Cái
Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành

Cái “khoảng cách” từ lý thuyết tới thực hành, đối với người này thì rất gần, nhưng đối với người khác thì rất xa. Do đó tuổi tác lâu mau không phải là quyết định nhanh chậm của con đường tu hành. Mà cái chính là chúng ta có biết áp dụng lý thuyết vào thực hành cho đúng hay không mà thôi.
Đối với khoa học, thì người ta dùng thí nghiệm và thực nghiệm, để chứng minh cho lý thuyết của mình là đúng. Còn về việc tu tập rèn luyện để có tư tưởng, thì người ta phải cần có kinh nghiệm và trãi nghiệm, trong cuộc đấu tranh với cuộc đời của chính mình. Vì kinh nghiệm là bài học được rút ra từ ý thức, và nó sẽ tạo ra kỷ năng tay nghề chuẩn xác cho chúng ta trong lao động. Còn trãi nghiệm là những thắng lợi về tinh thần, thông qua những đau khổ đắng cay trong tình cảm, tình yêu của mình.

Chắc ai cũng biết giữa lý thuyết và thực hành, đều có một khoảng cách nhất định. Và cái “khoảng cách” đó là rất dài rất xa, vì nó là vô hình mà. Đó chính là “khoảng cách” giữa hai hàng chữ trên trang sách, mà chúng ta đọc mỗi ngày. Nếu ai đọc được những hàng chữ vô hình ghi ở chỗ đó, thì mới nhìn thấy được cái “khoảng cách” giữa lý thuyết và thực hành như thế nào.

Lý thuyết luôn luôn có một “khoảng cách” với thực hành, dài ngắn khác nhau, là tùy vào nhận thức của mỗi người, chứ không phải lý thuyết là khác với thực hành. Vì nếu bạn thấy nó giống với thực hành là sai, mà bạn lại thấy nó khác với thực hành, thì cũng là sai luôn.

Tuy nhiên nếu không có lý thuyết định hướng trước, thì thực hành sẽ không biết sẽ đi về đâu và làm gì. Nhưng khi chúng ta thực hành y chang với lý thuyết, thì sẽ không thể thấy được cái “khoảng cách” đó. Và nếu chúng ta học và làm như thế, thì sự học tập lý thuyết, và công việc lao động thực hành của chúng ta, sẽ không có kết quả cao hoặc là sẽ thất bại thôi.

Vì phải học tập và nắm vững lý thuyết rồi mới thực hành, thì mới có kết quả tốt được. Vì giữa lý thuyết và thực hành, luôn có một “khoảng cách” để đối chiếu và so sánh, kiểm chứng lẫn nhau, thì chúng ta mới hiểu đúng và làm đúng, trong những yêu cầu thực tế của công việc.

Bởi vì trong lý thuyết chúng ta rất khó nhận ra chử “thời”. Vì cũng việc đó mà chúng ta làm trong trường hợp này thì đúng, nhưng làm trong trường hợp khác là sai. Vì chử “thời” này là rất quan trọng. Vì nó không thể ghi ra văn bản được, mà nó chính là trãi nghiệm và kinh nghiệm của mỗi cá nhân con người chúng ta, thông qua việc thực hành lao động của chính mình.

Vậy chúng ta có thể nói rằng, “khoảng cách” giữa lý thuyết và thực hành, đó chính là chữ “thời” vậy. Và chữ “thời” này chỉ có thể sinh ra ở giữa hai chữ “kinh nghiệm và trãi nghiệm” mà thôi.

Vì người có kinh nghiệm sống từng trãi trong cuộc đời, đôi khi không học hành gì cả nhưng lại thành công rất lớn. Ngược lại những học giả, những con nghiện sách vở cứ sống mãi trong các tinh cầu lạnh giá, thì làm cái gì cũng thất cơ lỡ vận hết trơn. Vậy hiểu được chữ “thời” là nắm được cơ hội thành công. Tuy nhiên muốn có được điều đó, thì chúng ta phải sống thật mạnh mẽ, và phải giỏi về lý luận cũng như thực hành lao động liên tục, miệt mài không ngừng nghỉ.

