Năm 2006, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã tái hiện lại “Con đường Huyền Trang”. Phái đoàn gồm tám người, xuất phát từ Tháp Nhĩ Tự - bên thành cổ Cô Châu, huyện Tây An, tỉnh Cam Túc, dọc theo con đường mà Đại sư Huyền Trang đã đi qua hơn 1.300 năm trước; đoàn đi mất bốn ngày đêm, hơn 100km. Nhà văn Châu Quốc Bình, dù mang tâm tư “dạo cảnh” vẫn không có được sự thảnh thơi, ông nói: “Hiểu được Huyền Trang càng sâu càng cảm thấy ngài là một nhân vât vĩ đại, vậy mà con người đó lại bị chúng ta hầu như lãng quên”. Ông còn viết trên trang blog của mình: “Quên đi Huyền Trang quả thật là một điều vô liếm! ".

Lạc Dương Thánh Cảnh quê hương ngài Huyền Trang

Năm 2006, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã tái hiện lại “Con đường Huyền Trang”. Phái đoàn gồm tám người, xuất phát từ Tháp Nhĩ Tự - bên thành cổ Cô Châu, huyện Tây An, tỉnh Cam Túc, dọc theo con đường mà Đại sư Huyền Trang đã đi qua hơn 1.300 năm trước; đoàn đi mất bốn ngày đêm, hơn 100km. Nhà văn Châu Quốc Bình, dù mang tâm tư “dạo cảnh” vẫn không có được sự thảnh thơi, ông nói: “Hiểu được Huyền Trang càng sâu càng cảm thấy ngài là một nhân vât vĩ đại, vậy mà con người đó lại bị chúng ta hầu như lãng quên”. Ông còn viết trên trang blog của mình: “Quên đi Huyền Trang quả thật là một điều vô liếm! ".

Thật ra, nhân vật Huyền Trang đã trở thành hình tượng văn học kể từ khi tác phẩm “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân ra đời, và nhất là khi tác phẩm này được chuyển thành phim. Ở đó, khán thính giả đã nhìn thấy được một Đường Tăng bạch diện thư sinh, tướng hảo quang minh nhưng nhẹ dạ cả tin, đụng đến là niệm chú, thấy yêu ma quỷ quái liền dựa vào Bạch Long Mã - dù thế nào đi nữa cũng không thể từ Tây Vực đến Thiên Trúc thỉnh chân kinh. Đường Tăng đó - bên hào quang của một chú khỉ họ Tôn, nhu nhược mà thành Phật. Một “Đường Tam Tạng” đã để cho ba đồ đệ phải gánh vác trùng trùng khổ nạn để rồi sau đó một mình y lụa uy hoàng trở về cố hương, là một người chẳng có thất tình lục dục, như một Lão Gia “ba phải nhu nhược” không hơn không kém. Trong khi đó, một Huyền Trang lịch sử không hề có quyền lực hoặc dựa vào các thế lực hơn người, ngài chỉ dựa vào chính năng lực của chính mình để hoàn thành tâm nguyện cao ngất.

huyentrang-3.gif

Tượng ngài Huyền Trang

Vào thời Tùy Văn Đế Khai Hoàng năm thứ 20 (năm 600), Huyền Trang (thế danh Trần Vĩ) xuất thân tại Trần Thôn, Cốc Phượng Hoàng, làng Du Tiên, thị trấn Câu Thị - Lạc Châu, nay là thôn Trần Hà, thị trấn Câu Thị, thành phố Yểm Sư, tỉnh Hà Nam, trong một gia đình danh gia vọng tộc. Cao, tằng của ngài Huyền Trang đều làm đến Thái thú của Bắc Ngụy, tổ phụ làm đến chức Lễ bộ Đại lang của Bắc Tề, phụ thân Trần Huệ nổi tiếng là người học thức uyên bác, từng nhậm chức huyện lịnh của Trần Lưu và Giang Lăng.
Về nguyên quán của ngài Huyền Trang, sử liệu ghi lại không nhất quán. Đệ tử của ngài chỉ ghi trong Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyền: “Trần Lưu nhân dã... hựu Câu Thị nhân dã” (người xứ Trần Lưu... sau là người làng Câu Thị vậy); Đại Đường Cố Tam Tạng Pháp Sư Hành Trạng ghi: “Bản cư Dĩnh Xuyên, hậu tỉ Hà Nam” (Vốn ở Dĩnh Xuyên, sau dời đến Hà Nam). Giới học thuật nghiên cứu công nhận nguyên quán của ngài vốn ở Dĩnh Xuyên, nay chính là Dương Trác (Dương Địch) Vũ Huyện, từ Tổ phụ Trần Khang mới chuyển đến trấn Câu Thị. Trần Lưu nay là thị trấn của thành phố Khai Phong - Hà Nam.

