Cho đến bây giờ, nhắc đến mùa Phật Đản 2508 1964 rất ít ai còn nhớ cảnh sắc huy hoàng và quy mô ngày ấy, nhất là lứa
Ký ức một mùa Phật Đản

Cho đến bây giờ, nhắc đến mùa Phật Đản 2508 (1964) rất ít ai còn nhớ cảnh sắc huy hoàng và quy mô ngày ấy, nhất là lứa “U 50”được xem là ‘nhỏ tuổi” nhất tính từ thời điểm ấy.
Đặc biệt là hình ảnh lễ đài  tại bến Bạch Đằng ,bên bờ sông Sài gòn. Trong rất nhiều cố gắng tìm kiếm  từ các nguồn thông tin, hiện chỉ có ba tấm hình trong ngày lễ ấy và hai tấm hình  đoàn thiếu nữ Gia Đình Phật Tử đứng phía phải đường Nguyễn Huệ, hướng nhìn từ lễ đài, còn đang tồn tại trên mạng.
 
GDPT Hình nghành nữ tại lễ Phật Đản 1964 (Góc phải Nguyễn Huệ nhìn từ phía Lễ Đài)   GDPT Hình nghành nữ tại lễ Phật Đản 1964(góc phải Nguyễn Huệ nhìn từ phía Lễ đài)
Riêng hình lễ đài thì hầu như hầu như rất ít, ngoại trừ tấm hình màu  này được sưu tầm từ tài liệu của báo ảnh “Thế Giới Tự Do” mà tôi may mắn tìm được từ cuối năm 2011 vừa qua. 
 
Lễ Đài Phật Đản 1964 tại Bến Bạch Đằng Sài Gòn
Vì vậy, tiện thể  nay tôi xin công bố tấm ảnh đen trắng cùng chủ đề ấy trong tư liệu gia đình còn lưu giữ, dù đã xuống cấp trầm trọng, không còn rõ  lắm nhưng hy vọng từ nay nó sẽ hiện diện trên mạng  để các thế hệ sau được tường tận vì nó lưu giữ rất nhiều kỷ niệm của tôi và gia đình, rất muốn đượic chia sẻ cùng  người đọc.
 
Lễ Đài Phật Đản 1964 tại Bến Bạch Đằng Sài gòn (ảnh đen trắng-Tư liệu gia đình DKT)
Đây là tấm hình phụ thân người viết chụp từ chiếc máy mượn của người thân, trong buổi chạng vạng tối, lất phất  mưa nhẹ ngày mùng 10 tháng 4 âm lịch. Tức trước 4 ngày buổi lễ chính thức sẽ diễn ra nơi đây. Đính kèm bên đây là vài hình ảnh  của buổi lễ ấy được sưu tầm trên mạng như vừa nói trên.

Như chúng ta từng biết, lễ đài được khởi công từ hơn một tháng trước , do  ngành công binh chế độ Sài gòn thực hiện, hoàn thành đúng ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Công trình rất kỳ công và bề thế. Lúc đó  nghe những vị lớn tuổi nói rằng  làm như vậy cũng phải thôi. Người dễ cảm thì cho rằng để  xoa nhẹ vết đau mà Phật giáo Việt nam (PGVN) đã vừa trải qua khốc liệt một năm trước đó!

 
Lễ Phật Đản 1964 (Góc Bạch Đằng trước lễ đài)   Lễ Phật Đản 1964 (góc Hàm Nghi-Hải Quan)   Lễ Phật Đản 1964 (góc Nguyễn Huệ)
Vị trí lễ đài xoay lưng với sông Sàigòn, ngay  bến Cầu Kiệu. Mặt hướng thẳng về tòa đô chính (nay là Ủy ban nhân dân Tp.HCM) với con đường Nguyễn Huệ rộng thoáng. Phía trái trước mặt là con đường Hàm nghi và phía phải là đường Tự do (nay là Đòng Khởi). Con đường cắt ngang mặt lễ đài  dành cho diễu hành các phái đoàn Phật giáo và xe hoa là  Bạch Đằng (nay là Tôn Đức Thắng) được kết nối từ phía Cầu Quay (Cột Cờ Thủ Ngữ-nay là cấu Khánh Hội) trải dài cho đến  bùng binh  Trần Hưng Đạo ngày nay mà trước đó một năm là tượng hai Bà Trưng (nhưng người dân cho đó là tượng hai mẹ con bà Ngô Đình Nhu).

Như vậy  từ trên nhìn xuống đó sẽ là  sơ đồ toàn cảnh  lễ đài được kết nối với những cung đường chung quanh, tạo thành hình rẻ quạt rất chuẩn.

Đối diện bên kia sông Sài gòn là Cây Bàng (Thủ Thiêm) quê tôi. Nơi sinh ra và lớn lên, tuổi thơ tôi cũng kịp trải qua một mùa Phật đản kinh hoàng, bàn thờ Phật  gia đình phải đem giấu vào buồng ngủ, ai có hòi thì không dám xưng là  Đạo Phật. Hằng ngày từ bên này sông vọng qua tiếng đạn xéo, tiếng người  la hét thất thanh và những tiếng gầm rú của xích sắt xe tăng đàn áp các cuộc biểu tình của những người con Phật hiền lành.

Cho đến một buổi sáng sớm, khi được thân phụ dẫn theo đi uống cà phê, nghe người lớn nhỏ to với nhau “Ông Diệm bị đảo chánh”. Từ đó về sau tôi lại được bà  và mẹ dẫn đi chùa thường xuyên trở lại và mỗi chiều  hiên ngang ra bàn ông thiên đốt nhang, hình ảnh đức Phật  được trang trọng ngự trị lại giữa nhà.

