Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ hệ cơ quan nào trong cơ thể, nếu chúng ta không lưu tâm một cách đúng mực thì chức năng của hệ miễn dịch có thể bị ảnh hưởng không tốt.
Và để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất, hãy làm theo các lời khuyên sau:
1 - Ăn uống khoa học và hợp lý
Theo nguyên tắc, đơn giản là chỉ ăn đủ lượng thức ăn cần thiết một cách khoa học khi cảm thấy đói. Tuy vậy, để làm được điều này không phải dễ. Đôi khi chúng ta ăn khi không đói và đưa một số loại thực phẩm có hại vào cơ thể.
Tránh ăn quá nhiều để khỏi bị tăng cân và không gây hại đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu do các nhà khoa học thực hiện tại Trường Y khoa Chapel Hill, Đại học Bắc California cho thấy rằng: béo phì là nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, chỉ cần cung cấp đúng lượng calori cần thiết cho cơ thể.
Thể dục thể thao thường xuyên giúp giảm bệnh tật - Ảnh minh họa
Điều quan trọng nữa là chọn các thực phẩm tốt cho miễn dịch của cơ thể như: các thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ nhà cam chanh, bông cải), vitamin E (các loại đậu, ngũ cốc), sắt, bioflavanoids (có trong rau củ quả), các thực phẩm giàu selenium (ngũ cốc, hạt hướng dương, gạo lứt), tỏi, các thực phẩm giàu caroten (cà-rốt, khoai lang, khoai mỡ) và các thực phẩm giàu omega-3. Có thể bổ sung các loại dưỡng chất này ở dạng thuốc nhưng tốt nhất vẫn là hấp thụ qua thực phẩm.
2 - Thể dục thể thao thường xuyên
Theo các chuyên gia, thể dục thể thao thường xuyên giúp giảm bệnh tật, nhất là các bệnh thời tiết thông thường. Không cần tập luyện quá sức, chỉ cần thể dục thể thao với cường độ vừa phải và thường xuyên sẽ có lợi cho cơ thể.
3 - Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ sâu giúp kích hoạt tối đa hoạt động của hệ miễn dịch. Và tất nhiên, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc không có lợi cho hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chúng ta có thể “đổ bệnh” sau nhiều ngày liên tiếp bị mất ngủ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, trung bình người trưởng thành cần ngủ từ 7-8 tiếng một đêm dù một số ít lại có nhu cầu khoảng 5 hoặc 10 tiếng.
Và quan trọng là chất lượng giấc ngủ. Nên hạn chế các loại thức uống có caffeine, các thuốc thông mũi (decongestants), thuốc lá và cồn (từ bia rượu).
4 - Tránh tình trạng stress
Stress khá phổ biến trong sinh hoạt cũng như lao động thường nhật và đôi khi không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta chọn cách phản ứng với stress như thế nào, vì stress có thể phát triển từ dạng thức ngắn hạn sang kinh niên. Các nghiên cứu cho thấy, hormone như cortisol xuất hiện khi stress lâu dài, ngày ngày sang ngày khác, sẽ có thể làm cho chúng ta bị béo phì, gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Các hormone stress này hoặc là làm giảm, làm mất khả năng chống lại bệnh tật của bạch cầu hoặc làm cho hệ miễn dịch bị kích ứng thái quá, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tự nhiễm.
Vì thế nên tìm cách cân bằng và giảm stress vài lần mỗi tuần như tập thể dục, chơi thể thao, tập yoga, hành thiền,…
5 - Bỏ thuốc lá
Nhiều nghiên cứu được tiến hành và kết luận rằng người từng nghiện thuốc lá, sau khi cai thuốc hoàn toàn có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn hẳn so với khi còn hút thuốc lá. Hút thuốc và sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá là nguy cơ bất lợi cho nhiều vấn đề sức khỏe.
6 - Giảm bia rượu
Hấp thụ quá nhiều cồn từ bia rượu làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, có thể gây ra viêm phổi do nhiễm khuẩn, lao và các bệnh cộng đồng khác.
Trần Trọng Hiếu
(Theo The Spark People)
Ngọc Sương (Tuvien.com)