Tại khu thánh cảnh đầu thôn Trần Hà có lập một bia đá cao to, viết bốn chữ lớn “Huyền Trang Cố Lý” (Quê Hương Huyền Trang) do nhà Ấn Độ học, Phó Hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh Lý Tiễn Lâm đề tự.
“Huyền Trang Cố Cư” (Ngôi nhà cũ Huyền Trang) tọa lạc giữa thôn, mặt hướng Nam, tiền viện hậu viện theo địa thế từ thấp đến cao. Cửa lớn của thôn được kiến lập theo phong cách đời Tùy Đường, ngói xanh, tường trắng, trụ đỏ, cửa son. Tiền viện có gian nhà phía Đông, gian nhà phía Tây và khách đường. Gian nhà phía Đông là phòng nghỉ của anh và chị dâu Huyền Trang, có tạc tượng của hai người. Gian nhà phía Tây la phòng trưng bày công trạng của Huyền Trang, có các kinh Phật mà Đại sư đã dịch, trong đó có tác phẩm “Đại Đường Tây Vực ký” được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Khách đường được xây bằng gạch đá trên đài cao, năm gian măt tiền, ba gian sâu vào trong, trên đỉnh có một gian, vốn là nơi tiếp đãi khách. Hậu viện hậu đường là cư thất đầu tiên của nội tổ Huyền Trang. Gian nhà phía Tây là cư thất của mẫu thân, là nơi chứng kiến Pháp sư cất tiếng khóc chào đời.

“Huyền Trang Kỷ Niệm Đường” đang được kiến tạo, tạc tượng Huyền Trang dịch kinh, từ dung thâm trầm nhuệ trí. Hai bên là tượng của các đệ tử, như: Ngạn Tông Vi, một trong những tác giả của “Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyền”; ngài Đạo Chiêu, đệ tử duy nhất truyền Duy Thức tông tại Nhật Bản, sau khi chết di chúc hỏa táng, là vị khởi đầu cho việc hỏa táng tại Nhật; ngài Viên Trắc là vị đệ tử người Triều Tiên…
Lúc Huyền Trang 5 tuổi, mẫu thân Tống Thị qua đời nên đối với ngày tháng năm sinh của ngài cũng có nhiều thuyết khác nhau. Ở đây, theo thuyết Huyền Trang đản sinh năm 600, đến tháng Tư năm nay, đã kỷ niệm được 1.408 năm; giới học thuật nghiên cứu đã xác định ngày mùng 3 tháng 9 mỗi năm là lễ tưởng niệm ngày sinh Pháp sư, bởi hậu duệ họ Trần tại thôn Trần Hà từ trước đến giờ luôn lấy ngày này tổ chức hoạt động tưởng niệm Pháp sư. Lúc 6 tuổi, phụ thân Trần Huệ vì chính trị cuối triều Tùy bại hoại nên từ quan về nhà, sống cuộc đời ẩn cư, lấy việc dạy các con học hành làm vui.

huyentrang-2.gif

Tấm bia xác định quê hương ngài Huyền Trang

Trần Huệ có bốn trai, một gái. Huyền Trang (Huyền Tráng) thế danh Trần Vĩ. Anh thứ hai Trần Tố xuất gia lam Tăng sĩ, pháp danh Trường Tiệp. Hơn 10 tuổi, phụ thân qua đời, pháp sư Trường Tiệp dẫn Trần Vĩ đến chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương, bắt đầu học kinh điển nhà Phật.
Tùy Dạng Đế Đại Nghiệp năm thứ tám (năm 612), vua hạ lệnh tại Lac Dương độ Tăng, Huyền Trang do vì nhỏ tuổi nên không được tuyển nhập. Lúc đó, Tăng sĩ cần phải có độ điệp của quan viên mới có thể xuất gia. Trịnh Thiện Quả là người chủ trì cho việc này, nhìn thấy Huyền Trang cứ lảng vảng trước nha môn, nên hỏi ông là con nhà ai, có phải muốn xuất gia, xuất gia làm gì? Huyền Trang đáp: “Kế thừa nghiệp vĩ Như Lai, phát dương Phật pháp”. Trịnh Thiện Quả nghe Huyền Trang nhỏ tuổi nhưng nói lời phi phàm, phá lệ cho phép Huyền Trang xuất gia, còn nói với vị quan bên cạnh: “Tụng luật sao kinh rất dễ dàng, nhưng phong cốt của đứa bé này rất khó được, tương lai đây sẽ là nhân khí cửa Phật”.