Đối với khoa học, thì người ta dùng thí nghiệm và thực nghiệm, để chứng minh cho lý thuyết của mình là đúng. Còn về việc tu tập rèn luyện để có tư tưởng, thì người ta phải cần có kinh nghiệm và trãi nghiệm, trong cuộc đấu tranh với cuộc đời của chính mình. Vì kinh nghiệm là bài học được rút ra từ ý thức, và nó sẽ tạo ra kỷ năng tay nghề chuẩn xác cho chúng ta trong lao động. Còn trãi nghiệm là những thắng lợi về tinh thần, thông qua những đau khổ đắng cay trong tình cảm, tình yêu của mình.

Và nếu bạn có lý thuyết rồi, mà thực hành và có được kinh nghiệm và trãi nghiệm tốt, thì bạn sẽ biết được lý thuyết đó đúng hay là sai liền. Vì nếu lý thuyết nào phản khoa học và trái tự nhiên, thì lý thuyết đó là sai. Vì làm việc có khoa học thì bạn mới có kinh nghiệm được, cũng như khi bạn làm điều đó, trong một tinh thần hứng thú đam mê rất tự nhiên, thì mới có kết quả cao chứ. Và điều đó chứng tỏ rằng công việc của bạn làm rất khoa học, và phù hợp với tự nhiên, vì bạn đã áp dụng đúng lý thuyết rồi.

Do đó học đi đôi với hành, là rất cần thiết cho sự thành bại của đời người. Vì chính hai điều này thông qua việc học tập và lao động đúng hướng, thì nó sẽ phát sinh trí tuệ và gầy dựng hành trình đạo đức hướng thiện cho chúng ta. Vì thật sự khi bạn đối diện với cuộc đời là vô hình mù mịt, nhưng khi bạn có tin yêu và học tập lao động miệt mài, thì cái màn đêm vô hình mù mịt kia, dần dần sẽ được khai sáng. Vì bạn phải có đạo đức trong công việc, trong nghề nghiệp, thì bạn mới có đạo đức với con người được. Vì rằng công việc bạn làm phải thõa mãn cho bạn, và cho cả đối tác nữa thì mới gọi là làm tốt được. Và chính điều đó không biết sẽ thu lợi được bao nhiêu, nhưng nó đã không làm bạn hối tiếc hay ân hận cắn rức gì là được rồi.

Và thông qua việc học tập và lao động phấn đấu của mình, mà đã tạo ra tâm thế vững chắc như một cây cao, có gốc rễ mạnh mẽ chịu đựng được tất cả song gió của cuộc đời, thì đó là bạn đã thành công và hạnh phúc rồi. Vì thành công và hạnh phúc là có ngay đây trong hiện tại này, mà bạn chỉ cần bước đến cầm lấy nó lên thôi. Vì bên trong con người chúng ta, ai cũng có một trữ lượng hạnh phúc rất lớn, nhưng chỉ có điều là chúng ta không biết đó thôi, nên chúng ta mới đau khổ quá chừng. Và vấn đề là mỗi bước đi của chúng ta đến thành công và hạnh phúc, thì phải luôn học tập và thực hành lao động miệt mài không ngơi nghỉ.

Vậy thông qua học tập lý thuyết và thực hành đúng đắn, thì nó sẽ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết đúng đắn, với các hệ giá trị đích thực trên đời này, một cách không ảo tưởng hoang đường như trong mơ. Và thông qua đó chúng ta cũng rút ra được thái độ sống hòa hợp với mọi người, với môi trường làm việc của mình trong xã hội…

Vậy thông qua lý thuyết và thực hành, sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy mình trong tha nhân, và cũng nhìn thấy thiên hạ có trong trái tim mình. Và chính điều này đã cho chúng ta thấy được cảm nhận của người khác, nên chúng ta có khả năng cảm thông với nhau hơn. Còn những kẻ chỉ biết có mình, mà chẳng hề quan tâm đến cảm giác của người khác, thì tất nhiên trong việc học và thực hành của bạn đã sai rồi.

Vì bạn được gọi là “thắng lợi” thì bao giờ bạn cũng có tư duy mở, và một tấm chân tình vị tha rộng lượng. Vì chính điều đó là dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang phát triển không ngừng, chứ không phải là sắp bế tắc. Ngược lại bạn làm gì không biết, nhưng bạn sống trong đau khổ ích kỷ quá, thì bạn đã thất bại rồi. Vì chỉ có mình mới có khả năng đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho chính mình mà thôi.