Sau tết, trưa hè rũ nhau tắm sông, nhìn qua bên kia sông thấy người ta đang dựng một trụ sắt to cao, không ai biết đó là lễ đài Phật Đản, anh em chúng tôi kháo nhau đủ thứ hình tượng (sau này mới biết đó là lấy cảm hứng từ trụ đá của A Dục Vương).

Khi lễ đài hoàn chỉnh, đèn đuốc được thắp sáng cả một khúc sông , sáng luôn  tới bên kia sông quê tôi . Lúc ấy Thủ Thiêm chưa có điện và nước ống. Thì anh em chúng tôi  nài nỉ xin ba mẹ cho được qua  xem. Sau hai ngày  lấy điểm cao bài học về làm điều kiện để được đi, thân phụ tôi cũng vừa đi làm về bảo chúng tôi tắm rửa sạch sẻ để ông dẫn qua bến Bạch Đằng xem. Mừng lắm!

Từ nhà đi bộ lên bến đò Cây Bàng  không xa, bước lên đò bên kia là nhà hàng Mỹ Cảnh, bước thêm chừng mươi bưới là đã đến lễ đài . Tôi choáng ngợp với  cảnh sắc huy hoàng chưa từng thấy . Chỉ vài ngày nữa thôi khu vực này sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt. Tôi đâu ngờ rằng với tôi chỉ chừng ấy thôi đã là diễm phúc  dài lâu mà có lẽ đến bây giờ nhiều người rất mong muốn trong đời mình sẽ có một lần như vậy.

Khi về lại nhà, anh em chúng tôi chạy khoe khắp xóm, kéo nhau ra bờ sông tay chỉ về bên kia, nơi có lễ đài đang rực sáng  một vùng sông  nước rằng  mình đã được tới gần, rằng tượng Phật sơ sinh bự lắm (cao 8 mét nặng ba tấn)!

Rồi tối 14 tháng tư âm lịch, người dân Cây Bàng Thủ Thiêm chúng tôi lại được cái diễm phúc nhìn  no con mắt  những ánh sáng hoa đăng  lung linh khắp mặt sông trong những  chiếc đèn búp sen bằng nhựa đủ màu rất đẹp, chứng tỏ nó đã được chuẩn bị từ lâu. Nhìn sang bên kia sông từng chiếc xe hoa chạy qua có âm thanh nhạc đạo bi hùng như chưa từng có một mùa pháp nạn đau thương.

Sáng sớm hôm sau ,những búp sen  này trôi dạt, tấp vào bờ sông, trải dài từ chợ Cây Bàng xuống cho tới cầu 13, chen lẫn với từng khóm lục bình cũng đang trổ bông tím, tạo nên  cảnh sắc  rất đặc biệt.

Bà và Ba Má tôi cho đó là chư thiên tung hoa đón mừng đức Phật đản sinh. Những chiếc đèn hoa sen bằng nhựa này anh chúng tôi lượm và cất giữ rất nhiều năm sau, và dùng nó trang trí cho các huyền môn (bây giờ gọi là cổng chào) và lễ đài Phật đản xóm ấp của tôi.

Sáng hôm sau cả khung trời Sàigòn và ngay khu vực lễ đài là những âm thanh, màu sắc tưng bừng. Vang vọng qua bến sông này, nơi tôi đang đứng  thèm thuồng nhìn về bên ấy với đủ thứ tưởng tượng trong đầu. Trên bầu trời thì  nhiều chiếc máy bay uốn lượn tung làn khói  ngũ sắc hòa lẫn với một rừng bong bóng đang tung tăng chen nhau vươn thẳng trời cao.

Như vậy, trên trời, dưới đất, và cả mặt sông, toàn là âm thanh và màu sắc, thử hỏi có còn mơ ước nào hơn với người con Phật mỗi năm hân hoan chào đón ngày đức Thế Tôn Đản sinh!

Thật không có  khung cảnh nào hơn thế  mà tôi từng chứng kiến. Xứng đáng với tầm vóc và tuyên ngôn : Một tôn giáo lớn luôn song hành cùng dân tộc suốt hai ngàn năm !

Lớn lên, mang trong mình trái tim  thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào  nhưng cũng nhiều hoài vọng này làm hành trang cất bước.

Giờ đây, tuồi đời ngày một chồng chất mà niềm tự hào, hoài vọng ấy vẫn còn nguyên như thưở tinh khôi. Mong rằng những thế hệ người con Phật  ngày sau sẽ thêm một lần chứng kiến ngày lễ Phật Đản như vậy , như thuở thiếu thời của tôi, thời của nhiều khuyết duyên nhưng cũng lắm tự hào.

 
Trích hồi ký: Nửa Thế kỷ độc hành

Về Menu

ký ức một mùa phật đản ky uc mot mua phat dan tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ký sự Trông người lại ngẫm đến ta chua minh khanh huong dai Xuân trong ta tâm nguyện thiết tha voi Vận động viên cử tạ ăn chay tại phật đạo đường giải thoát Cảm trên nền nhạc Contemplation phat giao Ä Æ Gi廙 Sắc trắng mùa Xuân chùm nhá Tung thiền hòa thuongj thích tâm hoàn 1924 êm quang nam truong lao ht thich chon phat vien tich 1981 phà p Hu Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương mà Špháp những lợi ích của việc tin và sống ï¾ å ho tách Cây mù u Để yêu thương mang lại hạnh phúc lơ i Mùa hoa hiếu hoc ô Cỏ Ý Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh Tiểu dương Lòng tu æ tức chí Co xau chương hạnh đức 5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình cao hoà dao phat la dao cua con nguoi Pháp Cần