Trần Vĩ 13 tuổi xuất gia thành Huyền Trang, học đạo tại chùa Tịnh Độ đến 19 tuổi. Sư phụ Cảnh Pháp Sư của ngài là một cao tăng có tiếng tăm.
Nước sông Lạc Thủy trong xanh đã dưỡng nên Trần Vĩ, Tịnh Độ Tự Đông Đô đã dưỡng thành Huyền Trang.
Thôn Trần Hà có Mã Giản Hà (sông suối ngựa), cũng lưu truyền truyền thuyết. Đông Hán trong hoàng cung Thái giám Thái Luân, theo hầu Hoàng thượng du ngoạn, đến bên chỗ nước chảy của sông suối ngựa nhìn thấy vỏ cây Vó bị ngâm trong nước thành trạng thái tơ, sau đo ông mới liên tưởng, đem vỏ cây, sợi bông, dây đay... chế thành bột loãng, tạo nên “Giấy Thái Hầu”. Mã Giản Hà sau này được gọi là “Tạo Chỉ Hà” (sông chế tạo giấy); bên bờ sông từ xưa đã có bia “Tạo Chỉ Hà”.
Phật Quang Tự tọa lạc ngay hậu viện của nhà cũ Huyền Trang, xây lần đầu vào đời Đường Thần Long nguyên niên (năm 705), do Đường Trung Tông Lý Hiển (tức Phật Quang Vương) hạ chỉ xây dựng nhằm kỷ niệm Pháp sư, năm 2000 được trùng tu. Phật Quang Tự vốn là tự viện của Hoàng gia, phẩm vị rất cao.

huyentrang-1.gif

Chánh điện Chùa Huyền Trang

Trên Bạch Lộc Nguyên, 3,4km về phía Nam của khu thánh cảnh này vào thời Bắc Ngụy đã kiến lập ngôi Linh Nham Tự. Chùa đến nay tọa lạc bên Quốc lộ 207. Thưở nhỏ, Huyền Trang thường đến chùa Linh Nham nghe giảng kinh, tiếp thụ sự giáo dục sơ cơ từ Phật học. Huyền Trang thỉnh kinh trở về, được tặng danh hiệu “Đại Thiện Đại Đức Chi Nhân”. Vì hoằng dương tinh thần cầu pháp trác tuyệt của người đồng hương, Linh Nham Tự đổi thành Hưng Thiện Tự. Đường Thái Tông tặng thêm 40 mẫu, còn hạ lệnh trùng tu. Vũ Chu Thánh Lịch nhị niên (năm 699), Vũ Tắc Thiên từ Đông Đô Lạc Dương đến Phong Thiền Tung Sơn, đi ngang chùa này, thưởng vàng trung tu, ban cho trăm mẫu đất. Sau đó, tác phẩm “Tây du ký” được lưu truyền mạnh mẽ, tiếng tăm Đường Tăng càng ngày càng lan rộng. Đời Minh năm Vạn Lịch, chùa được đổi tên thành Đường Tăng Tự. Nội tự còn bảo tồn hơn 100 bia cổ, ghi lại tình hình trùng tu tự viện: Vạn Lịch năm 1616, trùng tu chùa; Khang Hy năm thứ 40 (năm 1707) kiến lập Miếu thần Lửa; Đồng Trị năm thứ mười ba (năm 1874), trùng tu thượng điện (Huyền Trang điện); Quang Tự năm thứ 30 (năm 1904) tu sửa Già Lam điện (Di Lặc điện)… Năm 1996, chùa được Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Triệu Phác Sơ kiến nghị đổi thành “Huyền Trang Tự”. Đến làng quê Huyền Trang, nếu du khách muốn hỏi đường, nên hỏi là chùa Đương Tăng sẽ dễ dàng hơn khi hỏi chùa Huyền Trang.
Mặt phía nam khu thánh cảnh có “Tây Nguyên Mộ Địa” là ngôi mộ hợp táng phụ mẫu Huyền Trang, mộ chủng đường kính 5m, cao 3m.