Vì sự nghiệp lớn nhất trên đời này, là cải tạo đời sống và thay đổi con người mình, để tiến đến sống trong một môi trường sống đầy đủ và hạnh phúc như ý.

Vậy cái “khoảng cách” giữa lý thuyết và thực hành là gì? Đó chính là cái “khoảng nối” giữa tâm và vật, giữa khoa học và tự nhiên. Do đó bây giờ chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu hai cái “khoảng nối” đó là như thế nào.

 Vậy cái “khoảng nối” giữa tâm và vật của chúng ta có gì?

Đó chính là sự nhận thức sai lệch của tâm, đối với sự vật về thật tánh của nó. Vì nếu bạn chỉ quan sát sự vật bên ngoài thôi, thì bạn sẽ thấy nó rất đơn giản như một vật đứng yên, vô tri vô giác được gọi là vật chất, và có tính đơn chất thôi. Nhưng khi chúng ta nhìn sâu vào thực thể của nó, thì chúng ta sẽ thấy nó được tạo ra bởi rất nhiều chất khác nhau. Và đó chính là con đường khám phá vật chất của khoa học. Và vì nó do nhiều chất kết hợp lại mà thành, nên nó sẽ không đứng yên như chúng ta vẫn tưởng, theo quan sát hàng ngày của chúng ta đâu.

Do đó cái “khoảng nối” giữa tâm và vật chính là thật tánh của các pháp.

Và khi chúng ta học lý thuyết thì sao. Vì lý thuyết là như thế, nhưng khi chúng ta áp dụng thì nó sẽ tùy thuộc vào từng cấp độ, nhận thức cao thấp khác nhau của mỗi người, nhận thức về nó như thế nào. Do đó khi cùng học một trường, và ra trường làm cùng một công việc như nhau, nhưng thành quả đạt được của mỗi người là luôn khác nhau.

Vì nếu như ai nắm được cái căn bản yếu tính cốt lõi của lý thuyết, thì sẽ biết vận dụng lý thuyết đó một cách linh hoạt và chính xác hơn. Vì đơn giản lý thuyết chỉ là phương tiện để cải tạo đời sống mà thôi. Thì nó chính là phương tiện lớn nhất, để tạo ra rất nhiều phương tiện mới khác nữa, để ứng dụng vào việc khai thác vật chất có lợi cho ta. Còn nếu bạn chỉ hiểu một cách hình thức, thông qua các khái niệm chỉ dẫn của lý thuyết thôi, thì bạn sẽ không biết cách biến hóa, để áp dụng trong cuộc chiến đấu của mình, và do đó chắc chắn thành công của bạn cũng sẽ rất hạn chế vậy.

Còn “khoảng cách” giữa khoa học và tự nhiên là gì?

Đó chính là cái “khoảng nối” giữa các pháp hữu vi và vô vi. Vì khoa học là để khám phá cái thế giới hữu vi, còn tự nhiên thì được điều khiển bằng đạo lớn vô vi. Do đó khoa học là sự nghiên cứu khám phá vật chất, có tính chính xác tuyệt đối, theo tư duy logich hợp lý đi tới phía trước, theo đường thẳng một chiều mãi. Và nó chỉ giải quyết được một mặt của cuộc sống con người thôi. Còn tự nhiên thì vận hành qua lại như con lắc đồng hồ, nên nó có tính tương đối. Và đó là sự vận hành đi tới, rồi lại đi lui, và đi lui rồi lại đi tới. Có nghĩa là nó đi tới thuận chiều bên này và đi lui ngược chiều bên kia, nên nó luôn có trạng thái cân bằng, trong hai mặt của nó nếu gộp chung lại làm một. Và sự vận động đó, thì được biểu thị bằng một đường tròn gọi là minh triết, gồm cả vô vi và hữu vi luôn.

Vậy minh triết vốn đã có chứa cả khoa học trong đó rồi. Còn khoa học thì vẫn còn thiếu một chiều nữa, mà nó không thể dùng thực nghiệm, thí nghiệm để chứng minh được. Đó chính là chiều không gian tâm linh, tâm thức của con người mang tính nhân bản. Do đó nếu khoa học mà cứ đi tới mãi, là một sai lầm lớn luôn. Vì khoa học có thể sinh ra những phát minh lớn, mà nó không phù hợp với tính nhân bản của con người, thì nên dừng lại đi. Vì thực chất con người dùng khoa học như là một phương tiện để phục vụ cho mình, chứ không phải là để hãm hại chính mình.

