hưởng Phước Âm thì phải làm 2 việc sau:
       
1-  Tạo nghiệp phước thật nhiều.
       
2-  Khi làm phước phải là người đứng đầu nhóm, có bản lĩnh là người lãnh đạo tạo nghiệp phước Âm và tạo lực cuốn hút đặc trưng của cõi này. Nếu 2 yếu tố tạo phước Âm nêu trên đầy đủ, khi hết duyên sống nơi thế giới này, chắc chắn được luân hồi vào cõi Thần sinh ra và sống ở đây.
       
Trong loài Thần có 4 cấp sau:

- Một là Thần chủ thế giới.

- Hai là Thần trưởng của mỗi quốc gia.

- Ba là Thần vùng mỗi quốc gia.

- Bốn là Thần bình thường ở mỗi quốc gia.
Về uy lực thì mỗi loài Thần đều có uy lực và tầm kiểm soát hoạt động của mình ngang với cương vị của vùng quản lý.
 
2-  Loài Người:

*  Ai muốn đời sau làm người giầu sang thì đời này làm phước thật nhiều. Và luôn nghĩ mong đời sau giầu sang làm cảm ứng. Khi hết tuổi thọ chắc chắn sẽ sinh được thuyện duyên làm người giầu có và được tái sinh ở cõi này.

-  Nếu muốn ở mãi trong dòng tộc thì: Không tạo phước, không tạo ác, mong ở mãi trong dòng tộc. Khi hết tuổi thọ, thì cứ luẩn quẩn ở trong dòng tộc để trả nhân quả nhẹ với nhau.
 
-  Nếu làm loài Ngạ quỷ: thì giành giật của người khác, lường gạt người khác. Hết tuổi thọ của kiếp người thì phải đọa là loài Ngạ quỷ ngay.
 
-  Nếu làm loài Súc sinh:  thì sát loài nào làm loài đó.

-  Nếu làm loài Địa ngục:  thì gây trọng tội.

-  Nếu muốn Giác ngộ:  tìm vị Thiện tri thức học hỏi.

-  Nếu muốn Giải thoát:  tìm vị Thiện tri thức hỏi Công thức.

-  Và muốn làm Phật: tạo Công đức.

-  Muốn làm Bồ-tát: tu một trong sáu căn, phải được thành tựu.

-  Muốn làm A La Hán: phải dụng công tu hành đạt được 4 quả Thanh Văn.
 
Những lời dạy trong Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông nói trên, giúp chúng ta hình dung và nhận điện được phần nào cõi giới cũng cảnh giới vô hình và hữu hình đang vận động và diễn biến quanh ta trong vòng tương tục của kiếp nhân sinh. Song, có điều cần nói ở đây đó là, với chúng ta còn nhiều cấu uế chướng duyên, nên không thể trực nhận được các cõi giới như các bậc Giác ngộ toàn triệt. Nhưng với lòng tin, đức tin qua lăng kính Bát chánh đạo, giáo lý của đạo Phật giúp ta có được tầm nhìn trí tuệ. Khi đạt được trí tuệ cứu cánh chân thật, con người sẽ thoát khỏi sự đau khổ sợ hãi về cái chết. Đây là mục đích tối hậu của giáo lý đạo Phật đem đến cho con người. Với Phật giáo, khổ vì không hiểu biết. Muốn thoát khổ thì phải có trí tuệ để hiểu được sự vô ngã, vô thường. Với Pháp giới Duyên sinh của đạo Phật, chết không phải là hết, không phải là “trắng tay”.

Đức Phật dạy: chết là sự chuyển sinh, hay chuyển đời sống từ nơi này, đến nơi khác, nếu khi ta hiểu được nguyên lý vô thường và vô ngã của đạo Phật thì chúng ta không còn sợ hãi về cái chết  Để có được tái sinh tốt đẹp, chúng phải quán triệt được câu kinh của đạo Phật dạy rất dễ nhớ, dễ hiểu đó là, Tòng Thiện Dẹp Ác. Đó là lời của bậc Từ Phụ Giác ngộ thương chúng ta mà dạy đã trở thành giáo lý. Giáo lý ấy, giúp ta khám phá được tiến trình Nhân quả-Luân hồi. Khi hiểu biết toàn triệt, sẽ thấy mình thênh thang trước chuyện sinh tử và sống hân hoan cùng hiện tại.
 
Bài viết: "Khi con người chết khối nghiệp họ tạo ra sẽ đi đâu?"
Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh / Vườn hoa Phật giáo
Số: 18 Phố Quang Trung, P.Quang Trung, TP Uông Bí – Quảng Ninh
(ĐT 02033661609-0165.8091688)
 ------------------------
Chú thích: 

(1) Thiền Na: chỉ Thiền nói chung, trong đó có thanh tịnh thiền.

(2-3) Túc mạng minh, Thiên nhãn minh: là những linh giác vi diệu được khai mở do Than tịnh thiền đem lại nên có khả năng thấy đươc sự chuyển động của hư vô mà người bình thường không thấy được.

(4) Trung ấn thân: Theo ngôn ngữ Phật giáo, dân gian và ngoại đạo gọi là linh hồn hoặc là vong hồn.

(5) Hoa bào: chỉ những người mang mê tín dị đoan vào Ngôi nhà Như Lai; không biết gì về Pháp môn Thanh tịnh thiền, nói là biết để dụ lừa người, lấy vật chất lợi dưỡng nuôi thân, khi chết thành thực vật.
 
Tài liệu tham khảo:


-  Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng thiền tông – Soạn giả Nguyễn Nhân – (Nxb.TG ấn hành năm 2017)

-  Mỗi ngày trầm tư về sinh tử - Sogyal  Rinpoche – Nxb.TG năm 2006)
 

Về Menu

khi con người chết khối nghiệp họ tạo ra sẽ đi đâu? khi con nguoi chet khoi nghiep ho tao ra se di dau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

that sanh y niem tung hoanh trong me lo cua tam co vô thường Chữ c½u chua linh phong bắc Sách Đã Chiều cuối năm Hoài niệm Mẹ Củ hành và những công dụng tuyệt vời CÃƒÆ 1954 thí tÃ Æ la tổng Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt Vấn vương hương nhài trắng vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao cua ß ta bà Những bài thuốc cho người mỡ máu Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn Nam Chi Phật Thầy Д ГІ can hieu dung ve chu tu trong phat giao Mỡ bảo hanh phuc Ä á ng cửa ß suối u buon va co don se chang con Bệnh nấc cụt Hiccup lan Thói 5 tan o thai lan Phát co me niệm Chua vÃÆ Trà Huy Cách chữa bệnh đơn giản từ bí đỏ dao phat doi voi doi song con nguoi chùa yên tử song tìm