Năm 657, Cao Tông đến Lạc Dương, sắc lệnh Huyền Trang tuy tùng, lúc đó ngài 58 tuổi mới thật về thăm quê hương, tảo mộ. Được người chị hướng dẫn, ngài mới tìm ra phần mộ trơ trọi của phụ mẫu, nên cải táng. Lúc nhỏ ra đi già mới trở về, thăm thân nhân làng quê, vật còn người mât, Đại sư phải chăng tâm tĩnh lặng như nước? Ngày cải táng, đạo tục đến hơn vạn người, có thể thấy, thanh danh của Đại sư Huyền Trang thời Đường lớn như thế nào.
Hoa Viên Trần Gia nằm về phía chánh nam, phía sau là Nam, trước mặt là Bắc, sát vào đài Phượng Hoàng, đối diện với nhà cũ Trần Gia. Trần Gia Hoa Viên sau khi được sửa sang, tinh hoa của viên lâm thống nhất với kiến trúc văn hóa Phật giáo, hình thành sự đậm đà bản sắc của văn hóa viên lâm.
Lượng Kinh Đài (Đài phơi kinh) cách phía Đông cửa cốc Phượng Hoàng 150m, nhờ bậc tam cấp của vịnh sông mà lập thành Đài phơi kinh. Tương truyền, khi Huyền Trang thỉnh kinh trở về, đến quê nhà thăm dân làng, khi qua sông, kinh quyển bị rơi xuống nước, nên ngồi trên tảng đá lớn bên sông mà phơi.

Huyền Trang Kỷ Niệm Đường lấy tác phẩm trứ danh “Đại Đường Tây Vực ký” làm đề tài, tái hiện sử liệu thật sự về việc Huyền Trang đến Ấn Độ thỉnh kinh, chiếm diện tích 150 mẫu, đầu tư 1.500 vạn nhân dân tệ. Bên trong được thiết trí các di tích vào thời điểm quan trọng của Đại sư: “Phượng Minh Trần Hà” (vị tài đức thôn Trần Hà), “Tịnh Độ Tự Thế Độ” (chùa Tịnh Độ xuất gia), “Tây Xuât Ngọc Môn” (qua Ải Ngọc Môn), “Cao Xương Kết Minh” (kết nghĩa Cao Xương), “Sa Mạc Khốc Độ” (Vượt qua sa mạc), “Mật Lâm Ngộ Hiểm” (rừng rậm gặp hiểm), “Thiên Băng Đại Liệt” (trời long đất lở), “Dân Tộc Afghanistan”, “Nepal Vương Cung”, “Nalanda Tự”, “Ấn Độ Phong Quang”, “Thanh Chấn Ngũ Ấn” (thanh danh chấn động Ấn Độ), “Đường Vương Tiếp Kiến” (tiếp kiến Đường Thái Tông), “Nhạn Tháp Dịch Kinh” (dịch kinh tại Đại Nhạn Tháp), “Ngũ Bách La Hán Đường” (năm trăm vị La hán)... Du khách tuy ở bên trong nhưng lãnh hội được kỳ cảnh, cổ thành hùng vĩ, các trang trại sa mạc phía Bắc (TQ), cho đến các danh sơn, đại giang của Trung Á, Nam Á..., cung đình điện đường, sơn lâm nguyên thủy, phong tình nước Phật. 

Tử Tâm (tổng hợp)


Về Menu

Lạc Dương Thánh Cảnh quê hương ngài Huyền Trang

Pháp Phật Pháp Phật lể Món chay mùa Phật Đản Ăn chay cũng bệnh mối liên hệ giữa thầy và trò trong Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn tuyệt Để lòng nhẹ nhàng bình an Chùa Pháp Hoa Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Có chỉ số BMI bình thường chưa chắc Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế moi lien he giua an chay va suc khoe cua chí Thiền thieu lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích Phật giáo làm sống động tinh thần quán thế âm ban co tin tuong tai sinh khong V廕 Con tinh hai mat cua ai duc Phà nghèo thien su nguoi my phillip kapleau thich nguyen 波羅蜜心經全文 Nuôi con giúp kéo dài tuổi thọ của 首座 thời pháp thuyết giảng cho một cụ già giàu tuc Thai thiên Món chay thanh tịnh 6 loại thực phẩm có thể gây chướng một 加持是什么意思 Cho buakaw con Tinh túy một mùa sen kho Vô tình thuyết pháp tin qua Tinh thần Thiền Tông トo Tinh tế trà sen Hà Nội