Do đó khoa học là để phục vụ đời sống con người, còn tính nhân bản là để hướng đời sống đó, đi tới chỗ sinh tồn cho con người có ý nghĩa cao nhất. Cho nên “khoảng cách” giữa khoa học và tự nhiên, chính là tính nhân bản vậy.

Vì thế trên bề mặt văn bản lý thuyết thì sẽ có giới hạn. Và nhân bản chính là cái hướng mở rộng ra của nó là vô hạn. Cho nên bất cứ lý thuyết gì, đều phải có cơ sở khoa học và hướng đến tính nhân bản, thì mới có giá trị đích thực. Và khi chúng ta thực hành theo lý thuyết đó, thì mới phù hợp với khoa học và tự nhiên. Và đó chính là sự tồn tại của con người, đã được bảo vệ bằng cái thiện. Vì thế tính nhân bản là có nội hàm rất sâu xa, mà chúng ta muốn diễn tả nó bằng ngôn ngữ thì cũng không hết được. Và nếu ai nắm được cái lý thuyết có tính khoa học và nhân bản này, thì người đó sẽ có tự do trong thực hành một cách chính xác, linh hoạt và tốt đẹp nhất.

Do đó như đã nói ở trên, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành gồm có ba thứ. Thứ nhất là chữ “thời”, thứ hai là thật tánh của các pháp, thứ ba là tính nhân bản.

Vậy biết thật tánh của các pháp, là biết rõ đối tượng là như thế nào. Có nghĩa là chúng ta đã biết rõ lý thuyết đó có cơ sở khoa học là như thế nào rồi. Còn cái biết về nhân bản, là mình phải biết rõ về mình nữa. Và khi chúng ta biết rõ về lý thuyết rồi, cũng như chúng ta biết mình cần gì ở cái lý thuyết đó. Thì chúng ta sẽ biết cách thu nhận nó, chính xác với như cầu của chúng ta hơn. Sau đó chúng ta thực hành nó thì áp dụng chử “thời” vào nữa là xong. Và đó chính là khi chúng ta đã “biết mình biết ta” rồi, thì áp dụng nó đúng thời điểm của thực tế, thì coi như là thành công thôi.

Ví dụ như bây giờ chúng ta đi nghe quý thầy giảng pháp, nghe nói tới cái thiện cái ác, ăn chay làm lành, tụng kinh niệm Phật, rồi kinh này kinh kia đủ các pháp hết. Và chúng ta nghe như vậy, thì đa số chúng ta đều nghĩ đó chính là Phật pháp rồi. Nhưng đối với trình độ của những người xuất gia, dấn thân cầu pháp giải thoát của Phật, thì phải biết rõ pháp mà mình đang nghe đó là pháp gì? Và nó có thể đưa mình đi theo con đường giải thoát được hay không?

Vì Phật pháp mới nghe qua nào là trí tuệ, từ bi hỷ xả, nhân quả nghiệp báo, này kia thì thấy cũng suông rồi, và đó chỉ là lý thuyết thôi. Nhưng chúng ta phải biết rằng: Trong Phật pháp cũng có pháp tục đế và pháp chân đế, thuộc lý tưởng và chân lý. Và người nào muốn tu hành giải thoát thật sự, thì phải hướng vào con đường tu chứng theo pháp chân đế, thì mới được.

Vì tận cùng của pháp tục đế, là tu phước đức hữu vi tới cỏi trời là hết. Còn tận cùng của pháp chân đế, là tu tới cỏi Phật giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Do đó chúng ta nghe pháp tục đế, và phải ráng thấu hiểu nó và bỏ đi, rồi sau đó chúng ta nghe pháp chân đế, thì mới áp dụng tu chứng được. Vì pháp tục đế chẳng qua chỉ là chỉ để an ủi, theo kiểu dùng tha lực để đối phó tình huống thôi. Còn pháp chân đế thì nếu bạn không chứng thiền, thì sẽ không hiểu được, vì nó là pháp tự lực mà. Vì thế cho nên pháp chân đế là rời khỏi lý thuyết rồi, nên nó tự do bay cao trên trời, không cần xác định phương hướng gì hết á.

Vì khi chúng ta thiện mà biết mình thiện, thì đó là bất thiện rồi. Do đó khi mình làm việc thiện, với cái tâm vô ngã không biết mình làm thiện gì hết, thì đó mới chính là cái thiện chân đế “vô sở trụ”. Và cái thiện đó là giải thoát, vì tâm chúng ta rỗng rang nhẹ nhàng quá mà. Vì cái thiện đó là không có phan duyên tác ý, mà nó tự nhiên như mây bay trên bầu trời vậy. Cái đó chính là cái thiện tĩnh lặng bên trong chân tâm niết bàn. Là cái gốc của thiện ác tục đế thế gian. Và cái thiện này là vô tác, vô ngã nên không nói ra được đâu.

Còn cái thiện mà chúng ta phân biệt được bằng ý thức, hay được ghi trong sách, hay nghe các thầy giảng, thì đó là cái thiện tục đế.  Cái thiện này chỉ ngang với đạo đức học của ông Khổng Tử thôi. Đó là các pháp hữu vi của đời sống, vì ông Khổng Tử này chẳng biết tý gì tới pháp vô vi hết á. Và đó cũng chính là “pháp nạn” của Phật Giáo Trung Quốc. Vì chúng ta tu theo Phật, nhưng lại tu nhầm vô pháp của ông Khổng Tử, thì hỏi làm sao giải thoát thành Phật được đây trời. Do đó Phật Giáo Việt Nam ta, thì có gốc từ Phật Giáo Tổ Sư của Trung Quốc, nên cũng chẳng khá gì hơn đâu. Và pháp Phật kiểu đó là cách tu “thập thiện” để có phước đức hữu vi, giàu sang may mắn trong hiện đời này thôi. Nhưng phước đức hữu vi đó cũng là cái nhân của đau khổ, và sinh tử luân hồi về sau. Cho nên mấy cái gọi là tu “thập thiện” đó, nếu đem so với cái thiện chân đế thì nó là bất thiền rồi. Vì nó là cái thiện để đối nhân xử thế bên ngoài đời sống con người mà thôi.

Tuy nhiên cái thiện tục đế, nó sẽ giúp chúng ta hướng thiện thì cũng tốt rồi. Và từ tích môn bên ngoài, chúng ta hướng thiện từ từ đi vào bản môn bên trong, rồi sẽ gặp cái thiện chân đế giải thoát kia thôi. Do đó tu phước đức tới cỏi trời thì vẫn chưa chạm tới chánh pháp đâu. Vì thế cũng là đi tu và khi chúng ta nghe pháp ào ào như vậy, nhưng khi chúng ta thực hành thì ứng dụng nó không được. Và cứ thế là chúng ta tu hoài tu mãi vẫn nằm ỳ một chỗ luôn.

Vậy phải tu làm sao để biết được cái “khoảng cách” từ lý thuyết tới thực hành trước cái đả. Và chúng ta phải biết rõ trình độ của mình đang ở đâu, và biết pháp kia là pháp cở nào thì mới được. Sau đó nếu thấy hướng đi phù hợp với mình rồi, thì cứ thế thông thả mà đi lên thôi.

Hà Hùng - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao Thừa Ngôi nhà bên sông mặc sự chết luôn là lẽ đương nhiên Giòn cổ binh an cocaine phá hủy tim dieu lien ly thu linh chuyen ngu Món ngon từ nấm Ca cao tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận cháo ngưng Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày chua khai tuong chùa kim dung Chay Giấc ngủ quan trọng thế nào Cơm tấm chay 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây tìm le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre mạt Cười phÃƒÆ hành trình gieo chữ của thầy giáo tật Nhớ món sắn xào chay Về một bức thủ bút chữ Nôm của de Nét cổ Thăng Long ném dao thành Lễ tưởng niệm nhập bảo tháp vÛi cac vi dong tu chuc cac vi nam moi an lac Phát hiện giải pháp mới trị mất ngủ 8 công dụng tốt cho sức khỏe của Thiền sống trong tỉnh thức Một cái nhìn thật ảo từng Sạc Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu đường phÃp Đậu hũ cay sốt nấm nguyen cho nguoi khac hanh phuc vãµ Bảo Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